Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

“Bí ẩn cuộc sống...”

Quang Hùng: Thứ ba 07/05/2024, 11:21 (GMT+7)

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Hay chuyện xăng dầu tăng giảm thất thường mà chẳng rõ nguyên nhân vì sao? Lúc thì giảm được 10 đồng, khi tăng lại tới vài ngàn một lượt?...

Rồi chuyện đào xới lòng đường vừa được thi công xong, như thể một nhóm người nào đó không chịu nổi việc nhìn thấy một con đường với mặt đường láng mịn, êm ái?

Chuyện lát đá vỉa hè thì cứ như một anh chàng sống có nguyên tắc đến mức cứng nhắc, chẳng bao giờ lỗi giờ, cứ “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng phải đào lên lát lại gạch mới mới yên lòng.

Câu chuyện cứ đến ngày hè là tiền điện tăng vọt, ai cũng lên mạng than mình “vô tội”.  Vì thói quen sử dụng hằng ngày vẫn không thay đổi, vẫn cái tủ lạnh ấy, vẫn chiếc tivi kia, lò vi sóng nọ, máy giặt một tuần vẫn chỉ quay 2 lần, điều hòa còn chưa kịp bật. Ấy vậy mà cuối tháng cầm hóa đơn “vênh” đến cả triệu bạc so với tháng trước mà chẳng hiểu vì sao?

Thắc mắc với ông nhà đèn thì nhận được câu trả lời chung cho tất cả: Mùa hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện cao, nên tăng thế là… bình thường. Công-tơ nó sờ sờ ra đấy, ai làm điêu được?

Ấy thế nhưng hóa đơn điện nhà nào cũng tăng. Thế mới tài! Thế mới bí ẩn! Chịu, chả giải đáp nổi.

Có người nói vui: Liệu tiền điện tăng, có phải do ngành điện cần sử dụng quá nhiều nhân lực cho một công việc đơn giản?

Có người nói vui: Liệu tiền điện tăng, có phải do ngành điện cần sử dụng quá nhiều nhân lực cho một công việc đơn giản?

Những viên đá có độ bền “vĩnh cửu” được mang về lát trên vỉa hè Thủ đô, chỉ hôm trước hôm sau nát vụn. Cũng chẳng ai giải thích nổi vì sao. Còn cái người công bố “tiêu chuẩn bền vĩnh cửu” ấy, cũng chẳng ai biết là ai mà đi hỏi.

Người dân thấy lạ thắc mắc đấy, nhưng tất cả rồi cũng chìm vào im lặng với nỗi hoang mang về một lý do bí ẩn nào đó khiến đá ấy không thể nào sống cuộc đời bất tử.

Dù sao thì sang năm người ta lại thay đá khác, có không vỡ hay bền vĩnh cửu thật thì cũng phải thay thôi!? Thế cần gì đá vĩnh cửu cho kỳ công rồi lại gây thắc mắc nhỉ?

Một trong những “bí ẩn cuộc sống” khó lý giải nhất, ấy là chuyện đào đường rồi đắp đổi nham nhở. Cứ ngày hôm trước đơn vị thi công đường vừa trải lớp nhựa đường mịn cóng, thì ngay ngày hôm sau có các anh mang khoan, máy cắt, máy đào, cuốc xẻng ra hì hục đào xới.

Xong việc, lấp đất, trải tí nhựa đường, đá vụn nham nhở, chỗ lồi, chỗ lõm… thế là xong. Mặc kệ các anh chị xe đạp, xe máy, ô tô đi ngang qua bánh xe nảy tưng tưng đến long cả óc, không cẩn thận còn ngã lăn quay ra đường vì phi qua những cái bẫy lộ thiên vừa được làm xong ấy.

Lòng đường, vỉa hè cứ làm xong là lại được người ta đào lên để làm 'một điều gì đó', như thể không chịu nổi sự láng mịn, đẹp đẽ của mặt đường, vỉa hè mới ấy???

Lòng đường, vỉa hè cứ làm xong là lại được người ta đào lên để làm "một điều gì đó", như thể không chịu nổi sự láng mịn, đẹp đẽ của mặt đường, vỉa hè mới ấy???

Còn nhớ thời bao cấp khó khăn, những người bán hàng đầy mưu mẹo với trí tuệ siêu phàm đã chế ra những chiếc cân với cán rỗng nhét thủy ngân bên trong, chỉ cần một cú nghiêng nhẹ ngón tay là năm lạng thịt thành một cân ngay. Hay thậm chí đơn giản hơn, chẳng cần đến cái đòn cân rỗng ruột ấy, mà chỉ là cú nhích ngón chân cái phía dưới đĩa cân là cũng bớt được vài lạng hàng hóa.

Hay những chú vịt nhồi bánh đúc đến mức nứt cả diều, những chú lợn bị nhét cả vòi nước vào bụng bơm cho căng phồng lên để tăng thêm trọng lượng, khi đem bán.

Người mua, có lẽ hầu hết đều biết cả, nhưng đành chịu vậy. Vì có thắc mắc, thì điện nước vẫn phải dùng hằng ngày, lòng đường có nham nhở thì cố mà đi cho cẩn thận tránh rủi ro tai nạn, thiệt bản thân. Vỉa hè có nham nhở thì cũng toàn ô tô, xe máy được để, chứ có mấy ai được đi bộ trên vỉa hè?

Mấy ngày nghỉ lễ, ai cũng than thở giá vé máy bay cao quá, không thể đi du lịch được, nên phải ở nhà. Ơ kìa, đến vé máy bay còn không mua nổi, thì tính chuyện đi du lịch làm gì cho mất công? Nói vậy thôi, chứ ai cũng hiểu, bất cứ dịch vụ nào có sự độc quyền, thì thiệt hại sẽ thuộc về người tiêu dùng.

Tất nhiên là những người cung cấp dịch vụ thì vẫn “kêu oan”, và đưa ra những lý giải thoạt nghe thực sự hợp lý, hợp tình. Nhưng nghĩ lại, nó vẫn như một sự bí ẩn của cuộc sống, mà ai cũng phải cam tâm sử dụng.

Có lẽ, phải có một bên thứ ba giám sát, mới có thể thỏa mãn được sự thắc mắc của khách hàng, cũng như “giải oan” – nếu có - cho những nhà cung cấp dịch vụ, mà cứ “đến hẹn lại lên” lại bị người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội… “lên án”.

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.