Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để du lịch vượt khó sau đại dịch

Trọng Điển - Nhất Hoàng - 29/04/2022 | 10:11 (GTM + 7)

2 năm qua du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Vừa qua, Chính phủ đã phát động năm 2022 là năm du lịch Việt Nam để cùng “Chung sức phát triển du lịch Việt Nam, cùng vượt qua khó khăn và phục hồi ngành du lịch trong tình hình mới”.

Đây cũng là thách thức nhưng vừa là cơ hội để tạo “đòn bẩy” giúp phục hồi ngành “công nghiệp không khói” trên cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng hậu COVID-19. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sau đợt dịch bệnh lần thứ tư, ngành du lịch TP.HCM đang từng bước trở lại mạnh mẽ. Sắp tới, ngành du lịch sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy tối đa lợi thế, tạo điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch.

Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của Thành phố, hoàn thiện bộ sản phẩm du lịch với các chương trình du lịch đặc trưng của Thành phố theo các chủ đề "Sài Gòn xưa và nay", "Cảm xúc Sài Gòn" và "Năng động Sài Gòn".

Du lịch gắn với văn hóa, nghệ thuật, du lịch đường thủy, du lịch nông nghiệp, sinh thái, cộng đồng; phát triển sản phẩm du lịch y tế, thể thao, chương trình “100 điều thú vị” để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa (Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) hiện thành phố đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch nội thành mới, nhất là trong dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới. Ngoài ra, thành phố sẽ đẩy mạnh kết nối du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước để xúc tiến, giới thiệu các sản phẩm du lịch.

“Các địa phương đã thống nhất 1 bộ nhận diện chung cũng như Slogan, các thương hiệu cho du lịch vùng thì chúng tôi sẽ thống nhất sử dụng bộ nhận diện chung cho các hoạt động chung của vùng và đồng thời sẽ tăng cường các kênh thông tin quảng bá của 13 địa phương từ đó chúng ta sẽ có thêm sự lan tỏa cho các sản phẩm, các thương hiệu của du lịch TP.HCM và du lịch vùng”, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), đây là thời điểm thích hợp để phát triển du lịch. Đặc biệt là Khu vực các tỉnh phía Nam, nơi có tiềm năng để phát triển du lịch với nổi bật là bản sắc văn hóa độc đáo và nhiều thắng cảnh đẹp.

Ông Thiên đề xuất cần chiến lược tập trung chính sách tập và nguồn lực cho các tọa độ ưu tiên tức là biết tập trung vào một vài cực tăng trưởng. Ngoài ra, cần tập trung kết nối hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn lớn, có giá trị đột phá trong việc phát triển du lịch.

Khu vực các tỉnh phía Nam, nơi có tiềm năng để phát triển du lịch với nổi bật là bản sắc văn hóa độc đáo và nhiều thắng cảnh đẹp

Khu vực các tỉnh phía Nam, nơi có tiềm năng để phát triển du lịch với nổi bật là bản sắc văn hóa độc đáo và nhiều thắng cảnh đẹp

Cùng quan điểm, bà Trần Nguyện (Trưởng Ban Kinh doanh Tập đoàn Sun Group) thẳng thắn cho rằng, trong lĩnh vực du dịch nhiều tỉnh, nhất là ở Tây Nguyên có nhiều nhược điểm và thiếu nhiều điều như cơ sở hạ tầng, thiếu nhà đầu tư lớn, vấn đề định hướng quy hoạch, hạn chế về trình độ lao động trong ngành du lịch…

Bà Nguyện mong muốn có 1 cơ chế đặc thù và trước mắt phải tập trung cho thị trường du lịch nội địa với các sản phẩm hấp dẫn, độc đáo.. Bên cạnh đó, cần sự chung tay của các địa phương và nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như du lịch, giao thông, hàng không, các nhà đầu tư,...

“Cần có cơ chế đặc thù cho Tây Nguyên bởi chúng ta đi sau nhưng chúng ta không thể đi chậm hơn. Tây Nguyên cũng sẽ là 1 nét du lịch mới trong thời kỳ du lịch mới trong thời kỳ hậu COVID-19. Du lịch về nghĩ dưỡng, về sức khỏe, về thiên nhiên, về khám phá, về check in, về golf… là những điều rất phù hợp. Đặc biệt phát triển du lịch cộng đồng thì chắc chắn đây là 1 lợi thế đang có nhưng cần phát triển 1 cách có bài bản, có quy hoạch", bà Trần Nguyện nói.

Trong năm 2022, ngành hàng không cũng sẽ liên kết để hỗ phát triển du lịch nội địa và quốc tế. Hiện các hãng hàng không đã từng bước khai thác trở lại tất cả đường bay, tăng tần suất phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Bà Phạm Thị Nguyệt, Trưởng ban Tiếp thị bán sản phẩm (Vietnam Airlines) cho biết, Vietnam Airlines sẽ không ngừng nỗ lực tối đa hóa đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách, nâng cấp và hoàn thiện hoạt động khai thác để mang đến những trải nghiệm bay an toàn, thuận tiện.

Ngoài ra, bà Nguyệt đề xuất tiến tới việc bỏ đeo khẩu trang, bỏ khai báo y tế và tăng thời gian gia hạn visa lên 21 đến 30 ngày: “Chúng tôi cam kết rằng là chúng tôi sẽ có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp để phát triển du lịch kích cầu trong năm 2022. Và chúng tôi cũng sẵn sàng đồng hành, cùng xây dựng các thông điệp phát động du lịch cho khách hàng quốc tế tại toàn bộ mạng nội địa thông qua việc giới hạn các điều kiện về vé máy bay để khách hàng tự tin và làm chủ chuyến bay của mình.

Và chúng tôi cũng nghiên cứu nhu cầu du lịch để đưa ra những sản phẩm mới, các dòng du lịch phù hợp với du lịch nhóm nhỏ. Và chúng tôi cũng đang cố gắng phát động du lịch nghỉ biển kết hợp với trải nghiệm văn hóa”.

Tại diễn đàn du lịch ở Kon Tum vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các vùng đã tổ chức sự kiện thu hút khách du lịch như Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ, liên kết phát triển du lịch Việt Bắc tại Hà Nội và Diễn đàn du lịch tại Kon Tum, để liên kết phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm đặc trưng và đa dạng nhằm thu hút khách.

Ngoài ra, Bộ cũng công bố kế hoạch phát triển du lịch Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030, hình thành một điểm đến du lịch bền vững và có trách nhiệm; cung cấp dịch vụ chất lượng, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Ngành du lịch nước ta đang phục hồi sau đại dịch. Nhưng để thực sự phát triển như kỳ vọng, đòi hỏi sự trợ giúp rất lớn từ các cấp, các ngành

Ngành du lịch nước ta đang phục hồi sau đại dịch. Nhưng để thực sự phát triển như kỳ vọng, đòi hỏi sự trợ giúp rất lớn từ các cấp, các ngành

Phát triển du lịch sau đại dịch rất cần những bước đi đồng bộ và đột phá để cải thiện chất lượng phục vụ. Đầy cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Để du lịch vượt khó sau đại dịch”.

Những ngày nghỉ lễ đang đến gần. Không khí nhà nhà người người đi du lịch đang chộn rộn khắp nơi. Đây là một tín hiệu vui sau thời gian toàn ngành bị tê liệt vì COVID-19. Chính sách mở cửa, công nhận hộ chiếu vaccine, nối lại hầu hết các đường bay quốc tế của nước ta đã cho phép nhiều địa phương trong cả nước được đón khách nước ngoài.

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ đi kèm như nhà hàng khách sạn, điểm vui chơi giải trí, hàng hóa lưu niệm hoạt động nhộn nhịp. Lao động trong ngành công nghiệp không khói này có cơ hội gượng dậy sau đại dịch.

Hiện nay, các cơ sở du lịch ở Hà Nội, TP.HCM và nhiều nơi trong cả nước đang nhanh chóng tập trung nhân lực, vật lực để đón khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa ở 2 điểm để phục vụ du khách và người dân như muốn nhắn nhủ, đô thị lớn nhất nước này đã hoàn toàn hồi sinh sau COVID. Dịp này, các hãng bay, nhà xe cũng tận dụng cơ hội mở nhiều chuyến đến khắp các địa chỉ du lịch trong cả nước.

Lực lượng chức năng các địa phương cũng sát cánh cùng doanh nghiệp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách trong những ngày cao điểm tới.

Vấn đề lúc này là ngành du lịch các địa phương cần tranh tranh thủ tái cấu trúc lại ngành theo hướng chất lượng và hiệu quả. Cải thiện toàn bộ diện mạo từ cảnh quan đến cung cách phục vụ.

Để mỗi du khách khi đặt chân đến các đại điểm du lịch đều thấy thoải mái và có trải nghiệm thú vị muốn quay lại lần sau. Đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa nhà nghỉ, phòng nghỉ; chất lượng đồ ăn thức uống đa dạng và phong phú. Những tai tiếng bấy lâu nay như nạn nhồi nhét khách, chặt chém, chất lượng phục vụ kém phải được khắc phục.

Để làm được điều này, ngoài đầu tư về cơ sở vật chất thì chất lượng nguồn nhân lực cho ngành cũng phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn. Đây là khâu còn yếu lâu nay, nhất là đối với các tỉnh, thành phía Nam.

Đội ngũ hướng dẫn viên, tiếp tân, phục vụ quầy, phòng ở nhiều nơi còn hụt hẫng, không đủ khi lượng khách tăng cao.

Nhiều nơi dẫn đến quá tải, bê trễ trong công việc hỗ trợ du khách; nhận không ít phàn nàn từ du khách. Đó là chưa kể, đói với khách quốc tế đòi hỏi khả năng các lao động này phải có ngoại ngữ tốt, hiểu biết nhu cầu của khách để phục vụ chu đáo.

Ngành du lịch nước ta đang phục hồi sau đại dịch. Nhưng để thực sự phát triển như kỳ vọng, đòi hỏi sự trợ giúp rất lớn từ các cấp, các ngành.

Trong đó nhất là khả năng kết nối thông thoáng từ đi lại đến ăn nghỉ; kể các thủ tục liên quan đến khai báo y tế, tạm trú tạm vắng của các ngành chức  năng ở cơ sở. Cần tạo điều kiện tốt nhất để du khách không cảm thấy phiền toái, nhiêu khê nhất là đối với khách quốc tế.

Do vậy, công tác quản lý nhà nước của chính quyền các địa phương trong những ngày này cần được tập trung nhiều hơn nữa. Phải tổ chức kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh,uốn nắn kịp thời các lệch lạc phát sinh. Xử lý đến nơi đến chốn các cơ sở kinh doanh vi phạm, sách nhiễu du khách.

Từ đó biến thách thức thành cơ hội, sẵn sàng vượt khó đưa ngành du lịch của địa phương thực sự trở thành thế mạnh, giúp địa phương, doanh nghiệp và người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định sau đại dịch.

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //