Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Phát bơm kim tiêm, bao cao su không còn lo bị bắt

Minh HIếu: Thứ hai 06/11/2023, 15:02 (GMT+7)

Dự thảo Nghị định Luật Phòng, chống HIV/AIDS sẽ hướng dẫn nhằm khắc phục các bất cập khi thực hiện can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; việc quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV; và quy định cho phép người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được được thực hiện một số hoạt động.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi) gồm 9 chương, 60 điều, quy định: các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV và thuốc thay thế; tư vấn và xét nghiệm HIV; điều kiện đảm bảo nguồn lực cho các dịch vụ phòng HIV/AIDS và chế độ chính sách;…

Đáng chú ý, Điều 6 của dự thảo Nghị định quy định quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV: được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án; không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Về việc quản lý thuốc kháng HIV, Điều 32 của dự thảo Nghị định quy định: thuốc kháng HIV thuộc danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc kê đơn và danh mục thuốc hóa dược thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; được mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, được cung cấp miễn phí cho các đối tượng được quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Những hoạt động mà người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được phép thực hiện quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi) gồm: tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ; cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện. Quy định này cũng được hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi) đang được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Dự thảo Nghị định sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV: được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án; không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV: được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án; không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

3 NĂM CHƯA BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi) sẽ khắc phục các bất cập khi thực hiện can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; cũng như việc quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV như thế nào?

PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn bác sĩ, luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS, Chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội.

PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định này?

Bà Trịnh Thị Lê Trâm: Luật phòng, chống HIV/AIDS chính thức ban hành năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2020. Như vậy, 3 năm rồi chưa ban hành nghị định hướng dẫn, đó là vấn đề thực sự cần thiết.

Mà dự thảo này không chỉ hướng dẫn Luật phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi), mà nó còn thay thế toàn bộ nghị định trước đây. Đưa ra một nghị định mới lại phải dẫn lại nghị định khác thì rất khó khăn, năm sáu nghị định thì rất khó cho người thực hiện.

Sự trông mong của người nhiễm, cơ quan quản lý và sự trông mong của xã hội vào nghị định này rất là nhiều, thể hiện tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản.

PV: Theo bà, những tồn tại, bất cập tại các nghị định trước đây sẽ được khắc phục thế nào trong dự thảo Nghị định này?

Bà Trịnh Thị Lê Trâm: Trước đây, các chương trình, dự án rất nhiều, ngân sách nhà nước và tài trợ quốc tế rất nhiều. Nhưng những năm gần đây giảm rất nhiều, và đến bây giờ hầu như rất ít, phải huy động toàn xã hội. Do vậy, giao về cho thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương để bố trí ngân sách theo phân cấp và đảm bảo nguồn lực.

Thứ hai là nhân viên tiếp cận cộng đồng, trước đây tham gia là rất khó khăn, không cẩn thận là công an bắt khi họ phát bơm kim tiêm, bao cao su. Nhưng bây giờ, luật đã quy định: khi nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện các chương trình can thiệp, giảm tác hại thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Quy định quyền của người nhiễm HIV, người có nguy cơ cao được tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS. Họ được truyền thông theo nhóm, theo cá nhân, truyền thông tại các sự kiện, tổ chức các cuộc thì về phòng, chống HIV/AIDS, văn nghệ, giao lưu,... rất là tốt mà không bị ngăn cản.

Những quy định về thuốc kháng HIV cũng được thay đổi rất nhiều, đảm bảo đủ lượng thuốc cho người nhiễm HIV, cả những người lây nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp, các cháu điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con,... được cấp thuốc miễn phí. Do vậy, quy định thuốc kháng HIV nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, thuốc kê đơn, thuốc hóa dược nằm trong phạm vi BHYT thanh toán thì thuận lợi cho người có nhu cầu điều trị.

Về vấn đề tư vấn, xét nghiệm cũng được thay đổi rất nhiều. Cả hệ thống tư nhân nếu có khả năng thì tham gia cũng rất dễ, đặc biệt là vấn đề xét nghiệm sàng lọc HIV trong cộng đồng được mở rộng, nhiều người có thể tham gia nếu họ đủ điều kiện theo quy định.

Bác sĩ, luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS, Chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội.

Bác sĩ, luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS, Chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội.

PV: Nếu dự thảo nghị định này được ban hành thì theo bà sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Bà Trịnh Thị Lê Trâm: Thứ nhất, nghị định này sẽ huy động toàn xã hội tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thứ hai, hiện nay chúng ta triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại rất là nhiều. Nếu chúng ta tạo điều kiện cho họ như trong nghị định này thì sẽ tốt hơn cho xã hội.

Tôi thấy nội dung đã đầy đủ, còn câu chữ thì cần chỉnh sửa lại, và đặc biệt là bổ sung căn cứ pháp lý để xây dựng nghị định này. Chúng ta phải dựa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh, tôi nói ví dụ, muốn triển khai một cơ sở xét nghiệm chẳng hạn thì phải có quy định theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

PV: Xin cảm ơn bà!

 MONG THỰC THI ĐƯỢC TRỌN VẸN

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện ra sao cho các nhóm cộng đồng tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV? 

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Phong, Phó Chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM về nội dung này.

PV: Theo ông đâu là những điểm đáng chú ý trong dự thảo Nghị định này?

