Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

“Ốc đảo giao thông” Hinode City

Chu Đức - Ngọc Tuấn: Thứ năm 27/02/2025, 10:29 (GMT+7)

Sổ đỏ ghi địa chỉ ở phố Minh Khai, nhưng đường vào lại nằm ở phố Kim Ngưu; Hầm gửi xe có 4 cửa ra vào, nhưng 3 cửa bị chặn bởi barie; Chủ đầu tư bị tố “trí trá” với cư dân, đơn phương tăng phí gửi xe nhưng chất lượng phục vụ không tương xứng.

Đường nội khu trở thành đường giao thông chính cho xe cơ giới cư dân và cả các tổ chức, cá nhân đến làm việc với… UBND phường; Mất an toàn giao thông đến mức có cư dân đã ngã dập mặt.

Đó là những gì đang xảy ra tại một trong những chung cư hạng sang, có vị trí đắc địa nhất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (TP.Hà Nội). Dự án Hinode City, từng được ví như “Bản hòa tấu Tokyo giữa lòng Hà Nội”, nay đã trở thành một một nốt trầm lạc nhịp, một “Ốc đảo” về giao thông của Thủ đô.

Tai nạn xảy ra cách đây khoảng 10 ngày, nhưng chị Lê Phương Lan, cư dân Hinode City vẫn chưa hết nơm nớp âu lo, xen lẫn bức xúc.

Mẹ của chị khi đi bộ cùng cả nhà về cổng 201 Minh Khai trong tình trạng tối om, mò mẫm trong môi trường không có đèn chiếu sáng, đã vấp vào vỉa hè và ngã ra đường: “Chủ đầu tư mở có 1/3 cổng thôi, 3/4 còn lại là chắn barie. Phải tránh qua barie mới đi vào được. Mẹ tôi không quen đường, trời tối quá mẹ tôi không nhìn thấy nên bị ngã, đập phần mặt, răng cửa trên xuống đường rất đau và hốt hoảng. Tôi đã đề nghị Tổ trưởng tổ dân phố phản ánh lên chủ đầu tư phải bật đèn. Rất nhiều cư dân đã phản ánh đường quá tối. Chú tổ trưởng đã chuyển thông điệp đến chủ đầu tư nhiều lần, nhưng họ từ chối. Nói thẳng ra là không bật. Và đến thời điểm này cũng chưa bật”.

Chị Lê Phương Lan bức xúc vì mẹ đẻ đi bộ bị tai nạn ngã dập mặt vì cổng vào nội khu Hinode City mặt đường Minh Khai bị rào chắn barie, tối om không có đèn chiếu sáng.

Chị Lê Phương Lan bức xúc vì mẹ đẻ đi bộ bị tai nạn ngã dập mặt vì cổng vào nội khu Hinode City mặt đường Minh Khai bị rào chắn barie, tối om không có đèn chiếu sáng.

Theo chị Lan, nguồn cơn tình trạng là do lối đi 201 Minh Khai, địa chỉ chính thức trong sổ đỏ của cư dân đã bị khóa trong nhiều năm. Cư dân buộc phải ra vào ở lối phụ 344 Kim Ngưu. 1 năm trở lại đây, sau khi cư dân đấu tranh, thậm chí mâu thuẫn đến đổ máu, chủ đầu tư mới miễn cưỡng mở hạn chế lối đi trên đường Minh Khai.

Ông Nguyễn Thế Bằng, một cư dân khác, phân tích: Cư dân ở dự án Hinode City đang gặp phải nguy cơ rất cao về mất an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, cứu nạn cứu hộ. Theo thiết kế ban đầu, phần lớn đường nội khu sẽ dành cho người dân đi bộ, các phương tiện cơ giới sẽ đi thẳng vào cửa hầm từ phía mặt đường Minh Khai (vành đai 2,5) vốn rất thoáng và rộng.

Tuy nhiên, theo ông Bằng, trong thời gian dài, chủ đầu tư đã “dồn” các phương tiện chỉ đi một hầm và cổng duy nhất 344 Kim Ngưu. Một cửa hầm họ mở hạn chế dành cho nội bộ nhân viên. Hai hầm còn lại đóng hoàn toàn. Người đi bộ, đi phương tiện thô sơ phải chen nhau với xe cơ giới của cư dân nội khu, và của cả các tổ chức, cá nhân đến UBND phường Minh Khai thực hiện thủ tục hành chính.

3 trên 4 hầm gửi xe để đi ra các hướng đường Kim Ngưu, đường Minh Khai đều bị chủ đầu tư dự án Hinode City chặn barie, không cho cư dân di chuyển.

