Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Từ trung tâm TP. Cà Mau theo quốc lộ 1A xuôi về cực Nam Tổ quốc (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), dễ dàng nhận thấy những tán rừng đước, rừng mắm hai bên đường. Đặc biệt, đoạn cuối đường Hồ Chí Minh trên bộ đi qua huyện Đất Mũi có những “thảm xanh” trải dài bạt ngàn. Xa xa là những khoảnh rừng được người dân địa phương tỉa tót ngay ngắn, đẹp mắt, tận dụng để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Điểm du lịch cộng đồng Hoàng Hôn (ấp Mũi, xã Đất Mũi) là một trong số đó. Không chỉ giữ lại tỷ lệ rừng cao trong diện tích 4,7 ha để tạo cảnh quan, phục vụ du khách mà điểm du lịch này còn liên kết với người dân tạo ra sản phẩm du lịch, hướng tới tái tạo rừng. Cách làm của họ là liên kết với người dân để du khách được tự tay trồng rừng trên diện tích đất trống.
Ở đó, du khách cũng sẽ được cắm một cái bảng có tên mình. Đều đặn hàng tháng hay khi được người trồng yêu cầu, nhân viên của điểm du lịch sẽ chụp hình sự phát triển của cây và gửi cho khách theo dõi. Sản phẩm du lịch này đưa vào khai thác chưa lâu nhưng đến nay, đã có gần 200 người trải nghiệm và họ đã trồng được gần 3 ha rừng ở địa phương.
Anh Nguyễn Trung Kiên, người đang quản lý, khai thác sản phẩm du lịch trồng rừng tại điểm du lịch Hoàng Hôn cho biết: Người dân địa phương có vuông, họ sẽ liên kết cùng xây dựng lên sản phẩm du lịch. Mong muốn của em là nhà nhà và người người đều làm du lịch. Chính em sẽ hỗ trợ bà con hiểu hơn về nền tảng, tiềm năng làm du lịch của địa phương. Tìm cách hỗ trợ người dân để xây dựng thêm nhiều điểm du lịch cộng đồng, hỗ trợ nhiều bà con làm du lịch hơn nữa. Đó cũng là để cải thiện kinh tế, đời sống của người dân Đất Mũi, rồi nâng tầm du lịch cao hơn nữa.
Ngoài du lịch sinh thái thì mô hình nuôi tôm sinh thái cũng giúp người dân nâng cao thu nhập, đồng thời hiểu hơn giá trị của việc bảo vệ rừng. Toàn Huyện đang có khoảng 21.000/57.000 ha nuôi tôm dưới tán rừng được các tổ chức quốc tế chứng nhận sạch, sinh thái. Theo Ông Trần Hoàng Lạc- Chủ tịch UBND Huyện Ngọc Hiển, những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng được các chủ rừng thực hiện tốt; đối với diện tích rừng sản xuất, sau khi thu hoạch cũng được trồng lại kịp thời. Người dân địa phương ngày càng nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Kết quả đó đến từ việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả dưới tán rừng: Để nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt năng suất và chất lượng, huyện đã chỉ đạo xây dựng sổ tay hướng dẫn cho người dân thực hiện quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn. Đã tiến hành hướng dẫn, tập huấn cho hầu hết hộ dân nuôi tôm trên địa bàn. Cơ quan chức năng cũng thực hiện các mô hình điểm trên địa bàn tất cả các xã, thị trấn và mang lại hiệu quả rất là cao. Có những mô hình, người dân xổ con nước thu vài chục triệu, một đêm thu được cả trăm kg tôm sú.
Cũng như người dân khu vực Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), bắt đầu từ khoảng năm 2015, người dân vùng đất rừng U Minh hạ (huyện Trần Văn Thời và U Minh) cũng phát triển nhiều mô hình du lịch sinh thái dưới tán rừng. Nếu người dân vùng Đất Mũi dựa vào tán rừng đước, rừng mắm, với những đặc sản trứ danh như cua Cà Mau; tôm khô Rạch Gốc,… thì người dân vùng đất rừng U Minh phát triển dựa vào tán rừng tràm, với nghề di sản gác kèo ong, sản phẩm mật ong U Minh hạ và các loại cá đồng nổi tiếng.
Điểm chung là bà con đều phải giữ lấy tán rừng làm gốc rễ của các sản phẩm du lịch. Anh Phạm Duy Khanh – chủ điểm du lịch cộng đồng Mười Ngọt (ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) cho biết, về vùng đất U Minh hạ, điều đầu tiên du khách muốn biết là tán rừng tràm bạt ngàn nổi tiếng gần xa của tỉnh Cà Mau như thế nào; tiếp đến là nghề gác kèo ong và sản vật địa phương phong phú ra sao.
Cũng từ đó mà những tán rừng tràm được chăm bồi để tỏa rộng những mảng xanh trở thành không gian để ong mật trú ngụ, nghề gác kèo ong phát triển: Điểm sinh thái cộng đồng Mười Ngọt được khách biết đến từ nghề ăn ong. Khách tới đây đều muốn trải nghiệm đi lấy ong và đều cảm thấy rất vui vẻ. Mọi người biết đến nghề truyền thống ở đây nhiều hơn.
