Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nên biết

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

VOV Giao thông: Thứ năm 16/05/2024, 10:26 (GMT+7)

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

>>> Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Hôm nay (16/5), Kênh VOV Giao thông tổ chức Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” với mục tiêu tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc, đồng thời nâng cao hiệu quả truyền thông của VOV Giao thông về chủ đề này. 

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, lực lượng tuần tra kiểm soát, chủ đầu tư: Ông Đặng Văn Chung, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Thượng tá Hoàng Sơn Ca, Phó Trưởng phòng HDTTKSGT Đường bộ, Đường sắt; PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường ĐH GTVT TP.HCM; PGS.TS. Vũ Anh Tuấn - Giám đốcTrung tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức – (Trường ĐH Việt Đức); bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó Giám đốc VEC E; PGS.TS Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viện Nghiên Cứu - Đào tạo Đèo Cả, Trưởng Bộ môn An toàn và Môi trường, Trường ĐH GTVT TP.HCM; cùng các nhà báo và những người làm công tác truyền thông trong lĩnh vực ATGT.

Hội thảo "An toàn giao thông trên cao tốc" do VOV Giao thông tổ chức hy vọng sẽ mang đến những góc nhìn đa chiều, từ khía cạnh tổ chức giao thông, hạ tầng, chính sách, và truyền thông… vì một mục đích chung là tối ưu hóa các giải pháp giúp cho việc tham gia giao thông trên đường cao tốc của người dân an toàn hơn.


Tăng cường phối hợp cung cấp thông tin

Những năm qua, VOV Giao thông thường xuyên trao đổi thông tin với Cục CSGT để phối hợp phỏng vấn, ghi hình, thực hiện các tọa đàm về tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc; phối hợp với Cục CSGT đưa tin có trọng tâm, trọng điểm về các kế hoạch, chuyên đề; đặc biệt là những đợt cao điểm ra quân xử lý các lỗi vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường cao tốc.

Theo chia sẻ của nhà báo Phạm Linh, trung bình mỗi năm VOV Giao thông thực hiện khoảng 300 tin, bài phóng sự, bản tin, chuyên đề, tọa đàm trên phát thanh và sản xuất khoảng 80 clip, chùm ảnh được đăng tải trên website vovgiaothong.vn và chuyển lên mạng xã hội.

Trong các chương trình Giờ cao điểm, đặc biệt là những dịp nghỉ lễ, Tết bình quân Kênh VOV Giao thông nhận được khoảng 3000 cuộc gọi/tuần và hơn 1600/tuần thông tin từ mạng xã hội (Zalo, Fanpage của VOV Giao thông) chia sẻ thông tin giao thông hay hỏi về tình hình giao thông.

Empty

 
Bên cạnh đó, từ năm 2021, Kênh VOV Giao thông và Cục CSGT thiết lập một group Zalo để trao đổi, chia sẻ thông tin về ùn tắc giao thông, về sự cố đặc biệt trên các tuyến cao tốc vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Không chỉ với Cục CSGT, năm 2018, VOV Giao thông và Tổng cục Đường bộ Việt Nam ký chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2019 – 2023 để thực hiện nhiều nội dung nhằm tuyên truyền có trọng tâm, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề nóng, bức xúc dân sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông, tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Trong đó, tập trung trọng điểm vào công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc. 

Ngoài ra, khi nhận được thông tin về tình hình giao thông trên các tuyến cao tốc từ thính giả hoặc lực lượng chức năng, VOV Giao thông liên hệ đến số điện thoại hotline của các Trung tâm quản lý, điều hành đường cao tốc để cung cấp, chia sẻ thông tin hoặc xác nhận thông tin và đưa thông tin lên sóng. Cùng với đó, các Trung tâm quản lý, điều hành đường cao tốc này cũng có một bộ phận thường xuyên nghe VOV Giao thông và cũng chủ động chia sẻ những thông tin mà thính giả phản ánh liên quan đến tuyến đường cao tốc mình vận hành. 

Untitled5


Để nâng cao hiệu quả công tác trao đổi thông tin, kết nối hiệu quả để đảm bảo an toàn trên đường cao tốc, VOV Giao thông đề xuất thời gian tới  với Cục CSGT, Cục Đường bộ, Cục Đường Cao tốc cùng các đơn vị chức năng, nghiệp vụ tiếp tục cung cấp thông tin cho VOVGT; tăng cường cung cấp thông tin hiệu quả hơn nữa từ group Zalo của Cục CSGT, phòng CSGT các địa phương với VOVGT. Ngoài thông tin sự vụ, đề nghị Cục CSGT và phòng CSGT các địa phương tăng cường thông tin khuyến cáo về kỹ năng lái xe an toàn trên đường cao tốc

VOV Giao thông cũng đề xuất xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa VOVGT và các đơn vị điều hành đường cao tốc. Trong đó, xác định việc cung cấp thông tin cho VOV Giao thông là việc cần làm, là nhiệm vụ trọng tâm để làm tốt công tác điều hành và đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc; xây dựng kế hoạch tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm trên các nền tảng nội dung của VOV Giao thông (phát thanh, trang điện tử, youtube, facebook, tiktok) về an toàn giao thông trên đường cao tốc; tập trung đầu tư công nghệ AI để đưa nội dung hữu ích, thông tin cảnh báo, đặc tính về giao thông nhằm đem những chỉ dẫn lộ trình giao thông tốt nhất tới thính giả thông qua ứng dụng VOV Giao thông. 

