Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

"Tiếp sức" cho nguồn lao động nhập cư

Trọng Điển - Trọng Nghĩa: Thứ bảy 01/07/2023, 11:05 (GMT+7)

TP.HCM là một trong những đô thị dẫn đầu cả nước về kinh tế, tài chính… và đã từ lâu nơi đây là mảnh đất hấp dẫn cho mọi người dân trên cả nước tìm đến làm việc, phát triển cuộc sống.

Tuy nhiên trước những biến động của tình hình kinh tế trong 2 năm nay đã khiến nhiều người bị mất việc làm,  phải chật vật mưu sinh tồn tại. Làn sóng lao động quay về quê hoặc tìm đến các đô thị khác đã và đang diễn ra.

Nếu không có chính sách kịp thời nhằm đảm bảo an sinh cho người dân nhập cư thì tương lai có thể sẽ mất cân đối và thiếu hụt lao động. 

TP.HCM là mảnh đất hấp dẫn cho mọi người dân trên cả nước tìm đến làm việc, phát triển cuộc sống - Ảnh Thanh Niên

TP.HCM là mảnh đất hấp dẫn cho mọi người dân trên cả nước tìm đến làm việc, phát triển cuộc sống - Ảnh Thanh Niên

Ghi nhận phóng viên tại một khu trọ nằm tại phường An Lạc Quận Bình Tân (TP.HCM). Trong căn phòng chưa đến 20m2 là nơi sinh sống 11 năm qua của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy (quê Tỉnh Đồng Tháp). Chị cũng như hơn 5 000 lao động khác vừa bị chấm dứt hợp đồng lao động đầu tháng 6.

Ở tuổi ngoài 40, giờ đây chị chỉ có thể tìm việc làm thời vụ tại những quán ăn, với đồng lương ít ỏi chị và gia đình cố gắng bám víu mãnh đất đô thị để hy vọng có hướng đi mới: 'Hồi xưa mình làm lương nó cao, hồi đó mình làm lương gấp 2 gấp 3 mà giờ có 1 nửa mà. Giờ đi làm giống như chữa cháy vậy thôi chứ đâu có như hồi xưa được'

Khác với chị Thủy, Chị Loan (Quê Tỉnh Sóc Trăng) cũng vừa mất việc làm do công ty thu hẹp sản xuất, chị Loan và gia đình tìm đến Thành phố cũng chỉ vì sinh kế, nhưng nay sinh kế đã không còn, mọi chi tiêu sinh hoạt giờ phải trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chồng. Với chị về quê là lựa chọn tốt nhất vì ít ra cũng không nặng gánh chi tiêu: ‘Chắc về quê sinh sống chứ mình ên chồng con làm vậy sao sống nổi, mình về quê thì mình có thể sống nổi hơn ở trên đây. Mình không có ở nhà trọ rồi mình ăn cái gì cũng được còn ở đây bắt mua, mà không có tiền thì lấy gì mà mua.’

Khu trọ nghèo giờ đây không còn tiếng cười nói hát hò, thay vào đó là tâm trạng nặng trĩu nỗi buồn vì những lo toan cho cuộc sống sắp tới của những công nhân mất việc. Chị Ánh Tuyết cũng như nhiều công nhân khác, mong muốn nhận được sự giúp đỡ, nhất là vào thời điểm này: ‘Với số vốn ít ỏi mà chúng tôi tích lũy nhưng bây giờ mất việc chúng tôi đâu biết phải làm gì đâu và mình cũng không biết phải liên hệ với ai, mình cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ’

Bài toán giữ chân lao động lúc này đã và đang đặt ra đối với các Sở ban ngành thành phố. Giai đoạn 2023 – 2025 TpHCM cần khoản 320 000 việc làm, tuy nhiên hiện có khoảng 15-20% lao động muốn quay về quê, khoảng 40% vẫn cố gắng ở lại và 50% ổn định. Nếu không có chính sách tính toán về mặt an sinh xã hội cũng như hỗ trợ cho người dân từ các địa phương khác đến làm việc. Tương lai có thể sẽ bị mất cân đối do thiếu hụt nguồn lao động.

