Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao Gen Z sợ đi máy bay?

Hoàng Anh: Thứ sáu 12/04/2024, 08:46 (GMT+7)

Một cuộc khảo sát mới được thực hiện tại Mỹ cho thấy, gần 1/2 số người trẻ thuộc Gen Z chia sẻ họ cảm thấy sợ hãi khi đi máy bay.

 

Một cuộc khảo sát gần đây xem xét nhận thức của du khách Mỹ về du lịch hàng không cho thấy gần 1/2 Gen Z sợ đi máy bay. Ảnh: Getty

Một cuộc khảo sát gần đây xem xét nhận thức của du khách Mỹ về du lịch hàng không cho thấy gần 1/2 Gen Z sợ đi máy bay. Ảnh: Getty

Một du khách lo lắng chạm vào bên ngoài chiếc máy bay khi lên máy bay và cầu nguyện trước khi cất cánh. Một người khác mang thuốc chống lo âu. Nhiều người cẩn thận xem các video trên YouTube do phi công thuật lại để hiểu điều gì xảy ra trong các chuyến bay.

Những hành động lạ lùng này nhằm giúp họ vượt qua nỗi lo lắng khi đi máy bay. Mới đây, một nghiên cứu của công ty bảo hiểm nổi tiếng JW Surety khảo sát 1.000 người về việc đi máy bay. Đáng chú ý, trong số 230 người thuộc Thế hệ Z (sinh từ những năm giữa thập niên 1990 - đầu thập niên 2010) được hỏi, có tới 49% có chứng sợ bay.

“Nỗi sợ máy bay dường như đặc biệt tăng cao ở thế hệ Z,” Merritt Ryan - nhà nghiên cứu của JW Surety Bonds - chia sẻ, và nhấn mạnh rằng không có thế hệ nào sợ đi lại bằng đường hàng không hơn những người trẻ.

Một số bạn trẻ lo lắng khi phải di chuyển lựa chọn máy bay:

“Nếu có sự cố gì đó xảy ra trên chuyến bay của tôi, tôi sẽ được bảo vệ như thế nào?”

“Tôi đặc biệt mong muốn không phải ngồi trên máy bay Boeing”. 

“Nỗi sợ đi máy bay của tôi mới xuất hiện gần đây thôi. Tôi luôn yêu việc được bay như một đứa trẻ vậy, mong được đi đâu đó, khám phá những địa điểm mới”.

Nỗi sợ máy bay dường như đặc biệt tăng cao ở thế hệ Z

Nỗi sợ máy bay dường như đặc biệt tăng cao ở thế hệ Z

Leah, một họa sĩ 25 tuổi và là một người thường xuyên bay; thế nhưng hiện cô đang cố gắng để tránh việc phải di chuyển bằng đường hàng không: “Tôi lên kế hoạch thăm gia đình vị hôn phu để ra mắt mọi người, thế nhưng tôi định hoãn việc này lại. Có rất nhiều tin tức, video nói về những sự cố máy bay gần đây. Bạn có thể tìm thấy ở khắp nơi từ snap chat đến tiktok, google. Thật khó để không thấy nó”.

Trong khi đó, nghiên cứu tương tự của JW Surety Bonds cho thấy 39% thế hệ Millennials (1980-1990) sợ đi lại bằng đường hàng không, thấp hơn một chút so với 40% những người thuộc thế hệ Baby Boomers (1946-1964).

Tổng cộng 38% Gen X (1965-1980) được khảo sát nói rằng họ sợ đi máy bay, đây là thế hệ ít lo lắng nhất khi lên máy bay nhất.Lesley Koeppel - nhà tâm lý học ở Mỹ - giải thích rằng trong thời gian COVID-19, sự lo lắng giữa nhóm người trẻ Gen Z đã tăng lên khi niềm tin vào gia đình, bạn bè và các tổ chức lâu đời bị suy giảm và trở nên khó duy trì trong khoảng thời gian quan trọng của cuộc đời chúng.