Ảnh: CAND

Ảnh: CAND

Tối ưu hoá thông tin và cảnh báo tai nạn giao thông

Chỉ trong năm qua, cả nước đã có thêm gần 500km đường cao tốc mới. Đó là con số đáng ghi nhận về nỗ lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, cho dù nhiều đoạn cao tốc chưa có phân cách cứng, chưa có làn dừng khẩn cấp liên tục, chưa có trạm dừng nghỉ, điểm cung cấp dịch vụ... thậm chí chỉ có một làn đường mỗi chiều, nhưng cũng đã giải quyết được rất nhiều nhu cầu giao thông cho người dân, cho các địa phương.

Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn rất nghiêm trọng trên một số tuyến cao tốc như cao tốc Cam Lộ-La Sơn, cao tốc Phan Thiết-Vĩnh Hảo...làm chết và bị thương nhiều người. 

Rõ ràng, trên bất kỳ mạng lưới đường cao tốc nào, an toàn giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu. Việc giảm thiểu tai nạn và ứng phó với tình trạng ùn tắc không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý giao thông mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi mạng lưới đường cao tốc của Việt Nam đang ngày càng phát triển, việc phối hợp thông tin giữa các đơn vị quản lý trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) kiểm tra các phương tiện. Ảnh: VTC News

Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) kiểm tra các phương tiện. Ảnh: VTC News

PV Tấn Đạt, Kênh VOV Giao thông cho biết, hiện qua việc phát sóng tin tức giao thông hàng ngày, cung cấp thông tin trực tiếp từ hàng trăm camera trên địa bàn, VOV Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đồng bộ và kịp thời cho người tham gia giao thông khi là Kênh phát thanh duy nhất có thời lượng phát sóng trực tiếp hơn 16 tiếng/ngày, khả năng phát sóng liên tục 24/7.

Thông tin cung cấp từ VOV Giao thông sẽ giúp tài xế biết được về các điều kiện đường, tình hình giao thông, các nguy cơ có thể gặp phải trên đường đi. Các thông tin này có thể bao gồm tình trạng đường, tình hình thời tiết, tai nạn giao thông gần đây, và các biến động trong luồng giao thông, giúp tài xế dự đoán - phản ứng kịp thời để tránh những tình huống nguy hiểm.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những bước tiến vững chắc, nhưng VOV Giao thông vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trong giao tiếp, truyền thông, vẫn còn tồn tại những vấn đề như độ trễ nhất định trong việc phản hồi và hướng dẫn phân luồng giao thông cần cặn kẽ, chi tiết hơn. Hình ảnh, video về tai nạn đôi khi không được tiếp nhận nhanh chóng, gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp thông tin cho người dùng. 

Để cải thiện hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng, trong thời gian tới VOVGT sẽ tiếp tục đầu tư đào tạo và phát triển nhân lực; thúc đẩy sự hợp tác giữa VOV Giao thông cùng các đối tác trong việc bảo vệ an ninh mạng và đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin giao thông; đồng hành cùng các nhà đầu tư, ban quản lý các tuyến cao tốc triển khai rà soát, đánh giá lưu lượng giao thông dọc hành lang làm cơ sở cho việc đưa ra phương án nâng cấp mở rộng các tuyến cao tốc lên 4-6 làn xe trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, xây dựng các cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả để đảm bảo rằng các biện pháp bảo mật và an toàn được thực thi một cách hiệu quả, liên tục; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng người dùng gồm người tham gia giao thông, cánh tài xế,… trong việc cung cấp thông tin và phản hồi về tình hình giao thông; tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng lái xe, ý thức tham gia giao thông cho người lái xe.

cao-toc-cau-gie-ninh-1002

Thách thức trong truyền thông kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn trên cao tốc

Tính đến hết tháng 4/2024, cả nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc, trong đó có hơn 1200km đường bộ cao tốc Bắc Nam đã hoàn thành và đưa và sử dụng. Theo đánh giá của các chuyên gia, thời điểm này cả nước ta không khác gì một đại công trường thi công các dự án đường bộ cao tốc.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ, sự hỗ trợ tích cực của các Bộ ngành, địa phương cùng quyết tâm cao của các chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công và tinh thần thi công xuyên Lễ xuyên Tết “3 ca 4 kíp”, “vượt nắng thắng mưa” …thì mục tiêu hoàn thành 3000km đường bộ cao tốc vào năm 2025, 5.000km vào năm 2030 và thông tuyến toàn bộ đường cao tốc Bắc Nam phía Đông (gần 2.100km) là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong quá trình phân kỳ đầu tư, quản lý khai thác, đặc biệt ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế,  tình trạng vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc thời gian qua còn nhiều phức tạp, là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc, quá tải và nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. 