Ảnh minh họa: TTXVN

Ảnh minh họa: TTXVN

Theo ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TpHCM nhận định các thiết chế về an sinh, xóa đói giảm nghèo của thành phố vẫn còn hạn chế và chưa thể đáp ứng được những khó khăn mà người lao động hiện nay gặp phải: 'Cái đứt gãy về chuỗi cung ứng đang diễn ra cũng cho ta thấy các thiết chế về an sinh cũng như các thiết chế về xóa đói giảm nghèo chúng ra sẽ còn hạn chế để có thể phản ứng rất nhanh với nhu cầu đặt ra của người dân khi họ bị mất việc hay khi họ phải dịch chuyển do sự thay đổi về công việc'

Đồng thuận với ý kiến trên, bà Nguyễn Tôn Thị Tường Vân – Nghiên cứu viên phòng văn hóa xã hội, viện nghiên cứu phát triển TpHCM cho rằng, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong thời gian qua vẫn còn thực hiện một cách cào bằng và chưa đủ. Thời gian tới các Sở ngành cần có những kịch bản về việc hỗ trợ lao động trước những biến động của thế giới: 'Có thể thấy rằng covid thật sự đã làm cho rất nhiều người mấp mé cảnh nghèo đã thực sự rơi vào tình trạng nghèo và những hỗ trợ của mình thì vẫn chưa đủ và mình đã hỗ trợ một cách cào bằng. Ngoài ra mình cũng phải cần xây dựng những kịch bản để hỗ trợ người lao động trước những cuộc khủng hoảng vì mình đâu thể biết được sau covid rồi thì còn có những cuộc khủng hoảng nào khác nữa hay không'

Để giúp người lao động nhập cư vượt qua khó khăn hiện tại. rất cần những giải pháp đào tạo kỹ năng sinh kế, mà ở đó việc làm chính là chìa khóa then chốt giúp cho lao động nghèo có thể tự chủ, tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.

Ông Lê Văn Thành – Nguyên trưởng phòng Văn hóa xã hội, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM chia sẻ: 'Chúng tôi nghĩ rằng nên có sự quan tâm nhiều hơn tức là hơn mức cũ về cho vay tín dụng để người nghèo có thể làm những công việc có quy mô tính chất lớn hơn từ đó họ ổn định tương đối lâu dài hơn. Tốt nhất bây giờ là anh phải có đào tạo và đào tạo bây giờ không phải là những nghề thông thường mà phải đào tạo những nghề đón đầu để cho phù hợp và ra là có việc làm'.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ các Sở ngành thành phố thì điều cốt yếu vẫn xuất phát từ chính bản thân người lao động về nghị lực vượt qua khó khăn, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào những chính sách nhà nước, bởi vì muốn có ‘cá’ trước hết người lao động phải tự đi ‘câu’.

 

Ảnh minh họa: Baochinhphu 

Ảnh minh họa: Baochinhphu 

Hỗ trợ người lao động cần nhất một tấm lòng

Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, nhưng hàng năm, tầng lớp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước. Vậy nên việc chăm lo đời sống nhằm giữ chân người lao động được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn tái phục hồi nền kinh tế.

Sau đại dịch COVID-19 và tác động bởi các yếu tốc khác trên thế giới như chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn phải cắt giảm lao động cũng như cho giảm thu nhập. Đời sống của công nhân người lao động ở khu vực đô thị vì thế vốn đã khó khăn nay lại càng trầm trọng hơn.

Có vào các khu nhà trọ công nhân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai mới thấy rõ thực trạng này. Các dãy nhà thưa thớt người ở; bữa cơm hàng ngày của họ đạm bạc, không mấy sáng sủa cho tương lai.Vì thiếu đơn hàng, doanh nghiệp buộc phải cho công nhân ngày làm ngày nghỉ để duy trì và giữ chân. Nhiều nơi buộc phải sa thải vì không có hàng hoá để sản xuất.

