Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

"Cái chết" của Bắc Hà hay sự bế tắc của xã hội hóa xe buýt Hà Nội?

Quách Đồng - 12/07/2022 | 15:46 (GTM + 7)

Việc xã hội hóa xe buýt của Hà Nội dường như “có vấn đề”, khi ít thu hút được doanh nghiệp mới tham gia. Việc doanh nghiệp buýt Bắc Hà xin dừng 5 tuyến buýt cũng phần nào cho thấy thực trạng này. Cần thay đổi gì để cải thiện tình trạng này?

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Hụt hẫng, xen lẫn nhiều nỗi niềm – đó là tâm trạng của nhiều tài xế, phụ xe trên 5 tuyến buýt mang số hiệu 41, 42, 43, 44, 45 do Công ty TNHH Bắc Hà sau khi doanh nghiệp này ra thông báo xin dừng hoạt động 5 tuyến buýt trên.

Anh Nguyễn Thái Thủy, một phụ xe thuộc công ty Bắc Hà chia sẻ, rất bất ngờ và hụt hẫng khi nghe tin công ty dừng hoạt động 5 tuyến buýt: "Bây giờ gia đình mình tiếp theo là phải chờ quyết định của công ty thôi, tôi và một số các đồng nghiệp khác cũng rất khó khăn về kinh tế lẫn xoay chuyển công việc".

Đại diện công ty TNHH Bắc Hà cho hay, ngoài việc báo cáo sớm với cơ quan quản lý để chủ động phương án bố trí doanh nghiệp thay thế, tránh việc xáo trộn, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của hành khách, doanh nghiệp cũng phải giải quyết đầy đủ chế độ, chính sách cho hơn 200 lao động:

"Dịch bệnh thế này làm sụt giảm sản lượng nhiều; thứ hai là giá nhiên liệu tăng như thế này gần như là một cú kép với ngành vận tải.

Trong cơn sóng chung như thế, rất khó khăn về năng lực tài chính, cho nên phải rất thẳng thắn để báo cáo cơ quan quản lý, để tháo gỡ kịp thời; để thứ nhất không ảnh hưởng đến cục diện chung của ngành vận tải, thứ hai là không ảnh hưởng tới việc đi lại của toàn bộ nhân dân trong hệ thống buýt", đại diện Bắc Hà nói.

Tuyến buýt số 45 (Khu đô thị Times City-Nam Thăng Long) của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bắc Hà có thể sẽ dừng hoạt động từ ngày 1/8 tới. Ảnh: Huy Hùng/Vietnam+

Tuyến buýt số 45 (Khu đô thị Times City-Nam Thăng Long) của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bắc Hà có thể sẽ dừng hoạt động từ ngày 1/8 tới. Ảnh: Huy Hùng/Vietnam+

Đáng chú ý, trước đó, tháng 7/2020, Công ty cổ phần Ô tô vận tải Hà Tây cũng đề nghị UBND TP Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội xem xét điều chỉnh doanh thu trợ giá vận hành tuyến buýt số 72 (BX. Yên Nghĩa - Xuân Mai). Thậm chí, đơn vị vận hành tuyến khẳng định, nếu các cơ quan chức năng không có hướng giải quyết, đơn vị buộc phải tạm ngừng vận hành tuyến buýt này.

Về phương án giải quyết đối với doanh nghiệp Bắc Hà, ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, hiện Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo Thành phố để tìm doanh nghiệp buýt khác thay thế. Theo ông Phương, việc lựa chọn đơn vị thay thế cũng sẽ cũng có những khó khăn nhất định.

Nói về việc xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, ông Thái Hồ Phương cho biết, hiện nay mạng lưới tuyến buýt có 150 tuyến, trong đó có 128 tuyến buýt có trợ giá. Ngoài Tổng công ty vận tải Hà Nội, trên địa bàn còn có 11 doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận chuyển từ 400-500 triệu lượt hành khách/năm:

"Theo quy định hiện hành, kể cả Tổng công ty vận tải Hà Nội hay bất kỳ đơn vị nào đều phải lựa chọn qua hình thức đấu thầu, đơn vị nào trúng đấu thầu thì đơn vị ấy sẽ thực hiện. Nên việc cân nhắc dự thầu là việc của doanh nghiệp.

Việc tính toán trợ giá là trợ giá trên số hành khách trên cơ sở thiết kế kỹ thuật tuyến, trên cơ sở sản lượng dự kiến, trên cơ sở đó triển khai mức trợ giá dự kiến", ông Thái Hồ Phương cho biết.

Công ty Bắc Hà đề nghị dừng khai thác 5 tuyến buýt ở Hà Nội từ ngày 1/8 vì nguy cơ vỡ nợ. Ảnh: Lao động

Công ty Bắc Hà đề nghị dừng khai thác 5 tuyến buýt ở Hà Nội từ ngày 1/8 vì nguy cơ vỡ nợ. Ảnh: Lao động

Về việc đơn giá trợ giá không theo kịp thực tiễn, đại diện lãnh đạo Trung tâm quản lý giao thông công cộng Hà Nội cũng cho biết, hiện đơn vị đang tham mưu cho Sở GTVT Hà Nội xin ý kiến các bên liên quan để điều chỉnh định mức trợ giá theo hướng sát với thị trường.

Tuy vậy, đại diện lãnh đạo một doanh nghiệp buýt khác đang khai thác 5 tuyến xe buýt cũng cho biết, dù được khai thác những tuyến được coi là đông hành khách, song hiện tại sản lượng hành khách chỉ đạt khoảng 30% doanh thu so với hồ sơ thầu. Theo hồ sơ thầu, nếu sản lượng hành khách không đạt 30%, doanh nghiệp sẽ phải chịu phần doanh thu không đạt.

Theo vị đại diện này, đây là áp lực rất lớn cho tài xế, phụ xe và cho doanh nghiệp: "Cũng nên xem xét để bỏ cơ chế áp doanh thu, vừa gây áp lực cho doanh nghiệp, đội ngũ lái, phụ xe. Khi bỏ áp lực này thì nó sẽ tháo gỡ được cho người lao động và chất lượng phục vụ chắc chắn sẽ tốt hơn".

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội cũng cho rằng, bộ định mức hiện tại cho xe buýt đang áp dụng được ban hành từ năm 2017, đến nay, cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Theo ông Nguyễn Trọng Thông, hiện nhiều doanh nghiệp tham gia khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đều băn khoăn về việc tính khấu hao thiết bị trong bộ định mức cũ chưa theo sát với thực tế, nhất là khi áp dụng định mức với phương tiện sử dụng nhiên liệu diesel và nhiên liệu sạch:

"Phương tiện lúc đó khác, chuẩn của lúc đó khác với chuẩn của tương lai, ví dụ hướng đến phương tiện năng lượng sạch thì các doanh nghiệp không đủ khả năng để đầu tư các loại đó.

Cho nên việc tính toán bộ định mức có 2 cái cần làm cho sát: đó là tính khấu hao cơ bản cho phương tiện đầu tư; thứ hai là chi phí nhân công, tiền lương, chi phí cho thu nhập của người lao động trực tiếp", ông Thông cho biết. 

Các tuyến buýt của Công ty Bắc Hà đang hoạt động có lộ trình ở các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình và công viên Thống Nhất

Các tuyến buýt của Công ty Bắc Hà đang hoạt động có lộ trình ở các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình và công viên Thống Nhất

Mặc dù mạng lưới tuyến buýt đang ngày càng được mở rộng, tuy vậy, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của của xe buýt vận chậm được cải thiện, đặc biệt là số doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách tăng rất chậm.

Điều này  đòi hỏi cơ quan quản lý cần có cách tính trợ giá phù hợp, theo sát với thực tế, thâm chí có thể bỏ cơ chế trợ giá trên số lượt khách để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận "Cần bỏ cơ chế trợ giá trên số lượng khách".

Trong số 150 tuyến buýt đang vận hành ở Hà Nội, có 128 tuyến buýt có trợ giá. Để vận hành những tuyến buýt này, giai đoạn 2015-2019, mỗi năm Hà Nội phải đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng để trợ giá, con số này giai đoạn 2020 trở đi dự kiến là 2.000 tỷ đồng và từ năm 2025 sẽ rơi vào khoảng 2.500 tỷ đồng.

Không thể phủ nhận, việc trợ giá đã góp phần thu hút doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, với con số từ 400-500 triệu lượt khách/năm.

Tuy vậy, dù nguồn kinh phí trợ giá từ ngân sách tăng, nhưng hoạt động của xe buýt vẫn èo uột, kết quả không như mong đợi khi xe buýt chỉ phục vụ được khoảng 12-15% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô.

Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng tăng rất chậm. Nếu năm 2000, Hà Nội có 4 doanh nghiệp tham gia, thì sau hơn 20 năm, đến nay cũng chỉ có 12 doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách bằng xe buýt.

Điều đó cho thấy, lĩnh vực vận tải hành khách công cộng chưa thực sự thu hút doanh nghiệp tham gia.

Một số ý kiến cho rằng, cơ chế trợ giá hiện đang áp dụng theo Quyết định 1494 của UBND TP. Hà Nội ban hành năm 2017 đang không theo sát với thực tế. Theo quyết định này, Thành phố xây dựng những định mức cụ thể về kinh tế kỹ thuật và đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Mức trợ giá từng tuyến, từng loại phương tiện cũng được tính toán dựa trên chi phí trừ doanh thu, trong khi chi phí được tính theo đơn giá được duyệt.

Tuy vậy, đơn giá này quy định chi tiết đến cả định mức lao động cho công nhân; định mức tiền lương công nhân; định mức tiêu hao nhiên liệu, khấu hao xe… trong khi thực tế các chi phí này thay đổi theo từng năm, từng thời kỳ nên việc xây dựng định mức cứng không còn phù hợp.

Thêm vào đó, chính sách trợ giá dựa trên số lượng hành khách dự kiến cũng đang tạo áp lực đáng kể lên doanh nghiệp vận tải, cho tài xế và lái phụ xe. Đơn cử, nếu sản lượng hành khách đạt dưới 30% so với lượng khách dự kiến, doanh nghiệp vận tải sẽ phải tự bỏ kinh phí để bù đắp số khách thiếu hụt.

Do vậy, một số ý kiến đề xuất, thay vì áp dụng cơ chế trợ giá dựa trên số lượng hành khách, Thành phố có thể tính toán để áp dụng cơ chế khoán kinh phí trợ giá để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp.

Khi đó, Thành phố sẽ đưa ra tổng mức trợ giá dựa trên tính toán chi phí cần thiết để vận hành; những yêu cầu về số lượng, tần suất xe chạy, thời gian và biểu đồ của phương tiện, niên hạn phương tiện xe buýt, cùng những chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế nhập khẩu phương tiện…

Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp sẽ tính toán các chi phí cần bỏ ra để cân nhắc có tham gia đấu thầu hay không.

Khi áp dụng cơ chế khoán kinh phí trợ giá, doanh nghiệp sẽ được chủ động trong việc tính toán các chi phí như lương nhân công, khấu hao thiết bị, tiết giảm các chi phí quản trị doanh nghiệp để tăng hiệu quả.

Thêm vào đó, khi áp lực về sản lượng hành khách được tháo bỏ, doanh nghiệp sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút hành khách, qua đó cũng tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp và góp phần nâng cao tỷ lệ phục vụ của phương tiện vận tải hành khách công cộng./.

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //