Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Với mục tiêu kết nối các thành phố lớn và rút ngắn thời gian di chuyển, dự án hứa hẹn không chỉ mang lại những cơ hội phát triển kinh tế vượt trội mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, dự án cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để biến giấc mơ này thành hiện thực.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có chiều dài hơn 1.500km, dự kiến đầu tư với quy mô đường đôi, điện khí hóa và tốc độ 350km/h. Tổng kinh phí đầu tư dự án theo tính toán sơ bộ khoảng hơn 67 tỷ USD.
Theo đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ có 23 ga hành khách rải đều trung bình 70 km một ga, cùng 5 ga hàng hóa. Các giai đoạn sẽ được khởi công lần lượt, bắt đầu từ việc nối Hà Nội đến Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An) và từ Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa) đến TP. HCM vào năm 2027.
Giai đoạn Vinh đến Nha Trang sẽ được khởi công vào năm 2029, dự kiến thông tàu toàn tuyến vào năm 2035. Việc Chính phủ liên tiếp có những hành động quyết liệt thể hiện cam kết về tiến độ và chất lượng của dự án mang theo niềm hy vọng rất lớn cho người dân.
"Nếu mà trong tuần ở TP.HCM thì mình có thể làm đi làm việc ở Hà Nội và ngược lại. Mình có thể tận dụng thời gian cuối tuần để về thăm gia đình, du lịch. Như vậy thì nó sẽ tạo nên sự phấn khởi cho người dân".
"Bản thân tôi là 1 người dân quê ở Bình Định và hiện đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM. Tôi rất là mong chờ và kỳ vọng vào dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam này. Tôi nghĩ là dự án nó sẽ giúp rút ngắn được thời gian di chuyển, giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn, thuận lợi hơn".
"Các dịp Tết người ta dồn về quê thì bây giờ các phương thức đi lại hiện nay khá là hạn chế, cũng gây khó khăn nhiều cho cái việc đi lại của người dân. Còn với tuyến đường sắt tốc độ cao thì nó sẽ rút ngắn được thời gian rất là nhiều, thuận lợi cho người dân đi lại, mở ra 1 phương thức đi lại mới cho người dân".
Với tốc độ dự kiến lên tới 350km/h, hành trình từ Hà Nội đến TP.HCM sẽ chỉ còn trong khoảng 5-7 giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và du lịch. Theo giáo sư – tiến sỹ Vũ Gia Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng du lịch, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng miền của Việt Nam.
Ngoài ra, khi đường sắt tốc độ cao hoàn thành, hàng loạt thành phố nghỉ dưỡng ven biển sẽ được xây dựng, thu hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Du khách có thể dễ dàng khám phá những điểm đến độc đáo và đa dạng văn hóa trên khắp đất nước mà không gặp rào cản về giao thông…
“Nước chúng ta là nước mà vùng biển trải dài suốt cả đất nước như vậy thì đường sắt gần như đi qua và gần như gắn liền với các vùng biển. Đây là động lực phát triển du lịch rất lớn. Chắc chắn đường sắt ra đời, tạo thêm 1 tuyến nữa rất lớn về vận tải, cũng là 1 sự cạnh tranh khốc liệt. Thì tôi tin rằng, đường sắt sẽ đủ sức cạnh tranh giữa vận tải đường bộ và hàng không".
Các chuyên gia đánh giá, việc làm đường sắt tốc độ cao của nước ta thời điểm này là cấp thiết và được coi là xương sống của hệ thống giao thông vận tải quốc gia, giúp kết nối các vùng miền và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thêm vào đó, tuyến đường sắt này hứa hẹn giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng và hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng tới một tương lai bền vững hơn cho ngành giao thông vận tải.
Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh (chuyên gia kinh tế), giao thông đường sắt là một trong những hình thức giao thông vận chuyển khối lượng lớn một cách nhanh chóng, linh hoạt và có kết nối phức tạp. Giao thông đường sắt cũng là một trong những ngành giao thông có chi phí thấp trong hoạt động giao thông vận tải.
Song, hoạt động giao thông đường sắt hiện nay lại có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất chậm. Vì thế, việc chúng ta quyết định xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam là một quyết định đúng đắn.
“Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng nó phù hợp với góc độ phát triển của nền kinh tế, khả năng về nguồn thu của nền kinh tế cũng như khả năng đầu tư của xã hội. Chúng ta xây dựng và phát triển đường bắt cao tốc Bắc Nam tốc độ 350 km/h để vận chuyển hành khách và đồng thời có thể tận dụng vận chuyển hàng hóa khi có năng lực dư thừa vào giờ không cao điểm là phù hợp".
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, bên cạnh những tiềm năng thì để triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là một bài toán rất phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có mức độ tính toán, quy hoạch một cách chính xác.
Bởi đây là một tuyến đường rất dài hơn 1500km, khối lượng vốn rất lớn với chi phí lên đến 67 tỷ USD và kỹ thuật rất phức tạp, lại đi qua nhiều địa hình, tỉnh thành khác nhau. Vì thế, cần xem xét nhiều vấn đề về quy hoạch, mức độ kỹ thuật của tuyến đường sắt cao tốc… để tính toán dự toán của dự án tránh việc đội giá, thay đổi quá tốc độ của dự án.
