Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
RÀNG BUỘC NGƯỜI NỔI TIẾNG
Dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo, có 2 Điều, gồm: sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo năm 2012 và Điều khoản thi hành.
Cụ thể, với hoạt động quảng cáo trong chương trình phim truyện, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi quy định: mỗi chương trình phim truyện có thời lượng dưới 30 phút được ngắt để quảng cáo hai lần, cứ mỗi 15 phút tăng trong thời lượng chương trình được ngắt quảng cáo thêm 1 lần; mỗi lần ngắt để phát quảng cáo không quá 5 phút. Việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lồng ghép trong phim truyện phải tuân thủ các quy định về yêu cầu, điều kiện quảng cáo và đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người quảng cáo ở trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất quy định: phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, quy định về an ninh mạng và quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; phải nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế.
Với hình thức quảng cáo ngoài trời, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi quy định: Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh. Độ sáng màn hình tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình chiếu sáng. Chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp màn hình có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công mạng đối với màn hình thuộc phạm vi quản lý.
Đặc biệt, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi thực hiện việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
Cụ thể, người nổi tiếng là người có ảnh hưởng theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng, hoặc những người sở hữu tài khoản mạng xã hội có số người theo dõi, đăng ký từ 500 nghìn người trở lên. Hoạt động quảng cáo của người nổi tiếng, người có có tầm ảnh hưởng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và quy định về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ.
Người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội khi thực hiện quảng cáo phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện. Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội, người thực hiện quảng cáo phải có bằng chứng cụ thể về việc mình đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành và các địa phương và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Sau khi tổng hợp các ý kiến, Dự thảo Luật sẽ được gửi sang Bộ Tư pháp thẩm định, trước khi được trình ra Quốc hội cho ý kiến, ban hành.
PHẢI CÓ HỢP ĐỒNG
Vì sao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất nhiều quy định nhằm siết quảng cáo của người nổi tiếng trong Luật Quảng cáo sửa đổi? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật.
PV: Lâu nay có hiện tượng là người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thực hiện quảng cáo sản phẩm chất lượng không thực sự đảm bảo. Ban soạn thảo đã đề xuất những giải pháp gì để siết chặt quảng cáo đối với đội ngũ chuyên gia, người nổi tiếng trên mạng xã hội?
Ông Nguyễn Quốc Huy: Để quản lý hình thức quảng cáo đối với những người nổi tiếng, dự thảo sửa đổi về khái niệm người chuyển tẩi sản phẩm quảng cáo tại Luật quảng cáo hiện hành. Theo đó, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, bao hàm cả đối tượng thực hiện quảng cáo thông qua các hoạt động trên mạng xã hội và bổ sung quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải quảng cáo, của người có ảnh hưởng theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Tức là phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tính năng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện quảng cáo; phải có hợp đồng bằng văn bản; khi đăng tải ý kiến cảm nhận về sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội; khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm; phải thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo.
PV: Ông thể nói rõ là người chuyển tải nội dung quảng cáo sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm mà mình quảng cáo ra sao?
Ông Nguyễn Quốc Huy: Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo khi thực hiện các hoạt động quảng cáo thì phải có hợp đồng quảng cáo; phải có trách nhiệm, phải nói rõ mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo và cái người quảng cáo sản phẩm đó phải nói về tính năng, tính chất cụ thể của hoạt động quảng cáo và khi thực hiện hoạt động đó thì phải có giấy xác nhận của đơn vị, tổ chức các hoạt động quảng cáo đó.
Hiện nay Luật quảng cáo đã có những quy định rất chặt chẽ về hình thức, nội dung, điều kiện quảng cáo, cũng như xác định rõ những hành vi, hàng hóa và dịch vụ cấm quảng cáo. Tuy nhiên, với sự phát triển của hoạt động quảng cáo xuyên biên giới, dự thảo cũng đề xuất các quy định chặt chẽ hơn về quyền, nghĩa vụ hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.
Đặc biệt là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng khi tham gia các hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và việc phát hiện và xử lý vi phạm trên các nền tảng xã hội xuyên biên giới phù hợp với công cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.
PV: Ban soạn thảo kỳ vọng gì vào Dự thảo Luật lần này?
Ông Nguyễn Quốc Huy: Dự thảo Luật được thông qua sẽ giải quyết được các bất cập của hoạt động quảng cáo hiện nay; quản lý được nội dung, hình thức, phương tiện quảng cáo; quảng cáo trên môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam; bổ sung và hoàn thiện các quy định nhằm quản lý phương tiện quảng cáo ngoài trời và quy hoạch quảng cáo tại địa phương.
PV: Xin cảm ơn ông.
LIÊN ĐỚI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Việc siết chặt quy định quảng cáo của người nổi tiếng, như đề xuất tại dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi, nếu được ban hành sẽ có những tác động xã hội như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo VN xung quanh nội dung này.