Người cho nghỉ việc đa số là lao động nữ, đã lớn tuổi; phải gánh vác trọng trách lo cho bản thân và cả gia đình. Khi nghỉ rồi không biết tìm việc ở đâu, về quê thì không có đồng ruộng để làm; đành nhắm mắt sống một cuộc sống bất bênh nơi đô thị để tìm kiếm cơ hội.

Số tiền hỗ trợ thất nghiệp; tiền trợ cấp không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhiều người đã liều mình bán cả” của để dành” đó là rút bảo hiểm xã hội một lần để lấy tiền sinh sống. Nguy cơ khủng hoảng an sinh xã hội trong tương lai đang hiện ra vì số lượng người không có lương hưu hay trợ cấp ngày một nhiều.

Lưới an sinh không sao phủ khắp được vì số lượng người cần hỗ trợ quá đông. Giải pháp lúc này căn bản nhất vẫn là các cơ quan quản lý phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vực dậy sản xuất;  từ đó duy trì được công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Theo đó, tâm lý e dè, sợ sai dẫn đến không làm gì hoặc không chuyển động của đội ngũ cán bộ công chức ở nhiều nơi phải được khắc phục. Xắn tay cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, ách tắc khơi thông thị trường, khôi phục lại sản xuất. Đặc biệt là xem xét cởi bỏ các quy định cứng nhắc về phòng cháy chữa cháy; tìm cách ổn định lại giá cả đầu vào để nguyên liệu không tăng đột biến, doanh nghiệp hạ được giá thành đảm bảo làm ra là có lời. Tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh đó là thực hiện ngay các biện pháp an sinh xã hội hỗ trợ công nhân và người lao động đảm bảo cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó các chính sách về trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc phải thực hiện đầy đủ, công khai và minh bạch. Nhất là ở các thành phố lớn, ngân sách địa phương cũng cần được bàn đến và sử dụng hỗ trợ công nhân từ nơi ăn chốn ở như  điện, nước, chỗ thuê trọ đến chính sách miễn giảm học phí cho con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt là truyền thông để người lao động không ồ ạt thanh toán bảo hiểm xã hội một lần dẫn đến nguy cơ đổ vỡ quỹ an sinh; nhất là để lại hệ luỵ lâu dài, về sau không sao khắc phục được.

Riêng chính sách xây nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp đã được thông qua cần thể hiện rõ ràng trong cuộc sống. Người lao động có cơ hội an cư để tận tâm hết lòng gắn bó với doanh nghiệp, gắn bó với địa phương, yên tâm lao động. Về lâu dài việc đào tạo lao động có tay nghề, có trình độ cho công nhân là xu hướng bắt buộc để thích ứng với sự chuyển biến của thời đại công nghệ 4.0.

Bản thân người lao động cũng cần chuẩn bị đầy đủ tâm thế để sẵn sàng đón nhận và vượt qua các thách thức. Lối sống cần kiệm cần được phát huy trong bối cảnh kinh tế khó khăn để trang trải cuộc sống gia đình.

Các tổ chức đoàn thể, hiệp hội nghề nghiệp đi sâu đi sát cơ sở để lắng nghe và thu nhận các ý kiến của công nhân người lao động để giúp đỡ, hỗ trợ và tham mưu cho Nhà nước ban hành các chính sách kịp thời giúp người lao động vượt qua khó khăn thử thách.

Các chính sách an sinh cũng được triển khai đồng bộ, tránh chung chung, hô hào mà làm thực chất, cần nhất một tấm lòng, giúp người lao động thực sự có chỗ dựa tin cậy lúc khó khăn; sớm vượt lên nghịch cảnh để tìm được công ăn việc làm có thu nhập ổn định giúp duy trì đời sống thường nhật.

Trọng Điển - Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến chiều nay (2/5), đã có hơn 300 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh.

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Trong những ngày cả nước chìm trong không khí vui tươi, phấn khởi của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thì lực lượng CSGT thủ đô vẫn “đội nắng, bám đường”, xuyên đêm tuần tra kiểm soát, nhằm đảm bảo ANTT, ATGT cho người dân.