3 trên 4 hầm gửi xe để đi ra các hướng đường Kim Ngưu, đường Minh Khai đều bị chủ đầu tư dự án Hinode City chặn barie, không cho cư dân di chuyển.

Ông Bằng ví Hinode City như tự biến thành một “Ốc đảo”, dù có vị trí 2 mặt tiền hiếm thấy ở Thủ đô: “Thứ nhất, họ khóa một cửa ở 344 Kim Ngưu để họ sở hữu riêng, ở cái tầng B1. Hai là 344 Minh Khai họ khóa luôn, mặc dù đã được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy. Bởi vì họ có nghiệm thu thì công trình này mới được đưa vào sử dụng, nhưng mà thực tế họ khóa lại. Như vậy trong các cuộc họp, họ đều lấy lý do là phòng cháy, chữa cháy, nhưng bản chất họ đã chống đối và đã cưỡng chế chúng tôi và không đảm bảo quy định phòng cháy, chữa cháy, 4 cửa thì mới thoát nạn được chứ. Đằng này, người ta để chúng tôi đi một cửa, còn ba cửa kia họ đóng"

Căng thẳng về giao thông ở Hinode City lên đỉnh điểm vào các ngày 24, 25 và 26/2/2025, khi cả trăm xe hơi cư dân chăng băng rôn đỏ, đỗ la liệt trên đường nội khu, ùn ứ dài ra đường Kim Ngưu để phản đối việc chủ đầu tư Vietracimex đơn phương tăng phí gửi xe ô tô từ 1.300.000 đồng/xe/tháng lên 1.500.000 đồng/xe/tháng.

Đỉnh điểm của vấn đề giao thông tại dự án này là các ngày 23, 25, 26 tháng 2-2025, khi hàng trăm xe hơi tràn lên nội khu phản đối chủ đầu tư đơn phương tăng phí gửi xe.

Đỉnh điểm của vấn đề giao thông tại dự án này là các ngày 23, 25, 26 tháng 2-2025, khi hàng trăm xe hơi tràn lên nội khu phản đối chủ đầu tư đơn phương tăng phí gửi xe.

Cư dân Nguyễn Hải Bình chia sẻ, người dân không bức xúc về việc tăng giá 200.000 đồng, cái họ bức xúc là không được tôn trọng, họ phải nhận dịch vụ không tương xứng. Chị Bình kể, có cư dân phản đối bị nhận thông báo ngừng dịch vụ, chủ đầu tư đe dọa nếu có hành vi cực đoan, sẽ phối hợp cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Có trường hợp đã đóng theo mức phí mới, nhưng sau đó phản đối, chỉ đóng lại mức cũ vào tháng tiếp theo, thì bị chủ đầu tư yêu cầu đóng 2.000.000 đồng/xe/tháng, coi như là xe đăng ký mới: “Chúng tôi bức xúc là cách hành xử của Ban quản lý: Thứ nhất không tôn trọng cư dân, và thứ hai, sau đấy thì có những cái email, phát cả những tờ thông báo đến từng căn hộ, trong đó đều mang tính chất là dọa nạt và dọa dẫm.

Cư dân phản đối, chúng tôi chỉ đóng đủ, vẫn là 1.300.000 đồng và có những cái yêu cầu đối với Ban quản lý là phải đảm bảo đủ về cái phần chiếu sáng ở trong hầm này, cái hầm B3  mùi rất là kinh, dân rất kêu nhưng mà gần như chủ đầu tư không có một cái động thái gì về cái việc sửa đổi, tức là tăng cường cái dịch vụ lên để cho cư dân mỗi lần đi gửi xe hầm B3 xong đi vào vào thang là gần như là nín thở, không thể thở được đấy”.

Theo chị Nguyễn Hải Bình, các cư dân không bức xúc vì phí gửi xe tăng 200 nghìn đồng, mấu chốt là chủ đầu tư Vietracimex không tôn trọng cư dân, còn áp đặt, dọa dẫm, trong khi chất lượng dịch vụ rất kém.

Theo chị Nguyễn Hải Bình, các cư dân không bức xúc vì phí gửi xe tăng 200 nghìn đồng, mấu chốt là chủ đầu tư Vietracimex không tôn trọng cư dân, còn áp đặt, dọa dẫm, trong khi chất lượng dịch vụ rất kém.

Cùng quan điểm, chị Phạm Bích Vân, cư dân Hinode City dùng từ “trí trá” để chỉ cách chủ đầu tư Vietracimex đối xử với những khách hàng, những “thượng đế” là các cư dân. Các chủ sở hữu căn hộ và chủ phương tiện yêu cầu một cuộc gặp mặt để minh bạch nguồn thu, chi từ phí gửi xe, lý do đơn phương tăng phí, cách quản lý quỹ bảo trì khoảng 100 tỷ đồng của cư dân ra sao, nhưng chủ đầu kiên quyết từ chối, thay vào đó gửi email liên tục đe dọa, nếu cư dân không đóng tiền mức mới sẽ khóa thẻ xe.

“Chúng tôi không có cách nào là hàng ngày về phải để xe trên nội khu, hoặc lang thang ngoài đường để xe. Chúng tôi vẫn khẩn thiết yêu cầu chủ đầu tư gặp mặt để làm ra nhẽ, trả lời thích đáng, hứa hẹn cải tiến dịch vụ, ký vào cam đoan dịch vụ hầm xe đầy đủ, có phân làn tử tế, chúng tôi sẽ đóng đủ tiền. Toàn bộ nội khu giờ hàng trăm xe để ở ngoài, chủ đầu tư vẫn bất hợp tác. Cho đến nay họ vẫn chưa đưa ra lời giải thích, cư dân rất phẫn nộ”.

Chị Phạm Bích Vân cảm thấy bị lừa dối, cam kết từ chủ đầu tư về đơn vị quản lý vận hành, các tiện ích 'vẽ' trước khi mở bán đều không có thật. Chị mong sớm tổ chức hội nghị chung cư và bầu ban quản trị.

Chị Phạm Bích Vân cảm thấy bị lừa dối, cam kết từ chủ đầu tư về đơn vị quản lý vận hành, các tiện ích 'vẽ' trước khi mở bán đều không có thật. Chị mong sớm tổ chức hội nghị chung cư và bầu ban quản trị.

Theo các cư dân Hinode City, vướng mắc lớn nhất là chưa tổ chức được hội nghị chung cư và bầu ra ban quản trị bảo vệ lợi ích hợp pháp của cư dân. Chị Phạm Bích Vân nhận định, việc này cũng có ẩn tình: “Đây là tòa chung cư có 3 khối nhà, nhưng chủ đầu tư tự tuyên bố đây là ‘cụm nhà chung cư’, cố tình dùng thuật ngữ sai như thế để trí trá, đối phó cư dân, giữ lại một tòa để kinh doanh gì đấy. Chúng tôi đã phân tích rất nhiều, gửi đơn cho luật sư, kể cả công văn của quận cũng khẳng định, đây là tòa nhà chung cư.

Nhưng chủ đầu tư vẫn nói là cụm nhà chung cư, tóm lại họ cố tình trì hoãn hội nghị chung cư, ôm quỹ bảo trì, làm khó dân. Họ cũng chẳng quan tâm giữ tín nhiệm với khách hàng. Chúng tôi vẫn nói với nhau chủ đầu tư ngồi xổm trên dư luận, trên pháp luật,. Mà mua nhà ở đây không hề rẻ. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng vào cuộc, tổ chức được hội nghị chung cư, thành lập ban quản trị để giành lại quyền lợi cho mình”.

Trao đổi với VOV Giao thông, bà Lê Hoài Hương - Phó Chủ tịch UBND phường Minh Khai cho biết, UBND quận Hai Bà Trưng đang phối hợp với chủ đầu tư và cư dân để giải quyết các vấn đề giao thông đi lại tại Hinode City

Trao đổi với VOV Giao thông, bà Lê Hoài Hương - Phó Chủ tịch UBND phường Minh Khai cho biết, UBND quận Hai Bà Trưng đang phối hợp với chủ đầu tư và cư dân để giải quyết các vấn đề giao thông đi lại tại Hinode City

Từ viễn cảnh được hứa hẹn hưởng thụ 58 tiện ích sang trọng đẳng cấp Nhật Bản, đến việc nhận lại trái đắng khi ngay cả việc đi lại, đỗ xe cũng mất an toàn, cư dân chung cư Hinode City 201 Minh Khai ngán ngẩm chia sẻ, họ đã thực sự “vỡ mộng”.

Toàn bộ xe ra vào của cư dân chung cư Hinode City bị dồn về điểm cửa hầm số 1. Do 3 cửa hầm bị đóng, hạn chế đi lại, chung cư này trở thành 'ốc đảo giao thông' dù có 2 mặt tiền đắc địa.

Toàn bộ xe ra vào của cư dân chung cư Hinode City bị dồn về điểm cửa hầm số 1. Do 3 cửa hầm bị đóng, hạn chế đi lại, chung cư này trở thành 'ốc đảo giao thông' dù có 2 mặt tiền đắc địa.

VOV Giao thông sẽ tiếp tục phản ánh thực trạng tại chung cư này, cũng như vấn đề thiếu kết nối giao thông của hàng loạt khu đô thị, chung cư khác trên địa bàn Hà Nội trong các chương trình tiếp theo. 

Chu Đức - Ngọc Tuấn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.