Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xung lực nào để tạo đột phá hạ tầng giao thông trong năm 2022 và tiếp theo?

Phóng viên - 19/02/2022 | 15:14 (GTM + 7)

Cả một khối lượng công việc khổng lồ với không ít thách thức, khó khăn đang chờ phía trước, như: hoàn thành 5.000 kmđường bộ cao tốc; Phát triển 2 cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; Khởi công một số gói thầu thuộc Dự án đường sắt cao tốc; Hoàn thà

Hầm chui Lê Văn Lương là 1 trong 6 dự án giao thông trọng điểm của TP Hà Nội  - Ảnh minh họa TTXVN

Vượt qua muôn vàn khó khăn do dịch bệnh, nhiều công trình giao thông quan trọng vẫn cán đích đúng tiến độ, mở ra tín hiệu tích cực trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, cả một khối lượng công việc khổng lồ với không ít thách thức, khó khăn đang chờ phía trước, như: hoàn thành 5.000 kmđường bộ cao tốc; Phát triển 2 cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế  đến năm 2030; Khởi công một số gói thầu thuộc Dự án đường sắt cao tốc vào năm 2028; Hoàn thành Dự án sân bay Long Thành cuối năm 2024.

Và ngay trong năm nay, phải hoàn thành một số hợp phần giai đoạn 1, khởi công giai đoạn 2 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông…. 

Cùng VOVGT bàn luận trong chương trình Diễn đàn 91, trực tiếp trên FM91, 16h đến 17h thứ Bảy, ngày 19/02/2022

Đón nghe và chia sẻ ý kiến của bạn với chương trình qua hotline: 02437.919191 và qua fanpage VOV giao thông. 

Các vị khách mời tham gia chương trình: ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) và ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Công trường nhộn nhịp ngày đầu năm 

Những ngày đầu xuân mới Nhâm Dần, trên công trường Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương không khí lao động đang nhộn nhịp, khẩn trương. 

Đúng giờ quy định, từng tốp công nhân vẫn khai báo y tế rồi bắt đầu vào công trường. Đây là một trong những dự án công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Hiện nay, tại công trường, 3 mũi thi công với hàng chục cán bộ, kỹ sư, công nhân đang gấp rút thi công đẩy nhanh tốc độ, bám sát các mốc tiến độ đề ra.    

Anh Vũ Mạnh Thắng, một nhân viên kỹ thuật có mặt trên công trường chia sẻ, anh và mọi người đã bắt tay vào làm việc khẩn trương ngay từ ngày đầu năm: "Về ăn Tết ra thì mọi người, thứ nhất là phòng chống dịch COVID, chuẩn bị sức khỏe tốt, thứ 2 là anh em đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ sắp tới, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công trường".

Ông Đặng Anh Tuấn, Giám đốc Dự án Hầm chui Lê Văn Lương (thuộc nhà thầu FECON) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án và hiện đang triển khai ép cọc ván thép, làm khung chống hầm; giai đoạn 2 của dự án sẽ được liên danh nhà thầu hoàn thành trong tháng 4 tới với việc hoàn thành 3 đốt hầm kín, thông xe kỹ thuật và chuyển làn giao thông để thi công các phần việc còn lại: "Xác định đây là dự án trọng điểm, đầu xuân năm mới, ngày mùng 6 Tết, đơn vị thi công đã huy động nhân lực và thiết bị để triển khai thi công lại ngay trên công trường, cán bộ kỹ thuật và công nhân đều có đầy đủ để làm sao cố gắng giai đoạn 3, kết thúc dự án, thông xe trong quý 4/2022".   

Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng trong năm 2021, các công trường thi công dự án giao thông trải dài khắp đất nước vẫn không ngừng nghỉ, tiến độ các dự án trọng điểm đều bám sát kế hoạch, thậm chí vượt kế hoạch.

Nhiều dự án trọng điểm được chỉ đạo quyết liệt về tiến độ và chất lượng công trình, đã về đích như đường sắt Cát Linh-Hà Đông; sửa chữa mặt cầu Thăng Long; nâng cấp đường băng 2 sân bay: Nội Bài và Tân Sơn Nhất…   

Trong cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được tổng kết từ thực tiễn và các công việc cần triển khai thời gian tới.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Đề nghị cả nước chung tay phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông”.   

Huy động sự tham gia của nhân dân để phát triển hạ tầng giao thông đã trở thành một trong những giải pháp được Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đưa ra.

Theo đó, Bộ GTVT chủ trương đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn, ngân sách nhà nước hạn chế: "Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2022 và những năm tiếp theo là cụ thể hóa được 5 quy hoạch ngành, đặc biệt là các cơ chế, chính sách để huy động vốn ngoài xã hội trong đó có vốn trong nhân dân.

