Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo số liệu được công bố bởi Bộ GTVT Trung Quốc vào đầu tháng 9, đường sắt quốc gia này trong đợt cao điểm hè vừa qua đã phục vụ gần 900 triệu lượt hành khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình có hơn 14 triệu lượt khách lựa chọn đi tàu mỗi ngày, tính từ đầu tháng 7 tới hết tháng 8. Tổng cộng trong 7 tháng đầu năm, đã có gần 38 tỷ chuyến đi liên vùng được thực hiện, tăng 6,6%.
Theo bà Dan Wang, chuyên gia kinh tế, ngân hàng Hằng Sinh, Trung Quốc, dù ngành đường sắt quốc gia tỷ dân đang chịu nợ công lớn, nhưng không thể bỏ qua những lợi ích mà đường sắt cao tốc đem lại như thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền, thúc đẩy du lịch v.v…
Như tại tỉnh Liêu Ninh nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, người dân nơi đây tự hào có đất nông nghiệp màu mỡ cùng nhiều di sản văn hoá phi vật thể phong phú. Nhờ sự phát triển của đường sắt cao tốc mà khách du lịch, người dân ở các nơi khác ngày càng dễ tiếp cận với văn hoá và di sản của tỉnh.
Thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh còn được biết đến với cái tên “thành phố hoá thạch” nhờ nhiều khám phá quan trọng về cổ sinh vật học. Ông Liu Changhua, giám đốc Công viên địa chất Quốc gia Triều Dương chia sẻ:
“Trong nhiều năm, chúng tôi đã háo hức chờ đợi đường sắt cao tốc mở cửa vì nhờ đó mà chúng tôi sẽ có nhiều khách du lịch hơn. Hiện, chỉ mất ít hơn 2 tiếng để đi tàu cao tốc từ Bắc Kinh tới Triều Dương, nhanh gấp 3 lần so với đi tàu thường, vì vậy mà lượng du khách tới đây đã tăng gấp đôi”.
Không chỉ ngành du lịch ở Liêu Ninh, mà nhiều ngành nghề khác của tỉnh cũng được hưởng lợi từ đường sắt cao tốc. Tại Liêu Ninh có nghề làm giấm thủ công có bề dày lịch sử lâu đời. Trước khi có tàu cao tốc, các doanh nghiệp làm giấm tại đây đã gặp nhiều khó khăn để có thể duy trì và mở rộng thị trường. Ông Yu Runyuan, giám đốc một doanh nghiệp giấm ở Liêu Ninh chia sẻ:
“Trước đây, chúng tôi chỉ có 1 chuyến tàu mỗi ngày, và nó mất 12 giờ để đến được Bắc Kinh hay Thẩm Dương. Nhưng từ khi có đường sắt cao tốc thì cả lưu lượng hành khách và hậu cần đều được cải thiện rõ rệt. Sản lượng hàng năm của chúng tôi hiện đã đạt mức 6.000 tấn, gấp đôi so với ngày trước”.
Tác động to lớn của đường sắt tốc độ cao tới sự phát triển kinh tế là điều không phải bàn cãi. Điển hình như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải dài 1.318 km, được khánh thành năm 2011, đã tạo sức bật lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Với tốc độ lên tới 350 km/h, tuyến này giúp giảm thời gian di chuyển giữa hai trung tâm kinh tế từ hơn 10 giờ xuống dưới 5 giờ, giúp tăng cường giao thương và hoạt động kinh tế giữa Bắc Kinh và Thượng Hải.
Sau khi tuyến đường này đưa vào khai thác năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các địa phương dọc tuyến tăng lên gấp đôi sau 10 năm, tương ứng tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm, trong vòng 10 năm từ 2012 - 2022. Theo Ngân hàng Thế giới, tuyến đường này đóng góp 0,3% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong những năm đầu vận hành, thúc đẩy các ngành dịch vụ, tài chính, và công nghệ cao.
Mạng lưới đường sắt cao tốc cũng tăng cường kết nối liên khu vực và thúc đẩy phát triển hài hòa giữa các khu vực. Đường sắt cao tốc đã tăng cường trao đổi giữa các khu vực phía Đông, Trung, Tây và Đông Bắc, thúc đẩy hiệu quả sự phát triển hội nhập của các khu vực của Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, đồng bằng sông Trường Giang, Khu Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Ma Cau (Trung Quốc) và các khu vực khác, tăng cường kết nối giữa các khu vực đô thị, thúc đẩy hội nhập đô thị và nông thôn, thúc đẩy hiệu quả sự phát triển đồng bộ của kinh tế và xã hội khu vực.
Việc phát triển đường sắt cao tốc để thúc đẩy kinh tế vùng miền cũng chính là mục tiêu của dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam tại Việt Nam. Mới đây, tại buổi thông tin về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam do Bộ GTVT tổ chức vào chiều 1/10, tính toán của Bộ GTVT cho biết, thời gian hoàn vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 17,7 năm. Nguồn thu từ giá vé khó có thể bù đắp chi phí nhưng nguồn thu từ quỹ đất khi phát triển các khu đô thị, khu thương mại hứa hẹn đem lại hàng tỷ USD cho ngân sách...
Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao cho rằng, dự án sẽ là cú hích cho phát triển kinh tế:
“Khi có các nhà ga của đường sắt tốc độ cao ở 20 tỉnh thành, chắc chắn sẽ có kết nối giao thông tới các tỉnh khác để sử dụng tuyến này. Có thể tiếp tục là đường sắt, có thể là đường bộ tốc độ cao hay các hình thức khác, đó là sự tác động lan toả. Có thể sự tác động này chưa hiện hữu, nhưng sẽ có vai trò quan trọng hơn cả sự tác động trực tiếp của dự án đường sắt.”
Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT chia sẻ: “Chúng ta không được hoàn vốn của riêng dự án đường sắt này, nhưng chúng ta có thể hoàn vốn thông qua việc phát triển không gian kinh tế, đi cùng với cả động lực phát triển của du lịch, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá v.v… đó là cách chúng ta thu hồi vốn, chứ không phải như cho thuê nhà hay biệt thự. Đây là cách mà cả thế giới làm”.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.