Hỗ trợ người lao động cần nhất một tấm lòng

Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, nhưng hàng năm, tầng lớp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước.

Vậy nên việc chăm lo đời sống nhằm giữ chân người lao động được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn tái phục hồi nền kinh tế. 

Ảnh nh họa: Baochinhphu

Sau đại dịch COVID-19 và tác động bởi các yếu tốc khác trên thế giới như chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn phải cắt giảm lao động cũng như cho giảm thu nhập. Đời sống của công nhân người lao động ở khu vực đô thị vì thế vốn đã khó khăn nay lại càng trầm trọng hơn.

Có vào các khu nhà trọ công nhân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai mới thấy rõ thực trạng này. Các dãy nhà thưa thớt người ở; bữa cơm hàng ngày của họ đạm bạc, không mấy sáng sủa cho tương lai. Vì thiếu đơn hàng, doanh nghiệp buộc phải cho công nhân ngày làm ngày nghỉ để duy trì và giữ chân. Nhiều nơi buộc phải sa thải vì không có hàng hoá để sản xuất.

Người cho nghỉ việc đa số là lao động nữ, đã lớn tuổi; phải gánh vác trọng trách lo cho bản thân và cả gia đình. Khi nghỉ rồi không biết tìm việc ở đâu, về quê thì không có đồng ruộng để làm; đành nhắm mắt sống một cuộc sống bất bênh nơi đô thị để tìm kiếm cơ hội.

Số tiền hỗ trợ thất nghiệp; tiền trợ cấp không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhiều người đã liều mình bán cả” của để dành” đó là rút bảo hiểm xã hội một lần để lấy tiền sinh sống. Nguy cơ khủng hoảng an sinh xã hội trong tương lai đang hiện ra vì số lượng người không có lương hưu hay trợ cấp ngày một nhiều. Lưới an sinh không sao phủ khắp được vì số lượng người cần hỗ trợ quá đông.

Giải pháp lúc này căn bản nhất vẫn là các cơ quan quản lý phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vực dậy sản xuất;  từ đó duy trì được công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Theo đó, tâm lý e dè, sợ sai dẫn đến không làm gì hoặc không chuyển động của đội ngũ cán bộ công chức ở nhiều nơi phải được khắc phục. Xắn tay cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, ách tắc khơi thông thị trường, khôi phục lại sản xuất. Đặc biệt là xem xét cởi bỏ các quy định cứng nhắc về phòng cháy chữa cháy; tìm cách ổn định lại giá cả đầu vào để nguyên liệu không tăng đột biến, doanh nghiệp hạ được giá thành đảm bảo làm ra là có lời. Tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh đó là thực hiện ngay các biện pháp an sinh xã hội hỗ trợ công nhân và người lao động đảm bảo cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó các chính sách về trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc phải thực hiện đầy đủ, công khai và nh bạch.

Nhất là ở các thành phố lớn, ngân sách địa phương cũng cần được bàn đến và sử dụng hỗ trợ công nhân từ nơi ăn chốn ở như  điện, nước, chỗ thuê trọ đến chính sách ễn giảm học phí cho con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt là truyền thông để người lao động không ồ ạt thanh toán bảo hiểm xã hội một lần dẫn đến nguy cơ đổ vỡ quỹ an sinh; nhất là để lại hệ luỵ lâu dài, về sau không sao khắc phục được.

Riêng chính sách xây nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp đã được thông qua cần thể hiện rõ ràng trong cuộc sống. Người lao động có cơ hội an cư để tận tâm hết lòng gắn bó với doanh nghiệp, gắn bó với địa phương, yên tâm lao động. Về lâu dài việc đào tạo lao động có tay nghề, có trình độ cho công nhân là xu hướng bắt buộc để thích ứng với sự chuyển biến của thời đại công nghệ 4.0.

Bản thân người lao động cũng cần chuẩn bị đầy đủ tâm thế để sẵn sàng đón nhận và vượt qua các thách thức. Lối sống cần kiệm cần được phát huy trong bối cảnh kinh tế khó khăn để trang trải cuộc sống gia đình.

Các tổ chức đoàn thể, hiệp hội nghề nghiệp đi sâu đi sát cơ sở để lắng nghe và thu nhận các ý kiến của công nhân người lao động để giúp đỡ, hỗ trợ và tham mưu cho Nhà nước ban hành các chính sách kịp thời giúp người lao động vượt qua khó khăn thử thách.

Các chính sách an sinh cũng được triển khai đồng bộ, tránh chung chung, hô hào mà làm thực chất, cần nhất một tấm lòng, giúp người lao động thực sự có chỗ dựa tin cậy lúc khó khăn; sớm vượt lên nghịch cảnh để tìm được công ăn việc làm có thu nhập ổn định giúp duy trì đời sống thường nhật.