Không chỉ vậy, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau cũng quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để vùng đất U Minh hạ chuyển mình. Năm 2009, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn đã đồng ý để cây keo lai trở thành đối tượng trồng rừng sản xuất ở vùng đất này, bởi giá trị cây keo lai được đánh giá cao gấp 3 lần so với cây tràm truyền thống. Cũng từ đây, mô hình trồng keo lai nhanh chóng được nhân rộng và đến nay, vùng đất rừng U Minh hạ có không dưới 30.000 ha rừng sản xuất là keo lai.
Ông Nguyễn Văn Tẻn (ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) có 2,5 ha đất trồng rừng cho biết, nhiều năm qua, giá cây keo lai duy trì khá ổn định ở mức trên dưới 1.000 đồng/kg, chăm sóc keo lai tốt mỗi chu kỳ có thể đạt 150 triệu đồng/ha; còn giá tràm hiện khá thấp, mỗi ha chỉ mang lại thu nhập khoảng 70 triệu đồng: Keo lai người ta lên líp trồng tỉa, chăm sóc thì năng suất cao lắm. Trồng keo lai nhanh cho thu hoạch và dễ bán hơn, còn tràm thì chậm cho thu hoạch và cây cho năng suất cũng không cao.
Để phát triển rừng bền vững, bên cạnh việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, tỉnh Cà Mau đang tiếp tục tìm giải pháp tăng hiệu quả các mô hình kinh tế dưới tán rừng. Theo Ông Trần Văn Thức- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cà Mau, tỉnh cũng đang có những bước triển khai ban đầu để hướng thị trường carbon, giúp người trồng rừng có thêm thu nhập: Hấp thụ carbon của rừng ngập mặn cao hơn 3 – 4 lần rừng trên cạn. Từ đó, thu nhập từ tín chỉ carbon rừng của địa phương sẽ cao. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu thị trường carbon, UBND tỉnh Cà Mau đã cho phép tiếp cận nghiên cứu, tính toán để khi Chính Phủ có hành lang pháp lý thì sẽ có cơ hội sớm triển khai thực hiện.
Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng lớn, thời gian qua, rừng được bảo vệ, phát triển ổn định nhờ nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc quan tâm phát triển các mô hình kinh tế dưới tán rừng đã góp phần thiết thực tăng thu nhập, giúp người dân có ý thức bảo vệ rừng tốt hơn. Cà Mau đang kỳ vọng phát triển công nghiệp chế biến gỗ và thị trường carbon để hướng tới phát triển bền vững.
Bước vào cao điểm mùa khô năm 2024, nhiều khu rừng trên địa bàn cả nước được cảnh báo có nguy cơ cháy rất cao khi thời tiết khô hanh kéo dài nhiều ngày. Không nằm ngoài dự báo, trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra khoảng 89 vụ cháy rừng, với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha, tăng hơn 25% so với cùng kỳ.
Tại ĐBSCL, mặc dù công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được chú trọng nhưng cũng không tránh khỏi nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, điển hình như 2 vụ cháy rừng được phát hiện cùng ngày 26/4 ở núi Tô và Núi Dài thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã làm thiệt hại hơn 40 ngàn hecta đất rừng; hay vụ cháy rừng tràm xảy ra ngày 28/4 ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, Kiên Giang với khoảng 300 hecta rừng bị ảnh hưởng, trong đó có 60ha rừng trồng 15 tuổi và 240ha rừng tràm tái sinh.
Những vụ cháy rừng dù lớn hay nhỏ đều gây ra những thiệt hại đáng kể, không chỉ đối với tài nguyên rừng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật khác, như: gây mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm không khí; mất mát đất và đất phù sa; tăng nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất…
Nói như vậy để thấy bảo vệ tài nguyên rừng chính là bảo vệ sự sống của con người, và việc giữ cho những “lá phổi xanh” ấy không bị teo tóp là trách nhiệm của cả xã hội. Để làm được điều ấy, việc giáo dục ý thức cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu tuyên truyền hay những buổi họp cung cấp thông tin quy tụ người dân đến ngồi nghe…, mà chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện để dựa vào rừng, người dân có thể phát triển sinh kế ngày một tốt hơn. Khi ấy, người dân sẽ chủ động và có ý thức hơn, bởi bảo vệ rừng cũng là bảo vệ “nồi cơm” của chính mình.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, việc tạo điều kiện phát triển du lịch, cho người dân tham quan rừng, khai thác thế mạnh tài nguyên rừng trước hết phải đảm bảo được yếu tố về môi trường, bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của toàn khu rừng, đảm bảo ý thức và trách nhiệm của các bên liên quan.
Qua đó, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và các loài động, thực vật hoang dã; tránh trường hợp vì mải mê chạy theo kinh tế, ưu tiên lợi nhuận mà quên đi mục tiêu quan trọng ban đầu là tạo động lực để cộng đồng cùng chung sức giữ gìn, phát triển những “lá phổi xanh”.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…