Trên thực tế, hàng không là hình thức vận chuyển an toàn nhất cho đến nay, với số ca tử vong ít hơn đáng kể so với phương tiện đường bộ và đướng sắt, đồng thời số ca tử vong và thương tích liên quan đến hàng không gần như ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Bức ảnh do Ban An toàn Giao thông Quốc gia công bố cho thấy một lỗ hổng trên thân máy bay của Chuyến bay của Alaska Airlines. Ảnh: AP

Bức ảnh do Ban An toàn Giao thông Quốc gia công bố cho thấy một lỗ hổng trên thân máy bay của Chuyến bay của Alaska Airlines. Ảnh: AP

Thế nhưng sau một loạt sự cố liên quan đến nhà sản xuất nổi tiếng Boeing, tâm lý thế hệ trẻ cũng bị ảnh hưởng lớn. Bắt đầu từ vụ nổ cửa trên chiếc Boeing 737 Max giữa không trung trong chuyến bay của Alaska Airlines vào tháng 1. Tiếp đó, đầu tháng 3 vừa qua, chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của hãng Airlines Latam (Chile) từ Sydney (Australia) đến Auckland (New Zealand) bất ngờ rơi tự do giữa không trung, khiến 50 hành khách trên máy bay bị thương.

Ông Brian Jokat, một hành khách có mặt trên chuyến bay này nhớ lại: “Vụ việc hôm đó tôi nhớ có một người đàn ông ngồi ngay cạnh tôi văng lên trần máy bay. Tôi nhìn thấy lưng của ông ấy dính chặt lên trần, sau đó ông ấy rơi thẳng xuống sàn máy bay”.

Cũng bởi những sự cố liên tiếp này mà nhiều người sợ đi máy bay của Boeing, và chấp nhận đặt lại chuyến bay và lùi thời gian khởi hành.

Leila Amineddoleh, một luật sư sống ở Hoboken, New Jersey không thích bay trên những chiếc máy bay của Boeing. Cô vừa yêu cầu hoàn lại tiền cho các chuyến bay sắp tới mà cô đã đặt tới Miami và Châu Âu, đồng thời mua vé thay thế trên các chuyến bay của Airbus.

Cô Amineddoleh nói: “Thật là bất tiện, đặc biệt là vì vợ chồng tôi đang đi du lịch cùng con gái nhỏ. Nhưng tôi sẽ không cảm thấy áy náy, vì tôi nghĩ sự an toàn của gia đình quan trọng hơn sự mệt mỏi”.

Thậm chí, Leonyce Moses, sống ở Richmond, Virginia, chấp nhận phải trả thêm khoảng 70 USD để đổi chuyến đi Phoenix sắp tới bằng máy bay Airbus thay vì máy bay Boeing, nhưng “điều đó xứng đáng vì sự an toàn của tôi”.

Một chiếc Boeing 787 của Latam Airlines tại sân bay Auckland. Ảnh:Brett Phibbs

Một chiếc Boeing 787 của Latam Airlines tại sân bay Auckland. Ảnh:Brett Phibbs

Steve Hafner, Giám đốc điều hành của Công cụ tìm kiếm du lịch Kayak, cho biết: “Mặc dù tổng số người dùng lọc để loại Boeing 737 vẫn còn nhỏ, nhưng mức sử dụng đã tăng lên sau sự cố của Alaska Airlines vào tháng 1”. Ông cho biết thêm rằng việc sử dụng bộ lọc trong tháng 1 cao hơn 15 lần so với tháng 12.

Theo Elizabeth Austin, trợ lý giáo sư tâm thần học tại Trường Y UMass Chan, chứng sợ máy bay có thể điều trị được bằng cách sử dụng các chương trình thực tế ảo mô phỏng việc lên máy bay. Cùng với đó, các hãng sản xuất máy bay như Boeing cũng cần thay đổi, để lấy lại niềm tin ở hành khách.

 

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

6 quy tắc sống còn khi xe rơi xuống nước

6 quy tắc sống còn khi xe rơi xuống nước

Khi ô tô rơi xuống nước, chỉ trong vòng vài giây, tình huống có thể chuyển từ nguy hiểm sang sinh tử. Đây không chỉ là bài kiểm tra về sự bình tĩnh mà còn về kỹ năng sinh tồn của tài xế và hành khách.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.