Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Tư, 2/4/2025
Thị thành ký

Chướng ngại vật tràn lan, giao thông kiểu “lạ đời” trong các khu đô thị tự quản

Chu Đức - Ngọc Tuấn: Thứ năm 20/03/2025, 10:23 (GMT+7)

Rào chắn tùy tiện, những biển báo rỉ sét, mất chữ, những biện pháp tình thế lạ đời như căng dây cùng biển cấm đỗ xe... Mối nguy mất an toàn giao thông hiện hữu trong mắt người dân, người đi đường, khả năng kết nối giao thông hạn chế…

Đó là những gì đang diễn ra ở các khu đô thị Thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm) và Tây Hồ Tây (quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, TP Hà Nội). Điểm đáng chú ý, tại các tuyến đường trong hai khu đô thị này vắng bóng lực lượng chức năng, vì phần lớn hạ tầng đều chưa được bàn giao về cho thành phố quản lý.

Đường nội bộ số 23 qua khu đô thị Thành phố Giao lưu nối Khu đô thị Tây Hồ Tây với đường Phan Bá Vành bị cụt ở cuối đường.

Đường nội bộ số 23 qua khu đô thị Thành phố Giao lưu nối Khu đô thị Tây Hồ Tây với đường Phan Bá Vành bị cụt ở cuối đường.

Nếu đi từ hướng Phạm Văn Đồng vào trung tâm thành phố Hà Nội, cổng đầu tiên rẽ vào Khu đô thị Thành phố giao lưu sẽ là đường nội bộ số 23. Không khó để phát hiện điểm bất thường trên con đường này. Đây là con đường… cụt, kết nối Khu đô thị Tây Hồ Tây với, đường Phạm Văn Đồng, Thành phố giao lưu, đang được thi công dang dở đoạn cuối, chưa đấu nối vào đường Phan Bá Vành cắt ngang.

Ở giữa đường nội bộ số 23 sát mép bên trái phần đường cả hai chiều (tính từ dải phân cách khoảng 1m) đều có những biển báo tự chế được đắp lên chậu đất, lốp xe cùng với dây chăng. Để hạn chế người lạ đi vào không quen, có thể đâm vào các biển báo tự chế này, người dân và ban quản lý khu đô thị đã sử dụng các vật liệu phản quang để gây sự chú ý.

Khu đô thị Thành phố Giao lưu có 3 điểm kết nối chính với vành đai 3 (đường Phạm Văn Đồng) vốn khá đông đúc.

Khu đô thị Thành phố Giao lưu có 3 điểm kết nối chính với vành đai 3 (đường Phạm Văn Đồng) vốn khá đông đúc.

Nguồn cơn của sự việc oái oăm này, đường rộng rãi, thoáng đãng mặt cắt tới 40m bỗng chốc mất đi phần diện tích lớn ở giữa bởi chướng ngại vật, theo ông Trần Ngọc Thành, cư trú tại số nhà 24 đường nội bộ số 23 Khu đô thị Thành phố giao lưu là có nguyên do.

Vào giờ cao điểm, mật độ cư dân và phương tiện rất cao theo hướng Phạm Văn Đồng đi đường số 23, các tuyến nội bộ khác sang Phan Bá Vành, đi Hoàng Công Chất để tới Quốc lộ 32.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Thành, quản lý giao thông trong các tuyến đường nội bộ gần như “vô chủ”. Các phương tiện của cư dân, của người nơi khác đến đỗ tràn lan ra cả hai bên đường, dẫn đến một chiều đường có 3 làn ô tô thì mất 2 làn đỗ xe:

“Vì quá bức xúc, ban quản lý dự án không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Còn theo luật thì anh cứ đỗ ở bên trái đường một chiều là vi phạm rồi, Nghị định 168 phạt nặng lắm. Nhưng ban quản lý không phạt được nên những người đỗ ô tô mới nhờn, mới đỗ sang bên trái. Đây là biện pháp tôi cho là tình thế. Còn thực ra những dây chăng thế này, cột mốc, biển báo thế này thì thực ra trong hệ thống quy chuẩn báo hiệu đường bộ thì không có.

Nếu cơ quan chức năng đi kiểm tra thường xuyên, thì những biển báo này không cần thiết. Nhưng nếu không có thì lại đỗ trà ra, 3 làn chỉ còn 1 làn, đương nhiên đi lại va quệt, tai nạn, ngã xe là chuyện bình thường”.

Điểm kết nối phụ khá chật hẹp và phải đi vòng qua ngõ nhỏ để ra Phan Bá Vành (hướng kết nối đi Quốc lộ 32).

Điểm kết nối phụ khá chật hẹp và phải đi vòng qua ngõ nhỏ để ra Phan Bá Vành (hướng kết nối đi Quốc lộ 32).

Sở dĩ ông Thành cho rằng, tổ chức giao thông trong Thành phố giao lưu gần như “vô chủ” là bởi lực lượng chức năng gần như rất ít khi có mặt để xử lý những bất cập phát sinh trong khu đô thị này.

Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn bộ hạ tầng Thành phố giao lưu đều chưa được chủ đầu tư bàn giao về thành phố quản lý. Vì vậy, việc tổ chức giao thông trong các tuyến đường nội bộ hoàn toàn theo hình thức tự quản.

Giữa đường số 23 Thành phố Giao lưu mọc lên những chướng ngại vật để ngăn xe ô tô đỗ lung tung tại đây.

Giữa đường số 23 Thành phố Giao lưu mọc lên những chướng ngại vật để ngăn xe ô tô đỗ lung tung tại đây.