Ông Nguyễn Anh Phong: Nó có thêm nhiều điểm sáng trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Ví dụ như việc cấp phát bao cao su, bơm kim tiêm, bây giờ nó mở rộng hơn, còn được cấp phép ở những nơi công cộng, giúp cho người dân dễ tiếp cận hơn, thể hiện sự văn minh, không còn giấu giếm, che đậy như trước đây nữa.

Trước đây, chương trình điều trị thuốc kháng HIV là ARV tại Việt Nam được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Sau thì các tổ chức dần dần giảm nguồn lực, Việt Nam đưa chương trình thuốc ARV vào BHYT, như vậy sẽ bền vững hơn cho người điều trị. Tuy nhiên, gom vào BHYT thì nó sẽ gặp một số quy định liên quan đấu thầu thuốc, sẽ có những giai đoạn đấu thầu hoặc thủ tục chưa xong thì thuốc sẽ không có kịp.

Người nhiễm HIV phải định kỳ uống thuốc mỗi ngày một viên và liên tục duy trì thì mới đạt hiệu quả điều trị. Đó là cái lo lắng, nhưng khi nghị định hướng dẫn này ra quy định rõ ràng thì các ban, ngành sẽ tiến hành đấu thầu tập trung và đảm bảo nguồn thuốc ARV cho người bệnh.

Đây là điều tôi nghĩ giải quyết được bất cập khá lớn, đó là nỗi lo thiếu thuốc của người nhiễm HIV và bớt đi những khó khăn của các nhân viên y tế ở nơi cấp phát thuốc ARV cho người bệnh.

Ông Nguyễn Anh Phong, Phó chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM

Ông Nguyễn Anh Phong, Phó chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM

PV: Về hoạt động của các nhóm cộng đồng, liệu có thuận lợi hơn với các quy định mới của dự thảo Nghị định này, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Phong: Trước đây có một chương trình thí điểm xét nghiệm tại cộng đồng, và chương trình thí điểm đã thành công, khẳng định được vai trò của cộng đồng trong công tác hỗ trợ, chăm sóc cho người nhiễm HIV và công tác dự phòng lây truyền HIV trong những nhóm nguy cơ cao.

Ví dụ những người tiêm chích ma túy, lao động tình dục và những người trong nhóm nam quan hệ đồng giới cùng trao đổi, chia sẻ thông tin và can thiệp.

Trước đây, họ dừng lại ở mức phát tài liệu và truyền thông cũng như đưa người đến cơ sở xét nghiệm, nhưng sau khi có thí điểm đó thì họ trực tiếp làm xét nghiệm luôn, khi đó sẽ tìm kiếm được ca nhiễm một cách tích cực hơn và hiệu quả hơn. Và khi văn bản này được ban hành, nó khẳng định thêm vị trí của cộng đồng cũng như hiệu quả khi cộng đồng thực hiện chương trình này.

Các nhóm cộng đồng chung tay với ngành y tế để thực hiện chương trình về phòng, chống HIV/AIDS “danh chính ngôn thuận” hơn, hiệu quả hơn, thực hiện mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.

Chúng tôi chỉ mong khi có luật rồi, đã ra hướng dẫn cụ thể rồi thì việc thực thi phải được trọn vẹn. Quan trọng là việc phổ biến tất cả hướng dẫn này đến người dân, các cơ sở y tế và các bên liên quan; giảm được việc kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp cho những người nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao có thể tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đã có và bao phủ tại Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tính đến cuối năm 2022, ước tính cả nước có khoảng 242.000 người nhiễm HIV/AIDS và 112.572 người tử vong. Đáng chú ý, từ năm 2020 đến nay, số người nhiễm HIV/AIDS gia tăng, trong đó nam giới chiếm 84,4%; lây truyền qua đường tình dục tăng, đặc biệt trong nhóm quan hệ đồng giới tăng liên tục từ năm 2011 đến nay (năm 2020 chiếm 47%).

Trong khi đó, Luật Phòng, chống HIV/AIDS được thông qua năm 2006, các nghị định hướng dẫn thi hành luật sau thời gian thực hiện tồn tại một số bất cập, cần khắc phục kịp thời như: các biện pháp và đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV chưa đầy đủ; hay việc quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV phát sinh nhiều điểm chưa phù hợp;… Cùng với đó, một số nội dung được quy định trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, bổ sung năm 2020 chưa được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Chính vì vậy, việc xây dựng một nghị định tổng thể hướng dẫn thi hành và thay thế các nghị định trước đây là cần thiết nhằm tạo được sự đồng bộ, thống nhất hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuận lợi trong quá trình áp dụng, tổ chức thực hiện.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Nếu được ban hành thì các quy định mới của dự thảo sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho dự thảo qua hotline: 024.37.91.91.91, fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.

Minh HIếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Thời gian qua, không chỉ xảy ra ùn tắc giao thông, khu vực cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng liên tục xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây là cầu vượt được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông vào tháng 12/2023.

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng CSGT bảo đảm ATGT trong dịp nghỉ lễ

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng CSGT bảo đảm ATGT trong dịp nghỉ lễ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư biểu dương, khen ngợi những thành tính mà lực lượng CSGT đã đạt được trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn: Sẽ còn bế tắc lâu dài...

Trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn: Sẽ còn bế tắc lâu dài...

Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT tiếp tục cho phép Hà Nội sử dụng lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

Hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga nhận kỷ lục Việt Nam

Hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga nhận kỷ lục Việt Nam

Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga đã được xác nhận là bệnh viện có số ca phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam và bệnh viện có số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss nhiều nhất tại Việt Nam.