Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Hỗ trợ nhân viên giao hàng, tài xế taxi tự do bị thương khi làm việc

Hoàng Anh: Thứ bảy 06/01/2024, 10:02 (GMT+7)

Tại Singapore, một chương trình cứu trợ ngắn hạn chấn thương lao động mới dành cho những người làm công việc tự do và giao hàng mới đây đã được công bố. Theo đó, từ năm 2024, nhân viên giao hàng và những người lái xe tự do khác bị thương khi làm việc có thể nhận được một khoản hỗ trợ.

 

Ảnh: CNA

Ảnh: CNA

Vụ va chạm với một xe máy khác vào tháng 9/2020 đã khiến anh Goh Yong Wei, 31 tuổi, một tài xế tự do, bị gãy tay và mất tới 220.000 đô la Singapore cho chi phí y tế. Anh Goh chỉ nhận được phần lớn số tiền bảo hiểm của mình 3 năm sau đó.

Anh Goh nhớ lại cảm giác bất lực vào thời điểm ấy: “Số tiền tiết kiệm của tôi cạn kiệt rất nhanh. Cánh tay phải của tôi bị gãy nên tôi không thể làm bất kỳ công việc nào, không thể click chuột nên tôi cũng không thể làm công việc văn phòng nào ở nhà nên đã thất nghiệp suốt 6 tháng. Tôi sắp hết tiền rồi, bạn biết đấy, tôi bắt đầu hoảng sợ”.

Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ chương trình hỗ trợ tài chính nào mà tài xế tư nhân, tài xế taxi hoặc nhân viên giao hàng tự do có thể áp dụng nếu bị thương khi làm việc.

Thế nhưng, bắt đầu từ 15/1/2024, những người bị thương khi đang làm việc sẽ có thể nộp đơn xin phiếu mua hàng siêu thị NTUC Fairprice trị giá 250 đô la Singapore để giúp họ trang trải trong khi chờ đợi thêm viện trợ từ các chương trình cứu trợ khác.

Tổng thư ký NTUC Ng Chee Meng cho biết: “Số tiền này có thể không nhiều, 250 đô la Singapore, nhưng nó giúp ích trong hai tuần để nuôi sống các thành viên của chúng tôi và gia đình họ. Chúng tôi sẽ cố gắng giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng ba ngày kể từ khi nộp đơn và hy vọng điều này sẽ giúp các thành viên tập trung vào quá trình phục hồi.”

Để đủ điều kiện nhận hỗ trợ, người lao động bị thương phải được chỉ định nghỉ phép để chữa bệnh hoặc nhập viện trong thời gian liên tục từ 5 ngày trở lên.

Các thành viên có thể đăng ký chương trình này thông qua các hiệp hội của họ, các hiệp hội này sẽ đánh giá đơn đăng ký và phát phiếu mua hàng cho các thành viên hoặc thành viên gia đình được chỉ định của họ trong vòng 48 đến 72 giờ kể từ khi đăng ký thành công.

Cô Suhada Abdullah, một bà mẹ đơn thân 49 tuổi với 5 đứa con, phải làm việc toàn thời gian với công việc tài xế giao hàng để trang trải cuộc sống; đã không thể làm việc khi gặp hai vụ tai nạn trong năm nay, lần thứ nhất là do bị văng khỏi xe máy khi bị một phương tiện khác tông vào, còn lần thứ hai là khi bị một phương tiện khác tông vào khi xe máy của cô đang đứng yên trong một ngày mưa: “Khi tôi đang đi giao hàng, tôi đã gặp phải hai vụ tai nạn. Tôi đã phải 2 tháng để hồi phục chấn thương”. 

Do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, cô Suhada Abdullah  cho biết phiếu mua hàng trị giá 250 đô la Singapore cho một lần hỗ trợ sẽ chỉ đủ để chi trả cho một hoặc hai chuyến đi mua sắm trước khi cô phải quay lại làm việc.

"Có còn hơn không. Tôi hi vọng NTUC có thể tiếp tục hỗ trợ chúng tôi cho đến khi chúng tôi ổn định sau tai nạn”, cô Suhada cho biết.

Ảnh: straitstimes

Ảnh: straitstimes

Anh Goh Yong Wei, Chủ tịch của Hiệp hội các nhà giao hàng quốc gia đồng thời là một tài xế tự do chia sẻ phiếu mua hàng sẽ giúp “những khó khăn ban đầu” do không thể làm việc có thể được giảm bớt và anh ấy vẫn có thể “có thức ăn” trong những ngày chờ đợi sự hỗ trợ dài hạn hơn như từ bảo hiểm cá nhân.

Về mặt cá nhân, anh Goh thích tiền mặt hơn phiếu mua hàng, nhưng thừa nhận rằng phiếu mua hàng sẽ đảm bảo ít “lạm dụng” hơn và việc “đánh lừa hệ thống” với tờ phiếu này sẽ khó hơn so với việc thanh toán bằng tiền mặt, vốn đòi hỏi “có trách nhiệm giải trình cao hơn”.

Tương tự, cô Shanti Kaur Hari Singh Bajwa đã phải nghỉ việc ba tháng nói rằng cô vẫn thích phiếu mua hàng hơn vì chúng sẽ chỉ được chi cho những nhu cầu cần thiết.

Còn tại nước ta, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông tin, tính đến nay, cả nước có khoảng 200.000 lái xe công nghệ (mô tô, ô tô) cung cấp dịch vụ chở người hoặc vận chuyển thức ăn, hàng hóa được điều hành trên nền tảng công nghệ.

Theo anh Quang Minh, một tài xế Grab, hiện chưa có một hiệp hội chính thức nào bảo vệ quyền lợi của tài xế công nghệ, mà chỉ có các hội nhóm Zalo để anh em tài xế trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ trong công việc cũng như cuộc sống.

“Theo tôi thì cũng nhóm hội anh em chạy xe vào nhóm đấy, cũng bầu ông tổ trưởng để điều hành nhóm đấy mà không chỉ có một nhóm mà rất nhiều nhóm 5,7 nhóm gì đấy thì cũng bầu ra 5,7 ông tổ trưởng. Anh em vào đấy để giao lưu hỏi kinh nghiệm chia sẻ này kia”, anh Minh cho biết.

Hiện nay, gần như 100% các hãng xe đều đã mua bảo hiểm tai nạn theo chuyến đi nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều tài xế cho biết các thủ tục về gói bảo hiểm tai nạn và chăm sóc sức khỏe để được chi trả khá nhiêu khê về thủ tục. Còn bảo hiểm sức khỏe hãng phân loại từng thứ hạng chứ không phải 100% tài xế được hưởng.

Trong khi đó, công việc của các tài xế công nghệ phải đối mặt với rủi ro cao như tai nạn nghề nghiệp, nguy cơ bị xâm hại, cướp giật… nên rất cần chính sách an sinh về lâu dài và một tổ chức đại diện cho tài xế công nghệ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nhóm lao động này.

 

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Việc phát hiện, chữa cháy có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng cơ sở tại chỗ. Nhận ra vai trò của nhân dân cho công tác chữa cháy của địa phương mà lão nông Hai Ri đã mạnh dạn lập ra Đội chữa cháy lưu động tình nguyện tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Trong tháng 7/2024, đã ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.

Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên xe cấp cứu

Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên xe cấp cứu

Xe cấp cứu có quyền ưu tiên khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Tuy vậy, con đường tới chỗ bệnh nhân và đưa họ tới bệnh viện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, mới đây đảo quốc Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên giao thông cho xe cấp cứu nhằm giảm thời gian di chuyển của phương tiện này.