Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Ở Mỹ thuật ngữ này chủ yếu ám chỉ tiếng cười nhân tạo được kỹ sư âm thanh Charles Douglas phát minh. Trong công nghệ truyền hình thời kỳ đầu thì những chương trình sẽ không được phát sóng trực tiếp, đều sử dụng kỹ thuật làm phim một máy quay, nghĩa là mỗi cảnh quay phải được rất nhiều lần để quay từ những góc khác nhau. Dù các diễn viên và ê kíp làm phim có thể kiểm soát nhưng khán giả trực tiếp lại không cười được đúng lúc mà nếu cười thì họ cũng cười quá to hoặc quá lâu, gây ảnh hưởng đến tiến trình nội dung phim.
Ông Charles Douglas khi ấy làm ở đài Cbs đã lưu tâm về những điểm bất nhất ấy và tự mình giải quyết vấn đ. Khi câu đùa trong phim không tạo ra tiếng cười như ý muốn, ông tự thêm tiếng cười bổ sung. Còn nếu khán giả cười quá lâu, ông dần giảm tiếng và tắt tiếng từ micro. Kỹ thuật biên tập này có được tên gọi là làm ngọt, trong đó tiếng cười được thu âm sẵn dùng để bồi đắp phản ứng của khán giả trong trường quay, ngược lại kỹ thuật này cũng có thể giảm ngọt phản ứng của khán giả, thậm chí loại bỏ những tràng vỗ tay không phù hợp. Từ đó khiến tiếng cười hợp giơ hơn với mục đích kể chuyện.