Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Phúc Tài: Thứ năm 25/04/2024, 08:37 (GMT+7)

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 2014. Sau thời gian dài sử dụng cây cầu đã cũ theo thời gian và đến nay, sau khi được UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chấp thuận, nhóm họa sĩ gồm: Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển chính là họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã tân trang lại ngoại hình của cây cầu đi bộ này.

Cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 2014. Sau thời gian dài sử dụng cây cầu đã cũ theo thời gian và đến nay, sau khi được UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chấp thuận, nhóm họa sĩ gồm: Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển chính là họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã tân trang lại ngoại hình của cây cầu đi bộ này.

Với chiều dài cầu đi bộ 44,6m, các họa sĩ đã thể hiện các tác phẩm nghệ thuật, kết hợp với ánh sáng, biến cầu đi bộ giống như một đường 'hầm thủy cung'.

Với chiều dài cầu đi bộ 44,6m, các họa sĩ đã thể hiện các tác phẩm nghệ thuật, kết hợp với ánh sáng, biến cầu đi bộ giống như một đường "hầm thủy cung".

Họa sĩ Lê Đăng Ninh cho biết, từ chủ đề chính là “nước” mỗi một nghệ sĩ sẽ đưa ra một câu chuyện của riêng mình vào các tác phẩm được thể hiện trên cây cầu này. Nhóm của anh đã làm nhiều tác phẩm trên các tuyến phố như: Phùng Hưng, Phúc Tân và bây giờ tiếp tục là dự án tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật.

Họa sĩ Lê Đăng Ninh cho biết, từ chủ đề chính là “nước” mỗi một nghệ sĩ sẽ đưa ra một câu chuyện của riêng mình vào các tác phẩm được thể hiện trên cây cầu này. Nhóm của anh đã làm nhiều tác phẩm trên các tuyến phố như: Phùng Hưng, Phúc Tân và bây giờ tiếp tục là dự án tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật.

Họa sĩ Lê Đăng Ninh cũng chia sẻ, anh lấy cảm hứng từ con sông Hồng, kết hợp với họa tiết ở trên tác phẩm điêu khắc qua các thời kỳ Lý - Trần, Lê, Nguyễn. Từ họa tiết đó anh vẽ lại theo ngôn ngữ đương đại, kết hợp với ánh sáng từ đèn led. Mục đích là muốn kết nối lại giá trị xưa cũ.

Họa sĩ Lê Đăng Ninh cũng chia sẻ, anh lấy cảm hứng từ con sông Hồng, kết hợp với họa tiết ở trên tác phẩm điêu khắc qua các thời kỳ Lý - Trần, Lê, Nguyễn. Từ họa tiết đó anh vẽ lại theo ngôn ngữ đương đại, kết hợp với ánh sáng từ đèn led. Mục đích là muốn kết nối lại giá trị xưa cũ.

Mục tiêu của nhóm tác giả là muốn chia sẻ thêm câu chuyện nghệ thuật của riêng mình và mang câu chuyện đó biến đổi không gian tốt đẹp hơn hay thay đổi một góc nhỏ nào đó của bộ mặt đô thị Hà Nội.

Mục tiêu của nhóm tác giả là muốn chia sẻ thêm câu chuyện nghệ thuật của riêng mình và mang câu chuyện đó biến đổi không gian tốt đẹp hơn hay thay đổi một góc nhỏ nào đó của bộ mặt đô thị Hà Nội.

Người dân khi đi qua cây cầu đi bộ này cũng cảm thấy rất thích thú với diện mạo mới của cầu. Chị Hoàng Thị Thủy, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, là người dân sinh sống ở Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm ngày nào chị cũng đi bộ qua đây, cây cầu đi bộ được trang trí đẹp không chỉ khiến chị vui mà con gái chị bé Hoài An 2 tuổi cũng rất hào hứng mỗi khi được đi qua cây cầu này. Chị Thủy mong rằng sẽ có thêm nhiều cây cầu đi bộ khác được trang trí đẹp như cây cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật.

Người dân khi đi qua cây cầu đi bộ này cũng cảm thấy rất thích thú với diện mạo mới của cầu. Chị Hoàng Thị Thủy, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, là người dân sinh sống ở Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm ngày nào chị cũng đi bộ qua đây, cây cầu đi bộ được trang trí đẹp không chỉ khiến chị vui mà con gái chị bé Hoài An 2 tuổi cũng rất hào hứng mỗi khi được đi qua cây cầu này. Chị Thủy mong rằng sẽ có thêm nhiều cây cầu đi bộ khác được trang trí đẹp như cây cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật.

Em Nguyễn Ngọc Linh cho biết, em rất bất ngờ về sự thay đổi của cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật. Cây cầu được trang trí các tác phẩm đẹp, hay nói cách khác là cây cầu đỡ “khô khan” hơn khi toàn sắt thép. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới, Linh sẽ đưa các bạn của mình tới cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật để chụp ảnh.

Em Nguyễn Ngọc Linh cho biết, em rất bất ngờ về sự thay đổi của cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật. Cây cầu được trang trí các tác phẩm đẹp, hay nói cách khác là cây cầu đỡ “khô khan” hơn khi toàn sắt thép. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới, Linh sẽ đưa các bạn của mình tới cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật để chụp ảnh.

