Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Đồ ăn đường phố, ai quản?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 09/05/2024, 09:54 (GMT+7)

Trên 2.100 người bị ngộ độc, 28 người tử vong trong 125 vụ ngộ động thực phẩm xảy ra tại Việt Nam vào năm 2023. Gần đây, hơn 500 người nhập viện do bị ngộ độc từ một tiệm bánh mì tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người lo lắng về vệ sinh an toàn của đồ ăn đường phố.

Hiện nay công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố đang được thực hiện ra sao? Còn những bất cập gì & giải pháp nào khắc phục?

Đón nghe Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 12h30-13h30, thứ Năm (09/05/2024) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM với chủ đề: Đồ ăn đường phố: Ai quản? 

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: BS Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sức khỏe Môi trường; và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia.


Rủi ro của thức ăn đường phố 

"Hôm qua em ăn bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở gần trường, ăn xong thì gần trưa em thấy hơi đau bụng với mắc ói. Một lúc sau em ói nhiều hơn nên cô dẫn em vào phòng y tế. Ở lớp có thêm 3 bạn, 2 bạn thì đi ăn ngoài"

Đó là lời kể của một bệnh nhi đang điều trị tại BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, là 1 trong 15 bệnh nhi bị ngộ độc do ăn thức ăn trước cổng trường của 4 trường tiểu học trên địa bàn xảy ra cùng thời điểm với vụ ngộ độc bánh mì tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh, Đồng Nai

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh, Đồng Nai

Tính đến ngày 6/5, vụ ngộ độc này ghi nhận 560 người nhập viện. Trong đó, hơn 200 bệnh nhân đã xuất viện, 119 trường hợp theo dõi điều trị tại nhà, 12 ca nặng phải chuyển viện. Ca nặng nhất là bé trai 6 tuổi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vẫn còn hôn mê sâu. Ca nặng thứ hai là bệnh nhi 7 tuổi đang điều trị Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện sức khỏe tiến triển tốt hơn.

Tình trạng đồ ăn bán ở xung quanh các cổng trường hay ở trên đường phố rất phổ biến. Nhiều phụ huynh chia sẻ, các cửa hàng bán đồ ăn vặt thường lôi kéo các bé bằng cách bán đồ ăn tặng thẻ liên quân, cây bút màu, hoặc ly nước ngọt nên các bé dễ bị hấp dẫn, đòi ba mẹ lúc vào lớp hay tan học.

Một phụ có con bị ngộ độc do ăn thức ăn trước cổng trường chia sẻ: "Cháu hôm đấy ăn sushi trước cổng trường Thạnh Mỹ lợi giá 20.000 tặng kèm thẻ bài liên quân gì đó, lúc 9 - 10 giờ thấy nôn ói cô gọi về, thế là chở ngay đi nhập viện luôn”.

Hiện TP.HCM có hơn 15.400 điểm bán thức ăn đường phố, các điểm này thường di động ở các khu vực đông người như công viên, cổng trường học. Để quản lý an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ là cả một bài toán nan giải. Và càng lo ngại khi từ đầu năm và sau kỳ nghỉ lễ, liên tục xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng vài trăm người nhập viện.

Ghi nhận của phóng viên VOVGT, tình trạng bán đồ ăn đường phố diễn ra phổ biến tại nhiều cổng trường học, khu dân cư. Các thực phẩm như trà sữa, thịt xiên, xúc xích… đường bày bán công khai trong các cửa hàng, xe đẩy, người bán hàng rong. Điều đáng nói, các cơ sở này không cần đăng ký kinh doanh và cũng không bị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào cái tâm của người bán hàng:

“Bán súp đó, nấu từ 9 đến 13 giờ trưa rồi đi bán tới giờ, mình bán cũng 4-5 năm rồi, giờ muốn đảm bảo thì làm kỹ càng chứ biết nói sao giờ”.

"Đồ ngon thì ưu tiên hàng đầu với lại bảo đảm chất lượng thôi. Chị mua thịt tươi mỗi sáng về nhà làm, các cháu ăn thì con mình cũng ăn, mình cũng ăn. Nói chung bán kiếm lời nhưng cũng làm phải có tâm, an toàn. Xúc xích nè, mình đi lấy công ty Hoàng Minh ở đường 38, có hóa đơn đàng hoàng, buổi tháng mua thịt mua về ướp xong bỏ tủ lạnh cho không bị ôi thiu. 3 giờ chiều bán tới 5 giờ học sinh tan là hết”.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM, nguy cơ của thức ăn đường phố rất cao và đối tượng dễ tổn thương nhất là trẻ em: "Hiện giờ chúng tôi tăng cường rà soát thức ăn đường phố xung quanh trường học. Bởi nguy cơ ẩn dấu nơi đây hết sức lớn và chúng tôi cũng không khuyến khích học sinh lại đi mua những hàng ăn vặt linh tinh, không rõ nguồn gốc. Ở đây không chỉ có những trái cây ngào đường, luộc chấm mắm này kia. Nguy hiểm hơn là thực phẩm bao gói sẵn để ăn vặt nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nếu cơ quan quản lý thanh tra bắt được sẽ xử phạt”


Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất

Sau hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn trước cổng trường xảy ra ở các tỉnh Nha Trang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Tp.HCM, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, các địa phương cần thể hiện trách nhiệm và quyết liệt hơn trong kiểm soát các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống trên địa bàn: "Quản lý an toàn thực phẩm là một công việc quan trọng và là trách nhiệm của cơ quan hành chính. Chính quyền địa phương lãnh đạo công an địa phương đó thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ cổng trường trở ra, chính quyền địa phương trong đó có công an ra lệnh không được bán hàng rong trước cổng trường học"

Đồ ăn vặt cổng trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho học sinh - Ảnh Tuổi Trẻ

Đồ ăn vặt cổng trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho học sinh - Ảnh Tuổi Trẻ

Theo PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, các địa phương cần nhanh chóng tiền hành rà soát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống trên địa bàn và đưa ra những chế tài đủ mạnh đối với những trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mô hình thống nhất một cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm như ở TP.HCM là một ví dụ tốt để áp dụng: "Hiện giờ đầu mối đã thu rồi nhưng không thể thu hết. Nếu như các địa phương nghiên cứu và cho tập hợp lại một đầu mối như ở Tp.HCM sẽ tốt hơn, có điều không nên để cồng kềnh bộ máy, thêm biên chế nhiều. Ở địa phương cấp huyện có thể giao cho một phòng nào đó để quản lý"

Để giảm thiểu những rủi ro trong vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian tới, thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra và phòng ngừa ngộ độc. Thanh tra Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM sẽ phối hợp cùng các lực lượng chuyên ngành, liên ngành ở quận-huyện, phường-xã để tăng cường kiểm tra, giám sát. 

Còn tại tỉnh Khánh Hòa cũng đã tổ chức đợt kiểm tra cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phố Nha Trang đã kiểm tra hơn 700 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh ăn đường phố, xử phạt vi phạm hành chính hơn 60 triệu đồng và tạm đình chỉ các cơ sở chưa đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, để giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thì điều quan trọng cần tập trung đẩy mạnh truyền thông, giáo dục và hỗ trợ đối với các cơ sở chế biến, cơ sở thức ăn đường phố: "Thứ nhất chúng ta phải tăng cường kiểm tra, giám sát về việc thực thi các quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn của người kinh doanh, nguồn thực phẩm để cung cấp cho  cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và điều kiện bảo quản. Thứ hai, phải tăng cường hỗ trợ cho các cơ sở chế biến. Chủ cơ sở, nhân viên cần nâng cao kiến thức của mình thực hành kỹ năng về thực phẩm và biết thay đổi khi lựa chọn thức ăn đường phố vào trong thời điểm yếu tố môi trường làm cho nguy cơ mất an toàn vệ sinh cao hơn rất nhiều"

Để ngăn chặn và hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm do đồ ăn đường phố, một số ý kiến cho rằng, cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành liên quan và chính quyền địa phương.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Gỡ được nút thắt hạ tầng điện cao thế và chuyển đổi đất rừng, cao tốc Bắc - Nam tăng tốc về đích

Gỡ được nút thắt hạ tầng điện cao thế và chuyển đổi đất rừng, cao tốc Bắc - Nam tăng tốc về đích

Nhiều tháng qua, do vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng và chậm di dời hệ thống điện cao thế khiến tiến độ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 gặp khó khăn.

“Đêm Trúc Bạch”, nét mới của du lịch Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch”, nét mới của du lịch Thủ đô

Hoạt động “Đêm Trúc Bạch 2024” được coi là điểm mới trong phát triển du lịch thủ đô với nhiều hoạt động ý nghĩa, đưa du khách trải nghiệm không gian Hà Nội thời bao cấp để nhớ lại ký ức về cuộc sống gian khó một thời của người Hà Nội.

Ngõ nhỏ bất đắc dĩ hóa đường lớn

Ngõ nhỏ bất đắc dĩ hóa đường lớn

Thời gian gần đây, ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) hay ngõ 381 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội luôn có lưu lượng phương tiện lớn vào giờ cao điểm.

Đen thôi, đỏ… quên đi

Đen thôi, đỏ… quên đi

Việc tăng nặng chế tài đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới TNGT là cần thiết. Song, cần có đánh giá kỹ về mức độ đáp ứng, tác động xã hội của đề xuất tăng mức phạt tiền dựa trên những dữ liệu đầy đủ

Biệt thự cổ, lắng giọt cafe ngày chớm đông

Biệt thự cổ, lắng giọt cafe ngày chớm đông

Những ngày đầu đông Hà Nội có chút có chút se lạnh, hẳn là ai cũng muốn chậm lại một nhịp để cảm nhận cái không khí mùa về qua phố. Giữa thành phố hối hả, bận rộn, vẫn có những chỗ nhỏ nhắn, ấm cúng là nơi để chúng ta thưởng thức một tách cafe và ngắm nhìn phố xá, dòng người.

Đảm bảo ATGT đường thủy dịp cuối năm

Đảm bảo ATGT đường thủy dịp cuối năm

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11/2024 đến 4/2025, đây là thời điểm mực nước các sông ở trên địa bàn thành phố Hà Nội xuống thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy.

Bứt phá cuối năm: Lối đi nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Bứt phá cuối năm: Lối đi nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tăng tốc, đẩy mạnh doanh số và khẳng định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hành trình bứt phá không hề dễ dàng khi phải đối mặt với nhiều thách thức.