TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy, bản thân người lái xe ôm công nghệ, họ nghĩ thế nào về thực trạng vừa nêu?
Anh Đồng Quang Minh (trú ở Yên Duyên, Hoàng Mai, Hà Nội) từng kinh qua nhiều vị trí lái xe ở các hãng xe ôm công nghệ. Anh bày tỏ sự ủng hộ đối với cao điểm sắp tới về xử lý vi phạm đối với lái xe ôm công nghệ, vì mục đích chung là đảm bảo an toàn cho người đi đường.
Anh Minh cũng thừa nhận, có đôi khi bản thân cũng vi phạm một chút, nhưng trong sự “phù hợp chấp nhấp nhận được”.
“Thực tế đúng là các anh em đi, nhiều khi hơi quá đà. Tâm lý là chạy đôi khi vì công việc, lúc đường đông thì điền vào chỗ trống cho nhanh, khỏi ách tắc giao thông. Quan điểm đi là phải an toàn, kể cả vượt hay đi trái thì phải an toàn, phải nhường nhịn người khác, chứ không phải đi kiểu bừa bãi. Mình thì cũng thỉnh thoảng vượt tí, lệch trái tí, nhưng cẩn thận. Nhiều khi đứng lại là mình tắc đường thêm chứ, mình vượt là giảm tắc hơn đấy”.
Trong khi đó, anh Sàng Minh Tuấn, tài xế trú ở quận Long Biên, phân tích: Đa số người lái xe ôm công nghệ hiện đã có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ tốt. Chỉ có một bộ phận người trẻ tuổi vẫn đi ẩu, làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung.
“Theo em thấy, mọi người có lý do kiểu thanh niên, tuổi trẻ bồng bột. Còn tài xế bình thường thì em khẳng định là hiếm có người đi bố láo, phóng nhanh vượt ẩu. Trong thành phần các tài xế ấy, cũng có thành phần người này người nọ, mình không biết hết được câu chuyện sẽ xảy ra chuyện gì trên đường”.
Đề cập sự nhắc nhở của hành khách để chấn chỉnh tài xế nếu đi ẩu, anh Tuấn cho biết là “rất hiếm!”. Thậm chí, có khách hàng còn giục tài xế chạy nhanh hơn để kịp thời gian, công việc:
“Khách hàng của em mọi người đi chủ yếu đều đảm bảo an toàn. Trừ trường hợp sinh viên người ta vội thì toàn bảo tài xế chạy nhanh lên. Nhưng theo quan điểm của em, em bảo khách nói thẳng là chạy bình tĩnh, đảm bảo cho khách, đảm bảo cho em. Có gì xảy ra, ngã một cái thì lấ gì mà bảo hiểm, họ lấy gì mà đền mình. Tính em là thế, nên có khách giục em thì em bảo gọi cuốc xe mới, em chỉ đi bình thường được thôi”.
Bên cạnh vấn đề ý thức của từng người lái, tài xế Nguyễn Văn Hợp, trú ở Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, khẳng định: Quy trình kiểm soát của các hãng xe đều có, vấn đề nằm ở chỗ kiểm soát kỷ luật và sự chấp hành của tài xế có chặt chẽ hay không. Vì có những cách để tài xế muốn đi ẩu cũng khó:
“Rất nhiều trường hợp lấn làn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, quá tốc độ khá thường xuyên. Nhưng với hãng như bên em thì qua quy trình đào tạo, xe bọn em có định vị, khách hàng khi đi thấy mình đi sai thì họ sẽ phản ánh trực tiếp lên công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng tới bọn em. Vì vậy, các hành vi đi ẩu sẽ hạn chế và rất ít, giảm thiểu so với các hãng khác, hay là những người xe ôm truyền thống nhưng mặc đồ xe ôm công nghệ”.
Anh Hợp ủng hộ cảnh sát giao thông tuần tra xử lý nghiêm với những người trong giới tài xế công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ. Anh cũng chia sẻ kinh nghiệm khi đi đường: Tránh tối đa việc phụ thuộc vào bản đồ màn hình điện thoại vì có thể gây xao nhãng; Hãy tham gia giao thông một cách điềm đạm, kể cả khi bị khách giục cũng không phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ; Đi đúng phần đường, làn đường để tạo ấn tượng tốt về văn hóa giao thông, tạo uy tín với hành khách để được đánh giá “5 sao”./.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Mới đây, nhiều người dân phố cổ phản ánh về tình trạng tái chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, nhất là khi các dịp lễ lớn trong năm sắp đến.