Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chiếc đèn pin là vật dụng không thể thiếu khi đi tập thể dục buổi chiều tối với ông Đoàn Văn Khải, ở phố Nông Quốc Chấn, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Ông Khải cho biết, đoạn đường này nối từ cổng làng lụa Vạn Phúc đến khu đô thị mới Văn Khê đã hoàn thiện được khoảng 5 năm nay nhưng vẫn chưa có hệ thống đèn chiếu sáng:
"Mất an toàn khi tham gia giao thông và cả an ninh trật tự nữa. Bác rất hay đi bộ, đi xe đạp thể thao buổi tối, nhưng mà đi ở đây rất là tối. Bác chỉ mong các cấp chính quyền lắp hệ thống đèn chiếu sáng. Chưa xảy ra va chạm chết người hay thương tích nặng, nhưng va chạm nhẹ thi thoảng cũng có", ông Khải nói.
Tương tự, tại nhiều đường phố khác trên địa bàn quận Hà Đông, người tham gia giao thông phải dò dẫm di chuyển khi đèn chiếu sáng đã có nhưng không hoạt động. Đó là phố Hoàng Đôn Hòa (đoạn từ ngã ba Hà Trì đến ngã tư Văn Khê, phường Phú La), phố Hà Trì (một đoạn khoảng 500m từ ngã năm Hà Trì, phường Hà Cầu), hay đoạn đường qua Aeon Mall Hà Đông (nối từ đường Tiến Thành đến Sa Đôi, phường Dương Nội),…
Người dân đi lại nhờ đèn chiếu sáng của phương tiện và ánh đèn lờ mờ từ các hộ dân sống ven đường:
"Không nhìn rõ đâu, buổi tối đèn hai bên đường này có bật đâu, có trường hợp tai nạn ở đây rồi".
"Tối om, không bật đèn hoặc thiếu ánh sáng thì mọi người đi đường thường bật đèn pha, có người mắt kém là sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn".
"Không có đèn thì em rất khó nhìn thấy các phương tiện xung quanh, không biết có xe nào đi sau không để mình né, đường ở đây có rất nhiều ổ gà".
Không chỉ người đi bộ, đi xe hai bánh mà cả người điều khiển xe ô tô cũng cảm thấy phấp phỏng. Tài xế xe tải Bùi Văn Thắng thường phải căng mắt quan sát khi lưu thông qua nhiều khu đô thị mới ở quận Hà Đông, những nơi đông dân cư nhưng không bật đèn cao áp: "Có đèn nhưng lại không bật, kiểu như làm bằng thừa ý. Rất là lo sợ người trong ngõ lao ra, mình không kịp phanh, không kịp phản ứng chẳng hạn thì sẽ gây ra nhiều điều không mong muốn. Mình cũng mong đơn vị chủ quản đoạn đường cố gắng bật đèn trong khung giờ cần thiết, người đi bộ với trẻ em rất là nhiều".
Liên quan vấn đề này, trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, UBND TP. Hà Nội cho biết, dự án đường 18,5m Hà Trì đi Phúc La - Văn Phú hiện vướng mặt bằng, chưa thi công đồng bộ như thiết kế, hệ thống đèn đường chiếu sáng chưa được lắp đặt.
Còn đại diện UBND phường Phú La cho biết đã nhiều lần có văn bản đề nghị kiểm tra, đấu nối, đưa vào khai thác, quản lý hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên phố Hoàng Đôn Hòa. Song đến nay, kiến nghị vẫn chưa được giải quyết.
Theo PGS. TS. Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng, bộ mặt giao thông đô thị của thành phố đã thay đổi nhanh chóng nhờ chủ trương hạ tầng giao thông “đi trước một bước”. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn tồn tại, bất cập, đặc biệt những quận huyện có tốc độ đô thị hóa cao, cần sự phối hợp, trách nhiệm cao nhất giữa chính quyền các cấp với những đơn vị có liên quan:
"Vai trò của chính quyền cơ sở là quan trọng, các đồng chí giám sát các công trình trên địa bàn của mình, trong quá trình họ thi công cũng như trong quá trình khai thác. Và có vấn đề gì thì các đồng chí phải lập tức phản ánh lên. Một lần, hai lần,… thậm chí phải tìm cơ quan có thẩm quyền cao nhất để kiến nghị, để giải quyết những tồn đọng trong lĩnh vực giao thông, để người dân được nhờ", PGS. TS. Bùi Thị An nêu ý kiến./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.