Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Thanh Phê: Thứ tư 24/04/2024, 16:19 (GMT+7)

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Là người trẻ thích khám phá văn hóa ở những vùng đất mới nên việc “xách ba lô lên và đi” đã trở thành thói quen và niềm đam mê của anh Bùi Văn Hồ. 3 năm gần đây, anh Hồ đã đặt chân đến hơn 40 tỉnh, thành ở khắp đất nước Việt Nam với hình thức du lịch trải nghiệm và tự túc. Trong đó, Hậu Giang là một trong những địa phương anh thích đến bởi không chỉ có những món ăn ngon, người dân vui vẻ, nhiệt tình mà còn có những giá trị văn hóa, lịch sử:

Anh Bùi Văn Hồ tâm sự: Mình muốn tìm hiểu về cuộc sống của người dân, trải nghiệm những món ăn của địa phương, đối với mình rất là ý nghĩa. Sau khi ngắm những cảnh đẹp ở ngay tại địa phương đó, mình sẽ quan tâm nhiều hơn về cái cuộc sống của người dân. Với mình du lịch là trải nghiệm, góp phần cho bản thân của mình thêm nhiều màu sắc. Nét đẹp văn hóa của địa phương đó và thậm chí là hiểu rõ hơn truyền thống của một cái dân tộc.

Hậu Giang, hiện có 1 làng nghề và 1 nghề truyền thống được công nhận. Tuy còn khá khiêm tốn, nhưng tiềm năng về du lịch của tỉnh rất lớn. Hậu Giang là trung tâm của Tây Nam bộ, kênh rạch chằng chịt, là tỉnh đặc trưng nông nghiệp, bạt ngàn đồng ruộng và vườn cây trái. Kênh xáng Xà No, con đường lúa gạo của Tây Nam Bộ hoàn thành năm 1903, dài gần 40km.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, diện tích 2.800 ha, hệ động thực vật phong phú, đa dạng sinh học, được xem là “mỏ vàng” của du lịch Hậu Giang. Cùng với đó là rừng tràm, vườn trầu Vị Thủy, vườn quýt Long Trị, khóm Cầu Đúc, cá thác lác – những đặc sản góp phần làm nên tiếng tăm cho vùng đất bên dòng sông Hậu này.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chia sẻ: Những cái chúng tôi chọn cũng dựa vào vấn đề văn hóa, về tự nhiên để mình làm. Mình muốn kêu gọi cộng đồng làm nhưng người ta có lợi hay không nên mình phải định hướng vấn đề đó để mình làm và phải làm cho cả hệ thống chính trị thống nhất.

Tại tỉnh Bến Tre, địa phương đang phát triển thương hiệu du lịch xứ Dừa dựa vào tiềm năng, lợi thế về tự nhiên; lịch sử, truyền thống văn hóa địa phương. Tỉnh đang có 2 di tích quốc gia đặc biệt thuộc loại hình lịch sử; 16 di tích cấp quốc gia; Di tích cấp tỉnh có 23 di tích kiến trúc nghệ thuật và 37 di tích lịch sử. Một số di tích đã trở thành các điểm tham quan du lịch, góp phần phát huy giá trị truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, lịch sử văn hóa đến du khách trong và ngoài nước.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre cho biết thêm: Các tỉnh đồng bằng, trong đó có Bến Tre cùng có những lợi thế về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa và riêng ở Bến Tre của chúng tôi thì có lợi thế và hình ảnh về cây dừa và chúng tôi đang tập trung phát triển trên hình ảnh chủ lực là cây dừa và tài nguyên phong phú nữa là dòng sông và các cây ăn trái, kể cả câu chuyện văn hóa xứ dừa trong cái việc làm sao khai thác giữa yếu tố tự nhiên và văn hóa nó hòa quyện vào nhau. Và đặc biệt là việc.

ÐBSCL được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa. Vùng đất này có sự giao thoa văn hóa của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm, là cơ sở để ÐBSCL có tín ngưỡng tôn giáo đa dạng, quần thể kiến trúc độc đáo, các làng nghề truyền thống trăm năm. Hiện toàn vùng có hơn 300 làng nghề truyền thống, trong đó có khoảng 30 làng nghề có tuổi đời trên 100 năm.

Ảnh minh họa: Cồn Phụng, nơi được nhiều du khách lựa chọn khi đến Bến Tre (Nguồn: KKday)

Ảnh minh họa: Cồn Phụng, nơi được nhiều du khách lựa chọn khi đến Bến Tre (Nguồn: KKday)

Ngoài ra, ÐBSCL còn có hơn 1.200 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian, truyền thống chiếm gần 70%. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thời gian qua, mối liên kết trong việc khai thác tiềm năng du lịch của vùng vẫn còn nhiều “nút thắt” dù đã nhiều lần được tháo gỡ, như tình trạng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tại một số địa phương còn mờ mạt, chưa có cơ chế, chính sách thúc đẩy sự liên kết vùng phát triển. Chính vì điều này mà sản phẩm du lịch cứ mãi na ná nhau.

Ông Võ Văn Phong, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Du lịch C2T Bến Tre- một doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu của vùng ĐBSCL về phát triển du lịch xanh- bền vững chia sẻ: Trong thời điểm này, sự liên kết là nói về các sản phẩm mới, những trải nghiệm mới hay mô hình kinh doanh mới. Thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu, hạn mặn, sự thay đổi sản phẩm du lịch trong đó có thích ứng biến đổi khí hậu và trải nghiệm đó không chỉ về văn hóa ẩm thực bản địa mà  phải có sản phẩm bền vững trong đó phải tính toán về vấn đề môi trường. Câu chuyện về rác thải, biến đổi khí hậu là điều mà đang nóng trong thời điểm hiện nay. Để du lịch bền vững có 03 trụ cột: trụ cột kinh tế, trụ cột thứ 2 là cộng đồng và thứ ba là cấu trúc lại, thiết kế lại để nâng cấp sản phẩm lên thành một sản phẩm liên quan đến môi trường nhiều hơn.

Theo các nhà làm du lịch trong nước, việc liên kết trước hết là liên kết trong địa phương của mình trước khi bàn tới chuyện liên kết ra bên ngoài. Ngoài ra, “bộ 3” nhà nước - chủ đầu tư (doanh nghiệp, người dân) - thị trường (các công ty lữ hành và khách hàng) phải là tam giác đều, thúc đẩy và tác động lẫn nhau. Có như thế mới đưa ngành công khói của vùng Tây Nam Bộ đạt như kỳ vọng.

***

Mỗi địa phương, vùng miền Việt Nam đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa tự nhiên và nhân văn đa dạng, giá trị. Nhưng làm thế nào để đưa những giá trị văn hóa đó thành sản phẩm kinh tế, thu hút khách du lịch là câu chuyện không đơn giản...

Sau thời gian trầm lắng vì dịch bệnh, du lịch Việt nói chung du lịch ĐBSCL nói riêng đang ấm dần lên với nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, nếu chỉ đi theo lối mòn ngày trước thì du lịch sẽ thụt lùi vì xu hướng đã thay đổi. Thay vì đi, xem, nghe khám phá những cái mới, cái “độc và lạ”, giờ người ta đi tìm về những nét văn hóa truyền thống, hòa mình thiên nhiên.

Nhìn một cách tổng thể, du lịch chính là sản phẩm của công nghiệp văn hóa. Đã là sản phẩm thì phải có thành phần bắt mắt và sáng tạo mới thu hút người mua. Vì vậy, một sản phẩm tốt phải có phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của: nhân lực, tri thức văn hóa của xã hội, kỹ thuật, khả năng kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm...

Thực tế, chúng ta không thiếu những cá nhân xuất sắc, đi trước đón đầu với những ý tưởng du lịch, những tour, tuyến hấp dẫn về văn hóa vùng miền nhưng chúng ta chưa có nhiều tập thể liên kết, tập thể sáng tạo liên kết chặt chẽ với nhau cùng phát triển sản phẩm khai thác đặc trưng của mỗi địa phương. Bằng chứng là đến miền Tây, chúng ta dễ dàng tìm thấy những tour tuyến na ná nhau, mà chưa thấy sự bứt phá nổi trội. Các tour tuyến kết nối giữa các địa phương với nhau là có nhưng đôi lúc chưa thật sự bền chặt như kỳ vọng.

Có ý kiến cho rằng, chúng ta có nhiều sản phẩm văn hóa tốt nhưng lại thiếu những doanh nghiệp văn hóa, những nhà tài trợ đóng vai trò là bà đỡ, tạo chất kết dính đưa những sản phẩm này đi vào cuộc sống. Vì thế, cần thiết phải có những chính sách để kích hoạt môi trường sáng tạo, thu hút đầu tư. Cùng với đó, xây dựng được hệ sinh thái sáng tạo với những chính sách, hướng dẫn cụ thể cho những nhà đầu tư, người hoạt động văn hóa du lịch, có hành lang pháp lý để thúc đẩy hợp tác công-tư...

Và cuối cùng nhưng đóng vai trò rất quan trọng là nâng cao vai trò, kiến thức cho người dân để họ trở thành chủ thể trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm, là những mắc xích quan trọng trong chuỗi giá trị. Và khi đó, cần cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng và hợp lý để có thể gắn kết chặt chẽ 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp với người dân khi triển khai chuỗi sản phẩm vào thực tế.

Có thể thấy, việc tận dụng tốt thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn lực, tiềm năng phát triển và kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Cái bắt tay của các địa phương, doanh nghiệp du lịch và nhân dân trong hoạt động liên kết du lịch với văn hóa bản địa mở ra cơ hội tốt cho ngành du lịch tận dụng cơ hội để thu hút du khách mà xa hơn là để giữ gìn vốn quý của thế hệ trước ở mỗi địa phương.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.