Theo nhà báo Huy Hoàng, với Kênh VOV Giao thông, quá trình tác nghiệp dù đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các phòng ban, bộ ngành, nhưng công tác cập nhật thông tin, tuyên truyền cũng gặp không ít khó khăn do cơ chế phối hợp thông tin giữa VOVGT và các chủ đầu tư dự án; đơn vị quản lý vận hành tuyến chưa đủ mạnh; nguồn tin chưa kịp thời và nhiều lúc còn thiếu tính chính xác; việc tiếp cận hiện trường các sự cố, vụ tai nạn trên đường cao tốc còn chậm; mức độ phủ sóng của FM91 còn chưa đủ xa...

Để khắc phục những khó khăn này, trong thời gian tới, Kênh VOV Giao thông sẽ ăng cường phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị chức năng (Bộ GTVT, Cục cao tốc, Cục CSGT) hoàn thiện cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin về đường cao tốc, từng bước hiện thực hoá việc cung cấp thông tin cho người lái xe trên tất cả các tuyến cao tốc; nghiên cứu hợp tác với các đơn vị quản lý khai thác để tìm ra giải pháp cung cấp thông tin theo dạng nén qua các ứng dụng chuyên biệt khi lái xe; thương mại hoá thông tin chuyên biệt về cao tốc đến người dùng...

Đối với các sự cố, vụ việc nghiêm trọng, VOV Giao thông sẽ chủ động cập nhật thường xuyên trong và ngoài Giờ cao điểm để đảm bảo thông tin không bị gián đoạn; ra mắt Bản tin ngắn để cập nhật tình hình giao thông, các sự cố diễn ra trên các tuyến cao tốc trong các giờ cao điểm hàng ngày.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nâng cao chất lượng truyền thông trên cao tốc

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km. 

Trong đó, ciệc xây dựng, phát triển hạ tầng đường cao tốc khu vực ĐBSCL thời gian qua còn chậm và ít hơn so với các vùng, miền khác trên cả nước. Trước năm 2022, các địa phương ĐBSCL đi TP.HCM thì mới có dịp chạy vào cao tốc Trung Lương – TP.HCM. Còn nếu chỉ đi từ Cà Mau đến Tiền Giang thì không có cơ hội đi cao tốc.

Sau năm 2022, Bộ GTVT đưa vào khai thác 4 tuyến cao tốc và tương đương với cao tốc thì đã có hai tuyến chưa được đầu tư và khai thác. Đó là tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Thế nhưng, điểm chung của 2 tuyến cao tốc này là quá hẹp, thiếu làn dừng khẩn cấp, xây dựng trên nền đất yếu, nên nhiều nơi bị sụt lún, xuống cấp và nhanh chóng hư hỏng. Bên cạnh đó, việc tham gia giao thông trên những tuyến đường này cũng xảy ra nhiều tình huống “dở khóc dở cười” mà xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm của người lái xe. 

Theo nhà báo Nguyễn Thanh Mong, phóng viên của Báo Giao thông khu vực ĐBSCL, Kênh VOV Giao thông nên xây dựng thêm chuyên mục giao lưu (thể loại phát thanh) với bác tài bằng hình thức kết hợp phóng sự và phỏng vấn, cập nhật những tình huống giao thông nguy hiểm, sự cố TNGT và mời những bác tài đã có kinh nghiệm lâu năm nhận xét sơ bộ, chỉ ra nhược điểm, chia sẻ kinh nghiệm để lực lượng tài xế vừa nghe vừa rút kinh nghiệm cho chính mình.

Mở thêm chương trình dành cho cộng đồng tài xế bằng hình thức kết nối giữa bác tài với bác tài. Thông qua những cuộc trò chuyện trên sóng radio. Tại đây, bác tài sẽ trực tiếp trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng lái xe, quy tắc giao thông, cách xử lý tình huống trên đường cao tốc, cũng như chia sẻ những hoạt động ý nghĩa, như: tặng nước uống, đồ ăn khi gặp nhau trên đường; hỗ trợ nhau khi gặp sự cố xe trên đường (kích bình, vá lốp, hỗ trợ xe bị lật hàng)… vừa góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của tài xế, từng bước hình thành văn hóa giao thông an toàn, lành mạnh.

Nhà báo Nguyễn Thanh Mong cũng mong Kênh VOV Giao thông cần tích cực và thường xuyên phát triển mạng lưới cộng tác viên đưa tin về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thông qua đội ngũ này, ngành chức năng các địa phương kịp thời có những chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những bất cập về giao thông, những điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, chung tay cùng địa phương lan tỏa tinh thần tham gia giao thông lành mạnh, an toàn, góp phần kéo giảm TNGT, xây dựng môi trường giao thông lành mạn 

VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn