Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Nguyễn Yên: Thứ hai 25/03/2024, 14:46 (GMT+7)

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ?

Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi gồm 4 Chương, 16 Điều. Trong đó, Dự thảo Luật giữ nguyên nội dung quy định tại 5 Điều của Luật thuế GTGT hiện hành; bỏ 1 Điều của Luật thuế GTGT hiện hành quy định về hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định tại 10 Điều của Luật thuế GTGT hiện hành gồm: người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế; giá tính thuế; thuế suất; phương pháp khấu trừ thuế; phương pháp tính trực tiếp trên GTGT; khấu trừ thuế GTGT đầu vào; các trường hợp hoàn thuế; hiệu lực thi hành; tổ chức thực hiện; bổ sung 1 Điều quy định về thời điểm xác định thuế GTGT.

Một trong những nội dung được dư luận quan tâm trong Dự thảo này là đề xuất tăng mức doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh. Tại Điều 5.25 của Dự thảo đã nâng ngưỡng doanh thu không chịu thuế của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm lên 150 triệu đồng/năm. Quy định này đồng nghĩa với việc cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu bán hàng trên 150 triệu đồng/năm mới phải đóng thuế GTGT, tức tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Điều chỉnh này sẽ giúp nhiều cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ không phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ngưỡng doanh thu chịu thuế 150 triệu đồng/năm, tính trung bình mỗi tháng có doanh thu 12,5 triệu đồng phải đóng thuế là tương đối thấp. nêu việc so sánh giữa cá nhân kinh doanh và cá nhân làm công ăn lương để cho thấy sự bất hợp lý, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị, ngưỡng doanh thu chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh khoảng 180-200 triệu đồng/năm. Đồng thời, ngưỡng tính thuế cần phân loại theo ngành nghề như ngành phân phối, cung cấp hàng hóa có ngưỡng cao hơn ngành dịch vụ, xây dựng…

 

Ảnh minh họa: Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để 'khoan sức dân'

Ảnh minh họa: Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân"

Trong khi đó, Hội tư vấn thuế Việt Nam đề xuất ngưỡng 180 - 240 triệu đồng. Bộ Giao thông vận tải đề nghị miễn thuế GTGT cho hộ, cá nhân kinh doanh là 250 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 10.000 USD/năm, trong khi tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị con số này dưới 300 triệu đồng/năm.

Mức doanh thu chịu thuế của cá nhân, hộ kinh doanh đang tiếp tục được bàn luận kỹ. Theo chương trình sửa đổi các luật thuế trong năm 2024, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024 và thông qua tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024.

LẠC HẬU VỚI BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ?

Việc nâng mức doanh thu chịu thuế sẽ là động lực cho các cá nhân, hộ kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động sản xuất - kinh doanh, gia tăng nguồn thu tốt hơn. Đồng thời có những tác động tới số thu ngân sách nhà nước tại địa phương. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, Tổng cục Thuế về nội dung này.

PV: Thưa bà, vì sao ngưỡng tính thuế hộ kinh doanh 150 triệu đồng/năm được đưa vào Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng lần này?

Bà Tạ Thị Phương Lan: Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng đang xem xét nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, xuất phát từ việc trong thời gian qua đã nâng ngưỡng giảm trừ gia cảnh đối với bản thân của thuế thu nhập cá nhân lên do chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 20%.

Để đồng bộ về việc nâng ngưỡng thu nhập cá nhân thì việc xem xét nâng ngưỡng thuế GTGT cũng cần thiết đặt ra để triển khai thực hiện.

Xuất phát từ Luật Thuế thu nhập cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cũng chịu thuế thu nhập cá nhân và có nguyên tắc là mức giảm trừ gia cảnh chỉ điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 20%. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã theo dõi chỉ số giá tiêu dùng, khi tăng trên 20% sẽ có sự điều chỉnh.

Bà Tạ Thị Lan Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân. (Ảnh: VOV2.vn)

Bà Tạ Thị Lan Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân. (Ảnh: VOV2.vn)

PV: Vậy, việc tăng ngưỡng doanh thu chịu thuế sẽ có những tác động ra sao?

Bà Tạ Thị Phương Lan: Việc nâng ngưỡng giá trị gia tăng chịu thuế lên tạo thuận lợi cho các cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp, tương ứng với thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ được tăng lên thì ngưỡng doanh thu chịu thuế cũng phải tăng lên.

Với số thu từ các hộ kinh doanh thì chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách Nhà nước, chưa đến 2% nên việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu chịu thuế lên từ 100 lên 150 triệu thì nó không ảnh hưởng nhiều tới số thu ngân sách; tỷ lệ giảm rất nhỏ và không ảnh hưởng đáng kể đến số thu ngân cách Nhà nước nhưng nó lại đạt được mục tiêu là tạo thuận lợi cho các hộ và cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp.

PV: Bà có ý kiến gì trước lo ngại khi Luật có hiệu lực thì ngưỡng chịu thuế 150 triệu đồng đã lạc hậu với biến động giá cả?

Bà Tạ Thị Phương Lan: Ngưỡng chịu thuế GTGT từ trước đến nay được xây dựng tương đương với ngưỡng giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế, và trong thời gian vừa qua, ngưỡng giảm trừ gia cảnh cho bản thân đã được tăng lên theo tỷ lệ tăng 20% chỉ số giá tiêu dùng.

