Metro số 1 tạm dừng chạy tàu do thời tiết xấu
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giải pháp này đã nhiều lần được đề cập nhưng không dễ thực hiện, khi xe máy không phải đăng kiểm định kỳ, khó xác định chính chủ. Vậy, làm thế nào để phạt nguội xe máy vi phạm giao thông?
Không ít lần phải phanh dúi dụi khi bị gặp phải người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ hoặc chạy cắt mặt để sang đường, tài xế công nghệ Nguyễn Quang Thái (Đống Đa, Hà Nội) rất ủng hộ việc phạt nguội xe máy để răn đe, kéo giảm vi phạm:
"Họ cứ chen đầu lên, ngoi lên thôi, rẽ trái, rẽ phải luôn, họ cứ thế tạt đầu luôn, lắm lúc mình phải phanh dúi dụi luôn. Đến cái tầm đấy, ngã tư thì mình phải cẩn thận chứ, không thì họ cố vượt sang là mình tông phải luôn".
Những lúc như thế có ức chế không?
- Bực chế. Lắm lúc ức chế lắm. Nói chung nghề tài xế như bọn em ức chế lắm, cũng phanh dúi dụi mấy lần, cung may chưa va phải lần nào.
Một số người tham gia giao thông cũng bày tỏ, tình trạng người điều khiển mô to, xe gắn máy vi phạm Luật giao thông đường bộ ngày càng phổ biến:
"Trên đường giao thông xe máy vượt đèn đỏ tôi gặp quá nhiều, với lại thanh niên không đội mũ bảo hiểm, đi tốc độ quá cao, bọn tôi thường phải né, tránh xa".
"Xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều diễn ra thường xuyên".
"Dân cố tình vượt đèn xanh đèn đỏ. Khó chịu thì cũng có. Em nghĩ rằng với các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 thì nên tuyên truyền pháp luật giao thông nhiều hơn".
Theo thống kê của UBATGTQG, năm 2023, toàn quốc xảy ra 21.880 vụ TNGT, trong đó, mô tô, xe gắn máy liên quan nhiều vụ TNGT nhất (chiếm hơn 60%). Quý I/2024, trong số gần 6.500 vụ TNGT xảy ra trên toàn quốc, số vụ tai nạn liên quan đến mô tô, xe máy chiếm gần 57%.
Tại cuộc họp sơ kết tình hình TTATGT quý I/2024 diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG cũng thừa nhận, mỗi khi đi qua ngã tư đều không dám tăng tốc, vẫn phải nhìn trước ngó sau vì kiểu gì cũng có xe máy vượt đèn đỏ.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đề nghị lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm soát, phạt nguội đối với xe máy, bởi xe máy chiếm tới 80-90% số phương tiện lưu thông trên đường:
"Không khó để chúng ta chứng kiến việc vượt đèn đỏ tại các nút giao thông khi không có mặt lực lượng chức năng. Tôi cho rằng với nhóm hành vi vi phạm của xe máy cũng cần các bộ, các ngành, đặc biệt là các địa phương kiểm soát và có các hình thức xử phạt nguội. Việc cải thiện hành vi của người đi xe máy chắc chắn sẽ kéo giảm nhiều các vụ TNGT hơn nữa trong thời gian tới".
Tuy vậy, để phạt nguội đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy cũng không phải dễ. Thống kê của Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) cho thấy, hầu hết các vụ xử phạt nguội đều là ô tô, gần như chưa phạt nguội đối với xe máy.
Lý giải về điều này, ông Huỳnh Tấn Nam, nguyên Đội trưởng Đội Đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết:
"Qua hệ thống thiết bị thu được thì bao gồm các loại phương tiện nói chung, có cả mô tô. Tuy nhiên, đối tượng vi phạm chủ yếu vẫn là xe con, tiếp đó là taxi".
Trung tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng dẫn chứng: Trong số gần 3.500 trường hợp mô tô vi phạm bị phát hiện và xử lý từ đầu năm đến nay, trong đó có 189 trường hợp xe máy đi vào cao tốc, hầu hết đều là xử lý trực tiếp, rất ít trường hợp xử lý bằng hình thức phạt nguội.
Tuy vậy, thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội lại khẳng định hoàn toàn có thể phạt nguội đối với xe máy. Theo thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, để làm được điều này, trước hết phải kiểm soát được người đang sử dụng xe máy, thực hiện triệt để việc sang tên đổi chủ với sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở:
"Muốn làm được việc xử phạt nguội thì phải có đợt tổng kiểm tra việc đó và giao cho công an cơ sở phải điều tra cơ bản của từng hộ dân, bắt đầu từ chính quyền cơ sở đã phải vào cuộc, nhà ông A, nhà ông B ở địa chỉ như vậy, có xe máy như thế.
Và nếu chưa sang tên chuyển chủ thì phải yêu cầu họ sang tên chuyển chủ. Nếu không sang tên chuyển chủ sẽ có biện pháp gì đấy, đủ mạnh để người ta làm việc đó, trên cơ sở đó thì mới có căn cứ để sau này xác định được, để phạt nguội được".
Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cũng đề xuất, để xử phạt nguội đối với vi phạm xe máy, cần thực hiện nghiêm việc sang tên đổi chủ. Cơ quan công an cần hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký xe máy, tạo thuận lợi trong việc tra cứu thông tin chủ phương tiện để gửi thông báo vi phạm:
"Các nước người ta quy định là khi mua bán xe thực hiện xong về mặt kinh tế, chủ xe phải mang giấy tờ xe nộp cho công an, và từ thời diểm nộp cho công an, chủ mới phải chịu trách nhiệm. Như vậy có một thời điểm là bàn giao trách nhiệm của chiếc xe đó.
Ở nước ta, vấn đề đó phải đẩy, giao cho công an cấp cơ sở, công an phường xã tham gia vào. Khi chúng ta thực hiện tốt việc cấp biển số theo định danh, thì việc phạt nguội tương đối đơn giản".
Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.Bởi vậy, dưới góc nhìn của VOVGT, cần có quyết tâm cao, cùng với nỗ lực số hóa dữ liệu của Bộ Công an, việc xử phạt nguôi với xe máy hoàn toàn có thể thực hiện được.
Góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: Kêu khó nhiều rồi, làm đi
Trong số những nguyên nhân khiến việc phạt nguội xe máy chưa thực hiện được là do lượng xe không chính chủ còn nhiều và xe máy không phải đăng kiểm định kỳ nên khả năng xử phạt với xe máy không cao.
Tuy vậy, những nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phục, nếu đủ quyết tâm thực hiện.
Với đăng ký xe chính chủ, hoàn toàn có thể tham khảo bài học với đăng ký xe máy điện, đã thực hiện thành công cách đây ít lâu. Khoảng năm 2014, hàng chục nghìn xe máy điện, xe đạp điện lưu hành nhưng không đăng ký, không có biển số.
Theo Thông tư 15/2014 của Bộ Công an, để đăng ký xe máy điện, bắt buộc phải có giấy chứng nhận chất lượng đối với xe nhập khẩu. Tuy nhiên loại giấy tờ này lại chưa từng được đặt ra đối với doanh nghiệp nhập khẩu xe máy điện trước đó, nên cả cửa hàng phân phối và người dân đều không có.
Đó là chưa kể hàng nghìn xe máy điện được nhập theo đường tiểu ngạch, không có giấy tờ, hoặc nếu có thì người dân cũng không nắm giữ. Để tháo gỡ vướng mắc này, Bộ Công an đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đăng ký, thậm chí chỉ cần cam kết chiếc xe đang sử dụng là hợp pháp. Sau 1 năm, gần như toàn bộ xe đạp điện, xe máy điện đều được đăng ký và quản lý.
Trở lại câu chuyện đăng ký xe máy chính chủ, Bộ Công an cần tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng sở hữu mô tô, xe gắn máy. Cùng với việc cho phép người dân tự cập nhật tình trạng sở hữu phương tiện mô tô, xe gắn máy, chính quyền địa phương, đặc biệt là công an cấp phường, xã cần được huy động để thực hiện điều tra cơ bản, đối soát tình trạng sở hữu mô tô, xe gắn máy của các hộ gia đình. Những dữ liệu này cần được làm sạch, cập nhật trên hệ thống VNeID.
Với phương tiện không chính chủ, có thể tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe thực hiện sang tên chính chủ. Với những trường hợp cố tình không sang tên đổi chủ, cần có chế tài đủ mạnh để họ thực hiện, chứ không chỉ xử lý mỗi khi vi phạm giao thông hoặc khi giải quyết TNGT.
Khi việc đăng ký xe chính chủ được khắc phục, cùng với việc cấp biển số theo mã định danh cá nhân, việc tìm ra chủ xe, người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm sẽ dễ dàng thực hiện. Thậm chí, lỗi vi phạm của xe máy cũng được cập nhật trên hệ thống, giống như với ô tô.
Khi vi phạm luật giao thông, CSGT sẽ tra cứu thông tin vi phạm của xe máy đó, tạm giữ giấy phép lái xe hoặc đăng ký xe, thậm chí là phương tiện để yêu cầu người vi phạm nộp phạt đầy đủ các lỗi ghi nhận trên hệ thống.
Trường hợp thông báo phạt nguội gửi về nơi ở, nơi cư trú, nếu chủ xe không đóng tiền phạt thì sẽ bị lưu vết lên VNeID. Khi chủ xe đi thực hiện bất cứ công việc gì liên quan đến việc phải xuất trình căn cước công dân thì tra cứu thông tin đều ra. Họ sẽ phải đi đóng phạt mới được giải quyết thủ tục hành chính.
Cùng với đó, cần xem xét, sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó ràng buộc trách nhiệm liên đới của chủ sở hữu phương tiện cũng như phân định trách nhiệm của người thực hiện hành vi vi phạm. Chỉ khi chủ xe bị trách nhiệm liên đới mới thúc đẩy họ sang tên đổi chủ.
Khi người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị lưu vết trên VNeID và từ chối cung cấp dịch vụ công nếu không nộp phạt, mới ngăn được hành vi cố tình chây ì nộp phạt.
57% trong tổng số gần 6.500 vụ TNGT xảy ra trong quý I năm nay liên quan đến mô tô, xe gắn máy. Một con số quá lớn để Bộ Công an, công an các địa phương thực hiện việc phạt nguội với xe máy, bắt đầu từ việc làm sạch và cập nhật dữ liệu sở hữu phương tiện để thực hiện bằng được việc sang tên đổi chủ.
Đã đến lúc chúng ta phải đối xử công bằng giữa những người tham gia giao thông, dù là bằng phương tiện nào đi chăng nữa. Bởi bất cứ phương tiện nào vi phạm giao thông cũng có thể gây tắc đường, tai nạn, nên cần bị xử phạt như nhau.
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Theo quy định mới, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) ... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu Chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của Việt Nam.
Sau 15 tháng thi công 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi thì dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành được 83% tổng khối lượng thi công, đến thời điểm này các mốc tiến độ đề ra đều hoàn thành hoặc sớm hơn kế hoạch.
Ngay trong quý I năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của 5 quận, các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để thực hiện kế hoạch phân loại rác tại nguồn.
Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Ngoài hỗ trợ về vật chất, lực lượng chức năng địa phương đã huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.