Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhịp cầu giao thông

Giảm sức người nhờ tổ chức lại giao thông nút cầu Định Công

Quách Đồng: Thứ ba 01/08/2023, 15:29 (GMT+7)

Việc giảm thiểu số lượng ô tô từ đường Giải Phóng lưu thông qua cầu Định Công vào giờ cao điểm đã giúp giảm đáng kể tình trạng xung đột giao thông tại khu vực này.

Sinh sống tại tòa nhà CT36 Định Công, Hoàng Mai (Hà Nội), anh Đỗ Hoàng Thắng từng rất chật vật mỗi buổi sáng đi làm và trở về vào cuối ngày. Phố Định Công đã nhỏ hẹp, cầu Định Công lại như nút thắt cổ chai, gánh toàn bộ cư dân từ hàng chục tòa nhà cao tầng trong khu vực cùng ra đường một thời điểm khiến khu vực này thường xuyên ùn tắc.

Bởi vậy, việc Hà Nội điều chỉnh phân luồng tại cầu Định Công, cấm một chiều ô tô lưu thông qua cầu vào giờ cao điểm  đã giảm đáng kể lưu lượng phương tiện qua khu vực này:

"Em nghĩ là giao thông đã tốt hơn, nhiều người sẽ đi được ổn định hơn, tuyến này không bị ùn lại nữa", anh Thắng chia sẻ.

Ông Trần Quang Nam, lái xe dịch vụ trong khu đô thị mới Định Công cũng cảm nhận mật độ tham gia giao thông qua cầu Định Công giảm rõ rệt sau gần 2 tháng tổ chức lại giao thông tại khu vực này, nhất là việc giảm đảng kể số lượng ô tô từ đường Giải Phóng qua cầu Định Cộng.

Theo ông Nam, trước đây, không chỉ cầu Định Công, mà cả đường Trịnh Đình Cửu, lối ra đường Lê Trọng Tấn cũng thường xuyên ùn tắc: "Không bị tắc nữa, bởi vì nó cứ theo dòng chảy nó chạy nên không bị tắc nữa. Bây giờ lưu lượng của mình, xe đi lại nhiều, thông được như thế là quá tốt".

Nút cầu Định Công. Ảnh: Dân Việt

Nút cầu Định Công. Ảnh: Dân Việt

Tuy vậy, một số người dân, người tham gia giao thông trong khu vực cũng thừa nhận, khi vắng lực lượng chức năng, tình trạng phương tiện đi lại lộn xộn vẫn diễn ra:

"Nếu đi đúng thì em nghĩ nó sẽ có hiệu quả. Nếu có giao thông điều phối thì còn được, nếu không thì mọi người cứ đi lại lộn xộn thôi".

"Đoạn này hay có xe đi lại nhiều, nên thật ra phân làn thì hiệu quả, nhưng ý thức tham gia giao thông thì chưa được nâng lên nhiều lắm".

Ông Cao Văn Hiệp, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ đầu tháng 6/2023, khi tổ chức giao thông tại khu vực cầu Định Công theo hướng: cấm các phương tiện ô tô (trừ xe buýt) rẽ phải từ cầu Định Công vào đường Trịnh Đình Cửu trong giờ cao điểm; Cấm các phương tiện ô tô (trừ xe buýt) rẽ trái từ cầu Định Công vào đường Trịnh Đình Cửu trong giờ cao điểm theo hướng từ đường Giải Phóng đi vào cầu; Cấm các phương tiện xe ô tô (trừ xe buýt) từ cầu Định Công đi thẳng vào đường Định Công (theo hướng từ đường Giải Phóng đi vào cầu) trong giờ cao điểm.

Việc giảm thiểu số lượng ô tô từ đường Giải Phóng lưu thông qua cầu Định Công vào giờ cao điểm đã giúp giảm đáng kể tình trạng xung đột giao thông tại khu vực này:

"Sức người cơ bản đã được giảm, người dân tham gia người ta đã theo nếp, theo sự hướng dẫn của lực lượng chức năng thì nó sẽ cải thiện rất nhiều. Trước đây thì các khung giờ, đặc biệt là buổi trưa cũng vẫn cứ ùn tắc, đến bay giờ các lực lượng chức năng người ta chỉ bố trí các khung giờ cao điểm thôi", ông Hiệp cho biết.

Lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cũng cho hay, về lâu dài, liên ngành cũng đã thống nhất báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo Công ty Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị hoàn thiện đoạn đường Nguyễn Cảnh Dị và bàn giao cho UBND Thành phố để tổ chức giao thông cho các phương tiện lưu thông; đồng thời đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khi đường vành đai 2.5, trước mắt thi công trước cầu bắc qua sông Lừ… để giảm thiểu các nút thắt tại khu vực điểm nóng về ùn tắc này.

 

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?