Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Muôn kiểu nghỉ lễ

Hải Bằng: Thứ sáu 26/04/2024, 13:37 (GMT+7)

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Thậm chí, việc đi làm vào các ngày lễ đã trở thành chuyện bình thường với những người lao động. Bởi mức lương trong những ngày này sẽ cao gấp 3-4 lần ngày thường, nhiều người đã sẵn sàng gác lại các chuyến du lịch hay về thăm gia đình để đi làm dịp này.

Hôm nay là ngày đi làm cuối trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trong năm nay. Chắc hẳn ai cũng có những dự định, các kế hoạch cho riêng mình trong 5 ngày nghỉ lễ dài sắp tới. Thế nhưng có 1 thực tế là vì nhiều lý do khác nhau nên vẫn có nhiều người lao động chọn những ngày nghỉ để đi làm.

Như trường hợp của Trần Vân Anh, sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, hiện đang làm thêm tại 1 quán café trên địa bàn quận Cầu Giấy. Vân Anh cho biết, do là sinh viên năm cuối nên thời gian học trên trường khá linh động, do đó bạn trẻ này đã chọn cách về quê để nghỉ lễ từ ngày 25/4 và trở lại Hà Nội làm việc đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

“Vì làm bên dịch vụ ăn uống cafe nên những ngày này khá đông, tiền lương và hoa hồng được nhân lên rất nhiều lần. Thực ra lễ về quê khá đông và ở nhà cũng không có dự tính hay lịch trình gì, tranh thủ về với gia đình một chút thôi, mình nghĩ thế là đủ rồi.

Còn về việc ở lại lễ tết để đi làm thì năm ngoái mình cũng thế, những ngày này thu nhập rất cao, một ngày bình thường mình làm được 200 nghìn thôi nhưng ngày lễ phải là 600 nghìn. Nhưng những ngày lễ như thế này khách sẽ đông hơn rất nhiều.

Mặc dù mọi người về quê cũng nhiều nhưng mà mình vẫn thấy có nhiều gia đình ở đây vui chơi, quán cafe bọn mình vẫn hoạt động bình thường, thậm chí còn mở muộn hơn. Đương nhiên là công việc cũng sẽ có những vất vả hơn, thời gian không được thoải mái như những ngày bình thường nhưng bù lại lương tăng hơn rất nhiều, thậm chí cao hơn gấp 3, gấp 4 lần”.

Nhiều bạn trẻ chọn cách về quê để nghỉ lễ từ ngày 25/4 và trở lại Hà Nội làm việc đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Nhiều bạn trẻ chọn cách về quê để nghỉ lễ từ ngày 25/4 và trở lại Hà Nội làm việc đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Vào mỗi dịp nghỉ lễ, tại cửa ngõ hay bến xe của thủ đô đều kẹt cứng. Giá xe đi các tỉnh và vé máy bay tăng cao nên vô hình chung đã biến kỳ nghỉ lễ, thời điểm để thư giãn, lấy lại năng lượng để làm việc trở nên căng thẳng mệt mỏi với nhiều người.

Do đó, anh Nguyễn Văn Lã (quê Nam Định) làm công việc vận chuyển đồ đạc thuê cũng chọn cho mình cách ở lại Hà Nội để làm việc thay vì về quê với gia đình. Theo anh Lã, vào thời điểm những ngày đầu và cuối tháng, người dân sẽ vận chuyển đồ đạc rất nhiều, do đó ở lại Hà Nội làm thêm để tăng thu nhập là phương án hợp lý nhất đối với những người lao động như anh.

“Nhiều lần đi rồi, rút kinh nghiệm, có năm về tới Nam Định vẫn tắc đường. Một là mình đi về sớm trước ngày hoặc là muộn, vì mình cũng không làm trong cơ quan nhà nước cho nên sắp xếp như vậy hạn chế ách tắc giao thông.

Về quê bố trí sau 1 ngày hoặc nửa ngày, nếu bố trí buổi chiều mà được nghỉ thì về buổi trước. Cứ dồn dập đi trong ngày, tất cả mọi người đều được nghỉ thì tỷ lệ người dân mới đông hơn, mật độ tham gia giao thông trên mặt đường đông hơn.

Vì vậy, ta đi giờ nào đến đâu thì phải nghiên cứu cho thực tế. Chắc chắn là sẽ tắc, bây giờ là các chức năng người ta cũng tăng cường nhiều, kiểm tra các chốt ngã tư, ngã 7, người dân đi cũng cố gắng sắp xếp để cho đi lại một cách thuận tiện nhất”.

Thay vì về quê hay đi du lịch, nhiều người lại lựa chọn làm việc trong ngày lễ

Thay vì về quê hay đi du lịch, nhiều người lại lựa chọn làm việc trong ngày lễ

Khác với Vân Anh hay anh Lã, chị Gia Linh, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội lại chọn cho mình 1 kỳ nghỉ lễ cùng với người thân. Để tránh tình trạng tắc đường như mọi năm chị Gia Linh đã rủ bạn bè cùng quê đặt riêng 1 chuyến xe về quê vào nửa đêm ngày 26/4.

“Mình dự định chuẩn bị quần áo, xong việc thì về luôn còn hết lễ mình lên trước 1 ngày. Vì kỳ nghỉ lễ lần này khá là dài nên mình có thể linh động sắp xếp thời gian để về quê. Như mình thì có ý định về quê từ 26/4 nên mình chủ động đặt vé sớm để về, chứ không chen chúc khổ sở bến xe.

Những năm gần ngày nghỉ mới về thực sự rất là đông, như năm ngoái mình bận việc 8 giờ tối vẫn vật vờ ở bến xe bởi vì là đông quá. Kỳ nghỉ lễ nó dài thật, nhưng mà có nhiều yếu tố khách quan khác nên sắp xếp được thì về trước về sớm hơn”.

Để tránh tình trạng tắc đường, nhiều người đã rủ bạn bè cùng quê đặt riêng 1 chuyến xe

Để tránh tình trạng tắc đường, nhiều người đã rủ bạn bè cùng quê đặt riêng 1 chuyến xe

Giữa cảnh đông vui nhộn nhịp của phố phường trong những ngày nghỉ lễ, có người sẽ chọn cách về quê để sum họp với gia đình sau nhiều ngày xa cách, có người chọn cách rời xa thành phố tấp nập để đến 1 nơi vắng lặng, chữa lành tâm hồn, chữa lành bản thân, cũng có người chọn cách làm việc để tăng thêm thu nhập.

Mỗi người có một cách làm khác nhau, thế nhưng họ đều cảm nhận được niềm vui giản dị trong công việc đã chọn.

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến chiều nay (2/5), đã có hơn 300 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh.

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Trong những ngày cả nước chìm trong không khí vui tươi, phấn khởi của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thì lực lượng CSGT thủ đô vẫn “đội nắng, bám đường”, xuyên đêm tuần tra kiểm soát, nhằm đảm bảo ANTT, ATGT cho người dân.