Ngoài ra, phải xem xét việc giải phóng mặt bằng cho dự án, xem xét quy hoạch về kết nối giao thông giữa các ga trung tâm của tuyến đường sắt với đường bộ, đường thủy, đường hàng không… để tăng tính thuận lợi và có chi phí thấp nhất.
“Một vấn đề liên quan đó là việc phối kết hợp giữa chính quyền địa phương và sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt các báo cáo khả thi cũng như là việc đánh giá hoạt động của hệ thống đường sắt trong tương lai. Từ đó, đảm bảo được tính hiệu quả của tuyến đường sắt cao tốc, đảm bảo sự hoàn vốn và tính năng hoạt động một cách thông thoáng của đường sắt khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Anh Tuấn (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT (Trường Đại học Việt Đức) nhận định, thời điểm hiện nay phù hợp để nước ta bàn và triển khai đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Tuy nhiên, dự án cũng đối mặt với nhiều thách thức cần những bước đi, những chiến lược cụ thể hơn như nguồn vốn, sức đi lại của hành khách và làm chủ công nghệ.
Bởi đường sắt tốc độ cao 300 – 350km/h sẽ có công nghệ rất hiện đại, tinh vi: hệ thống ray là ray hàn liền không có liền mạch, hệ thống tàu được điều khiển bằng các hệ thống máy tính. Do đó trước khi làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao thì phải làm chủ công nghệ đường sắt đô thị hiện nay.
“Khi quyết nghị này thông qua thì cần phải triển khai các giải pháp, chính sách, các bước đi cụ thể hơn nữa và phải chuẩn bị nguồn lực. Ngoài 70 tỷ USD thì phải chuẩn bị các nguồn lực để chúng ta làm chủ tiếp cận, làm chuyển giao và làm chủ các công nghệ về đường sắt tốc độ cao để giúp cho Việt Nam chuyển mình về nền kinh tế, chuyển mình về mức độ phát triển về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim, cơ khí, những công nghệ tinh vi khác”.
Có thể thấy, để hiện thực hóa “giấc mơ” đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, cần có những giải pháp đồng bộ và kịp thời từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng. Đầu tiên, việc thiết lập một cơ chế huy động vốn hiệu quả, kết hợp giữa nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân là rất cần thiết. Đồng thời, cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt những rào cản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm từ các quốc gia đã thành công trong phát triển đường sắt tốc độ cao sẽ giúp Việt Nam không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao chất lượng dự án.
Chỉ khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động hiệu quả các nguồn lực và sự ủng hộ từ cộng đồng sẽ là chìa khóa cho sự thành công của dự án này trong tương lai.
Đã nghĩ lớn thì phải làm nhanh
Không phải tới bây giờ ý tưởng về tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam mới xuất hiện mà hơn 10 năm trước đề xuất này đã được đặt trên bàn nghị sự của Quốc hội. Vì nhiều lý do khách quan mà các đại biểu đã quyết định tạm gác lại.
Giờ đây, tuyến đường sắt tốc độ cao với khổ đường ray 1,435m nối Hà Nội và TPHCM không chỉ được nhắc tới đơn thuần mà đã được Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng xác định là 1 dự án chiến lược của quốc gia.
Vẫn còn không ít những nghi ngờ về tính khả thi của dự án này khi năng lực của ngành đường sắt, ngành công nghiệp, điện khí hoá, cơ khí chính xác, trình độ nhân lực, công nghệ của nước ta…vẫn còn ở rất xa so với chuẩn mực của cái gọi là công nghệ đường sắt tốc độ cao.
Tuy nhiên, từ những bước ngoặt thần kỳ như hoàn thành hơn 1000km đường bộ cao tốc trong 3 năm hay thần tốc đưa đường dây 500kw mạch 3 về đích sau hơn 6 tháng đang cho thấy viễn cảnh về 1 tuyến đường sắt hiện đại với tốc độ tối đa lên đến 350km/h sau 1 thập kỷ nữa là hoàn toàn có cơ sở.
Tất cả thống kê, phân tích hay dự báo đều cho thấy những lợi ích vô cùng to lớn mà tuyến đường sắt tốc độ cao này mang lại cho quốc gia. Song cũng cần phải tỉnh táo để nhìn nhận một cách thấu đáo, chính xác những thách thức mà dự án tỷ đô này phải đối mặt để không phải đi vào vết xe đổ mà 1 số quốc gia gặp phải.
Chúng ta đã “Nghĩ Lớn” khi xác định tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam này là hạ tầng chiến lược, là bộ mặt của quốc gia chứ không chỉ là sản phẩm của tư duy đầu tư “lỗ - lãi” thông thường.
Do vậy, những việc cần làm tiếp theo phải thực sự khẩn trương, quyết liệt, với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, bởi chỉ cần 1 chút do dự thôi thì đoàn tàu tốc độ cao này sẽ không thể về ga an toàn.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.