Ngưỡng chịu thuế GTGT này cũng được điều chỉnh theo nguyên tắc như vậy, chứ không điều chỉnh quá so với ngưỡng giảm trừ gia cảnh của Thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy, việc điều chỉnh ngưỡng phải theo quy định chung và theo mức chung tương ứng với Thuế thu nhập cá nhân.

Ngưỡng chịu thuế GTGT cũng như giảm trừ gia cảnh cho bản thân đã được Quốc hội cho nguyên tắc là không cần sửa Luật mà khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 20% trở lên thì báo cáo Ban Thường vụ Quốc hội là có thể điều chỉnh. Trong thời gian tới khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên 20% thì Bộ Tài chính sẽ đề xuất Thường vụ Quốc hội điều chỉnh ngay cho kịp thời chứ không nhất thiết phải đợi sửa Luật.

PV: Xin được cảm ơn bà!

CẦN TÍNH TOÁN LẠI NGƯỠNG CHO PHÙ HỢP

Việc tăng ngưỡng doanh thu chịu thuế là điều cần thiết, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ngưỡng chịu thuế doanh thu từ 150 triệu đồng/năm vẫn còn thấp và đề xuất nâng cao hơn. Vậy, nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế đến đâu để phù hợp với thực tế?

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Được; Uỷ viên thường trực Hội tư vấn Thuế Việt Nam về nội dung này.

PV:  Thưa ông, trong dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi đã đề xuất điều chỉnh ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh. Ông đánh giá sự cần thiết của điều chỉnh này ra sao?

Ông Nguyễn Văn Được - Uỷ viên thường trực Hội tư vấn Thuế Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Được - Uỷ viên thường trực Hội tư vấn Thuế Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Được: Tôi đánh giá cao quy định của Luật Thuế GTGT khi điều chỉnh ngưỡng doanh thu không phải chịu thuế từ 100 triệu đồng lên 150 triệu đồng, có nghĩa là người nộp thuế có doanh thu đến 150 triệu đồng vẫn không phải nộp thuế; như vậy cơ sở kinh tế thu hẹp lại và ngưỡng chịu thuế được mở rộng thêm.

Điều này giúp giảm áp lực thuế với các hộ, cá nhân kinh doanh, làm cho các đối tượng nộp thuế giảm đi.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho các hộ, cá nhân kinh doanh và phù hợp với thực tiễn bởi ngưỡng 100 triệu đồng được xây dựng trên các chỉ tiêu kinh tế, xã hội vào năm 2008, tới nay đã qua nhiều năm rồi, các chỉ tiêu cũng thay đổi nên việc điều chỉnh lại ngưỡng chịu thuế là điều nên làm và cần thiết. 

PV: Về ngưỡng chịu thuế do Bộ Tài chính đưa ra là 150 triệu đồng/ 1 năm. Ông thấy đã phù hợp chưa?

Ông Nguyễn Văn Được: Tôi cho rằng mức 150 triệu có vẻ chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. Một năm một hộ cá nhân kinh doanh có mức doanh thu 150 triệu đồng thì giá trị gia tăng theo biểu thuế khoảng 15 triệu.

15 triệu so với mức cận nghèo ở nông thôn là 18 triệu đồng và thành phố là 24 triệu đồng thì mức doanh thu này còn chưa bằng mức cận nghèo mà phải đóng thuế thì chưa phù hợp.

Nên chăng mức tối thiểu chúng ta nâng lên là 180 triệu đồng để sau khi tính thuế giá trị gia tăng bằng với mức cận nghèo ở nông thôn; hoặc ở mức 240 triệu là mức cận nghèo ở thành thị.

PV: Vậy ông có đóng góp gì với nội dung này nhằm đảm bảo tính khả thi, tránh lạc hậu khi áp dụng trong thực tiễn?

Ông Nguyễn Văn Được: Không chỉ là câu chuyện xây dựng chính sách về thuế mà các quy định cần phản ánh được chân thực tình hình xã hội, đồng thời dự liệu được trong tương lai để làm sao khi Luật ra nó vừa phản ánh thực tiễn vừa bao quát được các tình huống trong tương lai, tránh việc Luật chưa ra đã lạc hậu.

Để Luật Thuế giá trị gia tăng không bị lỗi thời, Bộ Tài chính cần tính toán lại ngưỡng 150 triệu có phù hợp hay không.

Căn cứ để xây dựng ngưỡng này ngoài dựa vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có thể dựa vào chỉ số CPI hoặc mức lương tối thiểu để phù hợp. Đồng thời, xây dựng theo chỉ tiêu mở bởi sau 5 năm, 10 năm thì điều kiện kinh tế xã hội thay đổi.

Giống như Luật Thuế thu nhập cá nhân có quy định thay đổi khi CPI tăng 20% thì có thể quy định giao cho Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ này thì sẽ nhanh hơn và thuận tiện hơn.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Hiện cả nước có khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh, mỗi năm đóng góp 30% GDP. Quy định về tăng ngưỡng doanh thu chịu thuế sẽ giúp nhiều cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ không phải kê khai và nộp thuế. Nhưng cũng cần cân nhắc, xác định ngưỡng chịu thuế cơ bản theo hướng vừa tạo sự công bằng, hợp lý giữa các chủ thể chịu thuế, vừa ngăn chặn được những phát sinh không đáng có.

Bạn kỳ vọng gì vào Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi với điều chỉnh nâng ngưỡng chịu thuế giá trị gia tăng cho hộ kinh doanh? Quy định mới này sẽ tạo động lực cho các hộ, cá nhân đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh ra sao?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 14h50 thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google podcast.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.