Anh Phạm Ngọc, một tài xế ở phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm thường xuyên lái xe qua khu vực này nhận xét: Do các tuyến đường vẫn chưa thi công xong nên đều được coi là đường nội bộ. Hệ thống biển báo hiệu, tổ chức giao thông còn hạn chế, đặc biệt là tình trạng giăng dây, lập biển báo cấm đỗ xe tự chế tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường: “Những biển báo chính người ta đặt tương đối ổn. Có biển để lâu thì nó bị mờ đi, không nhìn rõ, cần bảo dưỡng thường xuyên. Còn những biển báo không theo quy chuẩn dây chằng ghi chữ cấm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường thì nhiều khả năng các nhà hàng họ tự đặt. Không gian công cộng thì không nên làm như thế”.

Kết nối giao thông hạn chế tại KĐT Tây Hồ Tây

Theo quy hoạch, khu đô thị Thành phố giao lưu không chỉ có những điểm kết nối với đường Phạm Văn Đồng (vành đai 3) và một ngõ nhỏ ra Phan Bá Vành, mà còn một số tuyến đường nối với các dự án huyết mạch như: đường 40m Võ Chí Công-Phan Bá Vành; đường Hoàng Quốc Việt kéo dài rộng 50m (đường Hồ Tây-Ba Vì); Đường 21,5m nối Hoàng Quốc Việt - Phan Bá Vành; Đường quy hoạch Hoàng Quốc Việt kéo dài nối đường Tây Thăng Long.

Theo cư dân, ông Trần Ngọc Thành, giao thông ở đây gần như 'vô chủ' khi hạ tầng chưa bàn giao cho thành phố, trong khi BQL khu đô thị không có chức năng xử phạt vi phạm giao thông.

Theo cư dân, ông Trần Ngọc Thành, giao thông ở đây gần như 'vô chủ' khi hạ tầng chưa bàn giao cho thành phố, trong khi BQL khu đô thị không có chức năng xử phạt vi phạm giao thông.

Ông Trần Ngọc Thành bày tỏ mong mỏi sớm thông tuyến đường nội bộ số 23 hòa vào quy hoạch nối Võ Chí Công với Phan Bá Vành, quốc lộ 32. Bởi lẽ, khi không có đường lưu thoát, Thành phố giao lưu sẽ biến mình thành một “ốc đảo” bên cạnh vành đai 3:

“7-8 năm nay vì nhiều lý do, có thể do giải phóng mặt bằng thì bị chậm 5-10 năm là chuyện bình thường. Nhưng không thể để nó thành tiền lệ được, không thể duy trì thế mãi. Việc thông tuyến đường này không chỉ là mong mỏi cho người dân ở dãy phố này mà cả những người tham gia giao thông trong khu vực. Như vậy sẽ đi lại thông thoáng, giải tỏa lớn ùn tắc, người ta đi từ đây ra Quốc lộ 32, đi Hoàng Công Chất, đi Cổ Nhuế, Phan Bá Vành, nếu thông thì trục Phạm Văn Đồng sẽ thoát, còn không thì cứ ùn ùn về đường bé thôi”.

Những biển báo không theo quy chuẩn, những chướng ngại vật tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường biến giao thông trong Thành phố giao lưu trở nên hỗn loạn.

Những biển báo không theo quy chuẩn, những chướng ngại vật tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường biến giao thông trong Thành phố giao lưu trở nên hỗn loạn.

Có một số đặc điểm tương tự là khu đô thị Tây Hồ Tây liền kề Thành phố giao lưu. Do chưa triển khai giai đoạn 2 của dự án, các tuyến đường đi qua khu đô thị này thường xuyên bị “băm nhỏ” bởi hàng rào barie.

Phần lớn hạ tầng (trừ đường Hoàng Minh Thảo) chưa bàn giao về thành phố quản lý, dẫn đến việc tổ chức giao thông ở các điểm kết nối với trục đường chính còn nhiều bất cập.

Theo anh Phạm Ngọc, Thành phố giao lưu cần sớm được kết nối với 3 trục trục đường lớn quy hoạch của thành phố, cùng với đó là bàn giao hạ tầng để cơ quan chức năng cắm biển, tổ chức giao thông hợp lý

Theo anh Phạm Ngọc, Thành phố giao lưu cần sớm được kết nối với 3 trục trục đường lớn quy hoạch của thành phố, cùng với đó là bàn giao hạ tầng để cơ quan chức năng cắm biển, tổ chức giao thông hợp lý

Theo khảo sát của phóng viên, dù đã hoàn thành các trục đường chính của dự án, nhưng khu đô thị Tây Hồ Tây còn tới 14 vị trí trên đường Hoàng Minh Thảo, Xuân Tảo đang bị rào chắn barie.

Được biết, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo chủ đầu tư tháo dỡ rào chắn cho các phương tiện lưu thông để tăng khả năng kết nối giao thông trong khu vực.

Cách Thành phố Giao lưu không xa, KĐT Tây Hồ Tây còn tới 14 vị trí bị rào chắn, chưa kết nối ra các trục đường chính. Thành phố đang đề nghị dỡ rào chắn đủ điều kiện để tăng khả năng lưu thoát.

Cách Thành phố Giao lưu không xa, KĐT Tây Hồ Tây còn tới 14 vị trí bị rào chắn, chưa kết nối ra các trục đường chính. Thành phố đang đề nghị dỡ rào chắn đủ điều kiện để tăng khả năng lưu thoát.

Những khu đô thị chưa bàn giao hạ tầng, đường giao thông về thành phố quản lý đã và đang bộc lộ hàng loạt bất cập trong tổ chức, kết nối giao thông. VOV Giao thông sẽ tiếp tục đề cập hiện trạng này trong các chương trình tiếp theo./.

Chu Đức - Ngọc Tuấn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.