Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô

Thái Sơn: Chủ nhật 15/12/2024, 09:13 (GMT+7)

Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.

Con số thống kê mới nhất được tổng hợp từ các công ty tài chính ở Mỹ cho thấy, hơn 100 triệu người dân Mỹ đang có khoản nợ vay mua ô tô và tổng số nợ hiện lên đến mức cao kỷ lục là 1,5 nghìn tỷ USD.

Theo Công ty báo cáo tín dụng Experian, mỗi tháng những người mua xe theo hình thức trả góp tại Mỹ phải trả thêm khoản lãi suất vay khoảng 725 USD cho một chiếc xe mới và hơn 500 USD đối với xe đã qua sử dụng.

Bà Melinda Zabritski, Giám đốc quản lý cấp cao tại Experian cho biết: “Chúng tôi thấy số dư nợ chưa thanh toán tiếp tục tăng trong khi người tiêu dùng vẫn đang vay tiền để mua ô tô”.

Theo một cuộc khảo sát mới đây của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, khoảng 8% số nợ vay mua ô tô đã quá hạn trong năm qua, mức cao nhất kể từ năm 2010. Điều này cho thấy, nhiều người tiêu dùng Mỹ đang phải vật lộn để thanh toán các khoản vay, trong bối cảnh bức tranh việc làm ngày càng tệ hơn.

Việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ - Ảnh motor1.com

Việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ - Ảnh motor1.com

Ông Ted Jenkin, Giám đốc điều hành Công ty lập Kế hoạch tài chính oXYGen Financial, cho rằng, hiện nay, nhiều người Mỹ đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính nhưng họ vẫn chi tiêu ngay cả khi không đủ khả năng chi trả.

Trong khi đó, bà Joanna Dean, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng tại Toyota Financial nhận định: “Ngoài việc mua nhà, một chiếc ô tô mới là khoản mua sắm lớn thứ hai đối với hầu hết mọi người. Với giá giao dịch như hiện nay, cần phải đủ khả năng tài chính mới có thể mua được xe”

Sean Miller, 32 tuổi, sống ở quận Brooklyn, thành phố New York, cho biết, năm 2019 anh mua một chiếc ô tô trị giá gần 50.000 USD.

Sean chỉ đặt cọc trước 10.000 USD nhưng phải trả lãi suất gần 4% trong thời hạn 72 tháng và mỗi tháng phải trả gần 600 USD. Cho đến khi tất cả khoản vay được trả hết, ngân hàng sẽ giữ quyền sở hữu chiếc ô tô và có thể thu hồi bất cứ khi nào nếu Sean chậm trả nợ: “Quyết định mua xe cách đây nhiều năm khiến tôi phải trả giá cho đến ngày nay, với tổng số tiền lãi lên đến gần 5.000 USD. Nếu bán xe ở thời điểm này, tôi thậm chí còn lỗ từ 10.000 đến 15.000 USD. Trong khi phải mất ít nhất 3 hoặc 4 năm nữa tôi mới sở hữu được chiếc xe này trước khi trả hết các khoản vay. Đây là điều cản trở tôi tiết kiệm tiền để lập gia đình”.

Tại Mỹ, để mua ô tô người dân có thể vay trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đại lý xe. Tuy nhiên, xác định mức lãi xuất và các điều khoản vay phụ thuộc vào sự tin tưởng và khả năng trả nợ của người vay.

Thông thường, bên cho vay sẽ xem xét các yếu tố như tài sản, thu nhập, chi phí, tổng các khoản nợ phải trả và điểm tín dụng của khách hàng.Trong bối cảnh giá cả leo thang, người tiêu dùng Mỹ ngày càng khó tiếp cận ô tô. Công ty nghiên cứu Cox Automotive cho biết, giá trung bình của một chiếc ôtô mới trong năm nay là hơn 48.000 USD, tăng 21% so với 5 năm trước.

Ông Mark Wakefield, chuyên gia của từ AlixPartners, cho biết thị trường xe mới đang dần chuyển sang những người giàu có. Còn người thu nhập trung bình phải mua xe cũ và ít có khả năng đổi phương tiện mới.

Ô tô đỗ tại bãi đậu xe của một đại lý Chevrolet ở Chicago, Mỹ - Ảnh Getty Images

Ô tô đỗ tại bãi đậu xe của một đại lý Chevrolet ở Chicago, Mỹ - Ảnh Getty Images

Những người trẻ tuổi cũng đang gặp nhiều vấn đề hơn, trong đó khoản nợ mua ô tô của thế hệ Gen Z rơi vào tình trạng quá hạn nghiêm trọng.

Thực tế, không ít khách hàng mua ô tô đã đệ đơn kiện hoặc khiếu nại đối với các đơn vị cho vay với cáo buộc có hành vi phân biệt đối xử và bất hợp pháp.

Anh Sean Miller bày tỏ: “Rất nhiều nhân viên bán ô tô mà tôi từng gặp, không phải tất cả, nhưng nhiều người trong số họ đang làm việc một cách vội vàng với mục đích bán xe với giá cao nhất để đạt được một khoản hoa hồng lớn chứ không quan tâm đến lợi ích của người mua, đó không phải vì sinh kế tài chính của họ và gia đình họ”.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Kathleen Engel, Giáo sư luật từ Đại học Suffolk cho biết, khi vay gián tiếp mua ô tô từ các đại lý xe, nếu không để ý kỹ, người dùng còn chịu mức chênh lệch lãi xuất đáng kể. Theo đó, đi kèm với những điều khoản cho vay, các đại lý xe thường đưa ra mức lãi xuất cao hơn so với ngân hàng hay tổ chức tài chính: “Ví dụ một hãng tài chính đưa ra mức lãi xuất tối thiểu là 7%, nhưng các đại lý có thể tăng nó lên 9% và người tiêu dùng không bao giờ biết về giao dịch đó. Điều này vi phạm tất cả các chuẩn mực của chúng ta về sự công bằng hay cách thức hoạt động của thị trường”.  

Tại Việt Nam, mua một chiếc ô tô để đi lại cũng là khoản đầu tư lớn đối với nhiều người. Chị Minh Thùy, quận Cầu Giấy, Hà Nội người đang có nhu cầu mua một chiếc ô tô trả góp chia sẻ: “Mình hiện có khoảng 200 triệu, muốn mua một chiếc xe tầm giá từ 400-500 triệu nên là đang cân nhắc mua trả góp. Nhưng hai vợ chồng cũng đang phải tính toán rất kỹ vì mỗi tháng dành dụm tối đã cũng chỉ được 15 đến 20 triệu thôi. Đấy là chưa kể chi phí phát sinh”.

Theo các chuyên gia, khi quyết định ngân sách dành cho ô tô, trước hết người mua cần đánh giá toàn bộ chi phí sở hữu xe, gồm chi phí mua xe, các loại thuế và phí cần trả.

Dựa trên năng lực tài chính thực tế, khách hàng có thể quyết định số tiền vay tính theo giá trị xe và thời gian vay phù hợp để cân chỉnh khoản vay lãi ngân hàng. Hiện hầu hết ngân hàng đều áp dụng chính sách linh hoạt cho khoản vay mua ô tô và tư vấn chi tiết về nghĩa vụ tài chính trước khi khách hàng đặt bút ký đơn vay vốn.

Tuy nhiên, những người mua xe theo hình thức trả góp cần lưu ý lựa chọn ngân hàng phù hợp, bên cạnh đó tính toán kỹ về số tiền hàng tháng phải trả để tránh gặp khó khăn trong việc trả nợ. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.