PV: Dự thảo Luật quảng cáo sửa đổi đưa ra quy định người chuyển tải nội dung quảng cáo phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm quảng cáo. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Trường Sơn: Luật lần này đưa ra mục đích chính nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo cho những người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng để họ hiểu rằng sức ảnh hưởng của họ có thể gây ra hậu quả rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, thậm chí là ảnh hưởng đến xu hướng của xã hội nữa.
Cho nên mục đích đưa ra lần này để cảnh tỉnh và chúng ta bắt buộc phải xử lý những trường hợp nào đã biết nhưng vẫn cố tình làm sai.
Việc người nổi tiếng liên đới chịu trách nhiệm là điều chắc chắn phải có, nhưng chịu trách nhiệm đến đâu? Ví dụ dự thảo Luật có câu là: phải chứng minh được đã sử dụng sản phẩm… thì cần cân nhắc để làm sao dễ hiểu hơn và để luật được đưa ra thì nó rất khả thi và cho mọi người phải tuân thủ một cách nghiêm túc nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
PV: Dự thảo luật cũng quy định người đóng quảng cáo hoặc chuyển tải những nội dung quảng cáo phải chịu một phần trách nhiệm đối với sản phẩm mà mình quảng cáo. Theo ông, nếu quy định này được đưa ra thì có cơ chế nào để kiểm soát?
Ông Nguyễn Trường Sơn: Không có gì là khó cả. Bởi vì một sản phẩm quảng cáo được cấu thành chỉ có 6 chủ thể, chủ thể đầu tiên là các nhãn hàng, công ty hoặc dịch vụ nào đó mà trả tiền để thuê làm các sản phẩm quảng cáo đó. Chủ thể thứ hai là các đơn vị sản xuất ra sản phẩm quảng cáo đó. Các nền tảng, đơn vị chuyển tải cái quảng cáo đó là chủ thể thứ ba.
Chủ thể thứ tư là công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phụ trợ ở đây ví dụ như video clip thì phải có kịch bản, phải có đạo diễn, có diễn viên, có người chuyển tải. Chủ thể thứ năm là cộng đồng xã hội, người tiêu dùng đánh giá, tẩy chay hoặc người ta ủng hộ. Chủ thể thứ sáu, đó là các cơ quan quản lý, để làm sao mà làm sao trong sạch thị trường quảng cáo, làm sao bảo vệ được người tiêu dùng.
Vậy thì 6 chủ thể này đều có mối liên quan và luật đưa ra lần này là nói rằng những chủ thể nào liên quan đến việc làm ra các sản phẩm quảng cáo đó, cấu thành các sản phẩm quảng cáo đó thì dứt khoát phải liên đới chịu trách nhiệm. Còn xử lý thế nào thì chắc chắn rằng các văn bản dưới luật sẽ quy định và loại trừ những công ty làm ăn không theo pháp luật.
PV: Theo ông thì nếu dự thảo luật được ban hành thì sẽ có tác động xã hội như thế nào?
Ông Nguyễn Trường Sơn: Hơn 10 năm luật đã tồn tại, và hiện nay, tốc độ của công nghệ thông tin, rất nhiều loại hình sáng tạo về quảng cáo đã xuất hiện, trong đó luật thì chưa bao trùm được hết, cho nên lần này chúng ta sửa đổi, bổ sung Luật, tạo ra các hành lang pháp lý chuẩn để tạo cho ngành quảng cáo Việt Nam ngày càng phát triển.
Mặt khác, muốn phát triển bền vững hơn nữa thì chắc chắn phải làm trong sạch thị trường quảng cáo, phải có cơ sở pháp lý, phải có luật, văn bản dưới luật có các văn bản dưới Luật để bảo vệ người tiêu dùng và giúp ngành quảng cáo ngày càng phát triển.
PV: Xin cảm ơn ông
Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (đặc biệt là các nghệ sĩ nổi tiếng) giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Tuy vậy, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, chưa có chế tài hoặc ràng buộc trách nhiệm đối với người thực hiện quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không đúng sự thật.
Bởi vậy, việc quy định trách nhiệm của người thực hiện quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng là cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo luật sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua Fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
---
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google Podcast.
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3-30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Từ 1/1/2025, ngoài quy định hiện hành tài xế không lái xe quá 10 tiếng/ngày và không lái xe liên tục quá 4 tiếng, Thông tư 71 năm 2024 của Bộ Công an quy định thêm nội dung: Người lái ô tô kinh doanh vận tải trên 8 chỗ không được lái xe quá 48 tiếng/tuần.
Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2025, nhưng phố chợ hoa cây cảnh Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Hà Nội đã dần nhộn nhịp; nhiều loại cây hoa chơi Tết được bày bán tràn lên vỉa hè và cả lòng đường gây cản trở giao thông.
Ngõ Trung Yên, một con ngõ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, một đầu nối với phố chợ Hàng Bè nổi tiếng, phía còn lại thông ra phố Đinh Liệt, con phố sầm uất và hút khách "Tây" lẫn cả khách ta bậc nhất Hà thành. Trung Yên còn nổi tiếng là một trong 5 ngõ ẩm thực của những người "sành ăn"
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng và đốt rác thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường tại khu vực đầm sen Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).