Diện mạo mới của cây cầu cũng khiến du khách nước ngoài rất thích thú.

Diện mạo mới của cây cầu cũng khiến du khách nước ngoài rất thích thú.

Anh Hùng ở Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bày tỏ, cây cầu được trang trí với các tác phẩm nghệ thuật khiến anh thích với việc đi bộ hơn, các họa tiết trang trí đẹp. Anh Hùng mong rằng, thời gian tới các cây cầu đi bộ khác cũng sẽ được trang trí đẹp để thu hút người đi bộ.

Anh Hùng ở Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bày tỏ, cây cầu được trang trí với các tác phẩm nghệ thuật khiến anh thích với việc đi bộ hơn, các họa tiết trang trí đẹp. Anh Hùng mong rằng, thời gian tới các cây cầu đi bộ khác cũng sẽ được trang trí đẹp để thu hút người đi bộ.

Là người chịu trách nhiệm sản xuất sinh vật biển từ chất liệu nhựa tái chế, Họa sĩ Vũ Xuân Đông cho biết, tác phẩm được hình thành có sự kết hợp giữa nhiều vật liệu như: ống hút, chai nhựa; khung sắt, màng bọc, … Trong đó, màng bọc là vật liệu được họa sĩ Vũ Xuân Đông dày công lựa chọn. Nếu trong điều kiện bình thường các chất liệu màng bọc có độ bền cao.

Là người chịu trách nhiệm sản xuất sinh vật biển từ chất liệu nhựa tái chế, Họa sĩ Vũ Xuân Đông cho biết, tác phẩm được hình thành có sự kết hợp giữa nhiều vật liệu như: ống hút, chai nhựa; khung sắt, màng bọc, … Trong đó, màng bọc là vật liệu được họa sĩ Vũ Xuân Đông dày công lựa chọn. Nếu trong điều kiện bình thường các chất liệu màng bọc có độ bền cao.

Họa sĩ Vũ Xuân Đông chia sẻ, ý tưởng làm trên cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã được họa sĩ lên từ cách đây 3 năm, nhưng đến thời điểm này mới có thể thực hiện và hoàn thành. Bên cạnh đó việc chọn chất liệu đáp ứng các tiêu chí vừa đẹp, vừa bền và phù hợp với tác phẩm rất khó.

Họa sĩ Vũ Xuân Đông chia sẻ, ý tưởng làm trên cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã được họa sĩ lên từ cách đây 3 năm, nhưng đến thời điểm này mới có thể thực hiện và hoàn thành. Bên cạnh đó việc chọn chất liệu đáp ứng các tiêu chí vừa đẹp, vừa bền và phù hợp với tác phẩm rất khó.

Mất 3 tháng để làm ra các sinh vật biển treo ở trên trần. Số lượng là 40 sinh vật như: cá heo, sứa, cá ngựa, rong, rêu,…

Mất 3 tháng để làm ra các sinh vật biển treo ở trên trần. Số lượng là 40 sinh vật như: cá heo, sứa, cá ngựa, rong, rêu,…

Các vật liệu tái chế qua bàn tay của người họa sĩ, kết hợp với ánh sáng tạo ra tác phẩm đẹp.

Các vật liệu tái chế qua bàn tay của người họa sĩ, kết hợp với ánh sáng tạo ra tác phẩm đẹp.

Tuyến đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải là một tuyến có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, cùng với đó tập trung nhiều khu dân cư, cơ quan, trường học. Cầu vượt đi bộ trở lên lung linh, bắt mắt cũng thu hút nhiều người đi bộ hơn, góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Tuyến đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải là một tuyến có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, cùng với đó tập trung nhiều khu dân cư, cơ quan, trường học. Cầu vượt đi bộ trở lên lung linh, bắt mắt cũng thu hút nhiều người đi bộ hơn, góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Sau khi dự án hoàn thành, cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật được thay áo mới lung linh, đẹp hơn. Trong thời gian tới, theo chia sẻ của họa sĩ Vũ Xuân Đông, nhóm họa sĩ sẽ tiếp tục làm dự án nghệ thuật công cộng tại Cửa Nam, để thu hút khách du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế cho Hà Nội./.

Sau khi dự án hoàn thành, cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật được thay áo mới lung linh, đẹp hơn. Trong thời gian tới, theo chia sẻ của họa sĩ Vũ Xuân Đông, nhóm họa sĩ sẽ tiếp tục làm dự án nghệ thuật công cộng tại Cửa Nam, để thu hút khách du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế cho Hà Nội./.

 

 

Phúc Tài/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Hà Nội: Thấp thỏm sống trong nhà tái định cư Nam Trung Yên xuống cấp

Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

Cấm xe trên 16 chỗ vào phố cổ, phố cũ: Phương án thay thế ra sao?

UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.

Vốn đầu tư công 'nằm im', điểm nghẽn phát triển kinh tế

Vốn đầu tư công "nằm im", điểm nghẽn phát triển kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.

Thương màu gạch đỏ

Thương màu gạch đỏ

Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Về Bến Tre nghe kể chuyện ông già Ba Tri

Huyện Ba Tri, nằm ở phía Đông tỉnh Bến Tre, là nơi hội tụ vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những con sông uốn lượn quanh quanh, những rặng dừa xanh man mát, Ba Tri là vùng đất không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là chiếc nôi của nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.