Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Cứ tầm 8 giờ 30 sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu, đều đặn 2 lớp học vui vẻ của khoa thận nội tiết và nhiễm thần kinh ở bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM được mở. Lớp học nhằm bổ trợ kiến thức các môn học văn hóa như Toán, Tiếng việt, Anh văn và hỗ trợ trang bị thêm về các kỹ năng mềm nhằm cập nhật kiến thức bị thiếu trong thời gian điều trị bệnh, nhất là nhóm bệnh nhi thuộc khoa Sốt xuất huyết, Nhiễm thần kinh, Thận nội tiết phải điều trị bệnh trong thời gian dài.
Ý tưởng thực hiện lớp học xuất phát từ những nhu cầu thực tế của bệnh nhi trong thời gian nằm viện, việc gián đoạn kiến thức về văn hóa tại trường học và các kỹ năng sống còn hạn chế.
Thạc sĩ Chu Văn Thành, Phó trưởng phòng Công tác xã hội cho hay, lớp đã duy trì được hơn nửa năm trở lại đây, nhờ có lớp học các được bổ trợ kiến thức kĩ năng nên các phụ huynh được giải tỏa rất nhiều áp lực: "Thực sự ra khi mới ngày đầu tiên mở ra lớp, thân nhân họ rất là thích. Tại vì lúc các bé nằm viện điều trị thường được cho xem điện thoại, nằm tại chỗ buồn và rất ù lì. Nhưng nhờ lớp học các bé xông xáo, vui chơi vừa học nên ba mẹ cảm thấy không lo lắng. Nhiều khi thấy con bệnh được vui tươi, họ cũng giảm bớt căng thẳng nên họ rất hài lòng với lớp học này".
Giữa một ngày tháng tư oi ả, một lớp học dã chiến xếp được 5 bàn học nhỏ được bố trí cạnh khoa Thận -Nội tiết, gần 10 bệnh nhi tay còn ghim kim tiêm vẫn hồn nhiên cầm cọ tập tô màu.
Chị Cao Thị Diễm (quê Sóc Trăng) có con nhỏ 10 tuổi suy thận giai đoạn cuối đang lọc màng bụng đã cùng con gắn bó lớp học gần 1 năm nay, với chị sau những ngày điều trị thì phút giây ở lớp học là khoảnh khắc con mình vui nhất.
“Tháng nào cũng lên, xét nghiệm máu ổn thì về, nếu không ổn thì ở lại, đến thứ 5 này là 3 tuần rồi. Bé ra đây chơi khoái lắm, chích xong đau nằm xíu bớt đau là chạy ra đây nữa. Vui lắm, thấy mấy chị là mừng dữ lắm. Lớp học này làm tinh thần các bé vui, nhiều lúc đau ra đây dui lên cũng vơi bớt", chị Diễm nói.
Tương tự chị Nguyễn Thúy Nhung ( quê Vũng Tàu) cũng đưa con lên TP.HCM điều trị. Chị Nhung chia sẻ: "Tháng nào cũng lên viện lấy thuốc, đợt này bị tái lại nên phải nhập viện. Ở nhà bé có đi học, vào viện thì gián đoạn, có lớp học bé tham gia nên đỡ buồn đỡ chán, vui hơn. Ngày nào bé cũng hỏi khi nào lớp mở để bé chơi cùng các chị để được học tô màu, học biểu cảm cảm xúc…bé rất muốn học”.
Trong khi đó, tại tầng 6 tòa nhà Khoa Nhiễm -Thần kinh lớp học vui vẻ thứ 2 có phần rộn ràng hơn khi lớp học càng về trưa càng đông hơn. Nhiều bệnh nhi sau khi được thăm khám, lấy máu, truyền thuốc xong gần như được tập hợp tại lớp học. Các bạn nhỏ say sưa khi được nghe cô giáo chỉ dẫn những dấu hiệu khi bị cảm nắng (say nắng) và cách phòng tránh khi thời tiết ngoài kia đang oi ả.
Chị Phạm thị Thùy Trang (quê An Giang) đưa con nhập viện 1 tuần để điều trị yếu cơ, biết lớp học vui vẻ nên đã đưa con đến tham gia học đều vào mỗi buổi sáng. Vị phụ huynh dõi theo con ngoài cửa kính với ánh mắt rạng rỡ nhìn thấy con được hát ca, kể chuyện, tô màu mà quên cả bệnh tật.
Chị Trang chia sẻ: “Ngày đầu tiên vô không có biết, mấy cô xuống bảo đưa bé lên đây chơi và học, bắt đầu bé lên mỗi ngày. Học xong là về khoe với mẹ hôm qua học tô màu, cầm tờ giấy về đưa cho mẹ. Lên dây các cô dạy nhiệt tình lắm, ca hát, nhảy múa để các bé đỡ căng thẳng cũng giúp cho mình”.
Bạn Nguyễn Hoài Chí Trâm, nhân viên phòng công tác xã hội thường nhận nhiệm vụ đứng lớp, dạy học gắn bó lớp hơn nửa năm cho hay: “Những bé nằm viện lâu sẽ bị gián đoạn công việc học, với lại các bé đang sắp thi học kỳ, việc thi cũng dời lại. Lớp học này sẽ phù đạo giúp bé củng cố kiến thức để khi quay trở lại trường sẽ giúp phụ huynh an tâm hơn. Học hành giúp các bé vui vẻ thỏa mái phần nào cũng mau hết bệnh sớm trở về nhà”
Gần như vào những đợt chuyển mùa, viện nhi lúc nào cũng chật kín bệnh, nhiều bệnh nhi phải ngưng việc học nên rất thiệt thòi. Chưa hết, nhiều bé mắc bệnh mãn tính như bệnh thận, bệnh hiếm, ung thư gần như gắn cả tuổi thơ ở viện, những lớp học được mọc lên thế này cần lắm để vỗ về, an ủi và xua tan bệnh tật cho mầm non thiệt thòi.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.