Những dự án trọng điểm, những dự án đột phá thì chúng ta sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, còn những dự án có thể thương mại cao như vành đai 3,4 TP.HCM; vành đai 4 Hà Nội hoặc những dự án miền Đông Nam Bộ, chúng tôi phải tham mưu để làm sao thu hút được nguồn lực hoặc hình thành nên các quỹ, từ đó giúp các nhà đầu tư tiếp cận, thực hiện được quy hoạch". 

Các thách thức để phát triển hạ tầng giao thông trong 2022 và giai đoạn tiếp theo   

Ảnh minh họa

Thách thức lớn cho các mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn tiếp theo đã được chỉ ra là nguồn vốn, khi nhiều dự án đang trong tình trạng không có tiền để triển khai.

PGS, TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước hạn chế là thách thức đối với khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư, trong khi thời gian qua, việc thu hút vốn xã hội hóa cho hạ tầng giao thông đã có những thời điểm bị chững lại.

PGS, TS Trần Chủng nhận định: "Rõ ràng một trong những cái có thể kích hoạt các mục tiêu về đích đó là giải quyết bài toán Tiền đâu? Những hình ảnh của mô hình BOT trước đây cũng làm ra những hình ảnh đáng lo ngại về mặt tài chính, không thiện chí với BOT, thế nên bài toán huy động nguồn lực xã hội thông qua phương thức đối tác công tư là một trong những giải pháp chúng ta có thể kích hoạt.

Đương nhiên phương thức đối tác công tư mặc dù có Luật PPP ra đời nhưng nó vẫn còn những khó khăn, nó còn những nút thắt. Tôi mong muốn huy động nguồn lực trong xã hội thông qua phương thức đối tác công tư và cần nghe ngóng trong thực tiễn để phân tích mặt được và chưa được để tháo gỡ"   

Cũng theo ông Trần Chủng, những định kiến về BOT đang làm nản lòng các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực. Vì thế, chúng ta đứng trước thách thức phải xóa bỏ những rào cản để phương thức PPP ở Việt Nam thực sự hấp dẫn, trong đó có thể chế, thị trường vốn, sự bình đẳng giữa Nhà nước và nhà đầu tư, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư...    

Để huy động nguồn lực xã hội cũng như nguồn lực nhà nước cho mục tiêu 5.000km đường cao tốc vào năm 2030; nhiều chuyên gia đánh giá, để thực hiện khối lượng lớn về đường cao tốc trong thời gian ngắn như vậy phải có những cơ chế đặc thù với những vướng mắc cụ thể cần sớm được tháo gỡ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo TS. Trần Du Lịch, nguyên Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, không nên áp dụng cứng nhắc tỷ lệ vốn góp của nhà nước như Luật PPP hiện nay: "Hiện nay đường cao tốc tùy thuộc rất nhiều vào vùng miền, tức là mật độ xe, khả năng phát triển của vùng đó, tôi nghĩ rằng không nên cứng nhắc ở mức dưới hay trên 50%. Có những dự án đáng lý ra vùng đó chỉ có nhà nước làm thôi, nhưng giờ nếu tư nhân họ góp 30-40% thay vì nhà nước đầu tư 100%.

Tôi nghĩ không nên cứng nhắc như vậy, cứng nhắc là cái khung. Nó tùy thuộc khả năng sinh lời, khả năng hoàn vốn của dự án đó, tức là công tư đối tác mà".   

Bên cạnh đó, ông Phan Lê Bình, Chuyên gia về kỹ thuật hạ tầng cho rằng, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông, góp phần rút ngắn tiến độ, nâng cao năng lượng và giảm giá thành công trình. Nếu không cập nhật và ứng dụng công nghệ mới trong mỗi công trình thì phát triển hạ tầng sẽ bị thụt lùi trong thời đại công nghệ 4.0 cùng những hệ lụy về sau: 

Ông Phan Lê Bình chia sẻ: "Hiện nay chúng ta đang quan tâm tới việc xây dựng làm sao cho nhanh chóng đưa vào sử dụng, tuy nhiên những công nghệ mới để cho công tác duy tu, bảo dưỡng giúp tuổi thọ công trình dài hơn rất cần được lưu ý, quan tâm. Áp dụng, triển khai những công nghệ mới giúp đỡ tốn công sức, chi phí và giúp cho việc phát triển bền vững cho toàn bộ hệ thống đường bộ của chúng ta.

Cái gánh nặng nó đến có thể không phải vấn đề kinh tế mà tác động đến môi trường tự nhiên, có thể hiện nay chưa ảnh hưởng nhưng đời con cháu chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng bởi những loại vật liệu không thể tái chế. Do đó, những công nghệ mang tính dài hơi không chỉ ở Việt Nam mà toàn cầu rất cần được quan tâm, chứ chúng ta đừng áp dụng những công nghệ đã có từ 30-40 năm thậm chí lâu hơn".

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //