Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Nhất Hoàng - Huy Hoàng - Diễm Thúy: Thứ sáu 17/05/2024, 09:47 (GMT+7)

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

TP.HCM cũng cần triển khai, xã hội hóa thu hút đầu tư nhiều dự án lớn, trong đó có các nguồn vốn vay nước ngoài. Ngoài ra, việc được áp dụng cơ chế đặc thù nghị quyết 98, với việc áp dụng cơ chế đặc thù, chính sách pháp luật đã thông thoáng hơn và bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm để sớm hoàn thành dự án.

TP.HCM vẫn đau đầu giải bài toán chống ngập

TP.HCM vẫn đau đầu giải bài toán chống ngập

Sống hơn nửa đời người ở đường Nguyễn Văn Khối (phường 8, quận Gò Vấp), anh Bình đã quá quên với cảnh mưa là ngập trên tuyến đường được gọi là “rốn ngập” của quận Gò Vấp.

Theo anh Bình, tuyến đường này thường xuyên bị ngập mỗi khi trời mưa và tình trạng này đã kéo dài từ nhiều năm qua: “Khu mình ở, cái khúc Nguyễn Văn Khối, đó là ngập sâu lắm, có mưa là ngập kinh lắm, nếu ô tô là nó ngập là mất bánh xe luôn, vào khu đó là sợ lắm. Mong là làm xong thì nước thoát, rồi người dân ta mới phát triển được”, anh Bình nói.

Không chỉ chịu cảnh mưa ngập, nhiều hộ dân sống ở đường Trần Xuân Soạn, Quận 7 nhiều năm qua, còn phải bì bõm mỗi khi triều cường dâng cao. Nước từ dòng Kênh Tẻ tràn vào phủ lên mặt đường, cuốn theo nó là những khó khăn, thách thức mà người dân nơi đây phải đối mặt hàng ngày.

Sống trong con hẻm nhỏ 189 đã hơn 20 năm, chị Nguyễn Thị Thúy đã quen với cảnh ngập úng. Vào mỗi khi trời mưa, hoặc dịp đầu tháng và ngày rằm âm lịch là chị cùng với người thân chủ động kê cao đồ đạc để tránh hư hỏng do triều cường. Hiện con hẻm đã được nâng cao hơn 60cm thế nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh ngập.

“Con hẻm này là nâng 6 tấc mà bây giờ nó ngập lên tới mí nhà của người ta. Nhà này làm cao hơn mặt đường 8 tấc so với thềm ở dưới mà bây giờ ngập tới nền, năm ngoái là nước tràn vào luôn, vô như cái biển luôn…”, chị Thúy nói.

Tại đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP.HCM), cả trăm hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề từ triều cường. Ảnh: VTC

Tại đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP.HCM), cả trăm hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề từ triều cường. Ảnh: VTC

Một trong các “siêu dự án” chống ngập đáng nói nhất của TP.HCM là dự án chống ngập do triều cường khu vực có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng) được khởi công từ năm 2016. Dự án có ảnh hưởng tới khoảng 6,5 triệu dân khu vực sông Sài Gòn và một số quận trung tâm TP.HCM dự kiến hoàn thành sau 3 năm.

Tuy nhiên, tới nay dự án phải tạm ngưng thi công vì thiếu vốn khiến người dân hết sức bức xúc:

"Quá lâu rồi, từ 2016 đến 2024 mà chưa thấy làm xong gì hết, bây giờ người dân ở đây họ rất bức xúc".

"Phải đẩy nhanh tiến độ cho dân hưởng đi, bao nhiêu năm rồi. Khu này giờ hay ngập nước, khi triều cường là ngập".

Tại buổi tiếp xúc với tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận, đến nay dự án chưa có tiến triển và đây là một trong những vấn đề rất nhức nhối. Theo ông Mãi, khối lượng của dự án đã hoàn thành 90%, chỉ còn lại 10% nữa nhưng phía nhà thầu, nhà đầu tư không còn ngân sách để triển khai tiếp.

Trong khi đó, các chính sách vay vốn giá rẻ trước đây từ ngân hàng cũng như huy động vốn từ trái phiếu và từ các nguồn khác không có. Nhà đầu tư chỉ còn cách đề nghị thành phố thanh toán khối lượng đã thực hiện và được kiểm toán. Thành phố cũng thống nhất việc này nhưng vì đây là dự án BT (xây dựng - chuyển giao), thì dự án phải hoàn thành xong thì thanh toán bằng đất trước rồi thanh toán bằng tiền sau.

“Theo quy định là dự án phải hoàn thành vì đây là dự án BT, phải hoàn thành, phải hoàn thành xong rồi thanh toán bằng đất trước, rồi thanh toán bằng tiền sau. Những quy định kéo dài và cho đến thời điểm này chúng ta chưa thanh toán được, mặc dù thành phố năm 2023 đã bố trí 5.700 tỷ đồng để thanh toán cho dự án nay và năm nay bố trí 6.800 tỷ đồng nhưng vẫn chưa giải ngân được đồng nào.”

Công trình đã hoàn thành hơn 93% nhưng vướng mắc về thủ tục, chưa thể về đích. Ảnh: Thanh niên

Công trình đã hoàn thành hơn 93% nhưng vướng mắc về thủ tục, chưa thể về đích. Ảnh: Thanh niên

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến năm 2023, thành phố còn 13 tuyến đường trục chính ngập do mưa và 5 tuyến đường trục chính ngập do triều.

Ông Lý Thanh Long (Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết, hiện thành phố đang triển khai 3 dự án xóa, giảm ngập. Còn đối với việc giải quyết các tuyến ngập do triều, thành phố phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án Giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) sẽ giải quyết được 5/5 tuyến đường ngập do triều.

Ngoài ra, thành phố sẽ tập trung xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nâng công suất của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng; hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2. Về giải pháp trung hạn và dài hạn, thời gian tới thành phố cũng sẽ khởi công và hoàn thành nhiều dự án xây dựng hệ thống thoát nước.

“Trong giai đoạn trước mắt, nhằm đảm bảo công tác thoát nước được tốt, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Duy tu sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành van ngăn triều, xây dựng các phương án trực mưa. Ngoài ra, cũng phối hợp với trung tâm hạ tầng giao thông đường bộ thống nhất các phương án điều tiết giao thông tại các điểm có ngập. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức vận động người dân tham gia bảo vệ các hệ thống thoát nước, không lấp, bít và bỏ rác thải tại các miệng thu nước”, ông Lý Thanh Long cho biết.

Các chuyên gia đô thị cho rằng, TP.HCM cần có điều chỉnh quy hoạch thoát nước, tích hợp vào 2 quy hoạch nền tảng của thành phố đang được triển khai là quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng nếu không điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp với tình hình phát triển đô thị, tình hình biến đổi khí hậu, tình hình pháp lý thì vấn đề ngập nước sẽ khó được giải quyết một cách căn cơ:

“Khi mà làm dự án cần có ý thức là ở tầm nhìn vùng: trong 1 đô thị mình sẽ có phân vùng chống ngập và đánh giá nó, nói nôm na là một thành phố có thể chia làm mấy chục khu vực, mỗi khu vực nước dồn về vùng trũng và thoát đi. Vậy thì khu nào nào đang ổn thì mình đừng để tác nhân gây ngập trở lại. Khi anh đưa dự án ra trình duyệt, phát triển dự án chống ngập thì anh phải xử lý làm sao để nó tự triệt tiêu hoặc là nó được dẫn về cái không gian thấp là sông hồ, kênh rạch.. chứ không được đổ vào khu vực lân cận.”

Các chuyên gia cũng gợi ý TP.HCM cần kết hợp hài hòa giữa "giải pháp cứng" (giải pháp công trình) và "giải pháp mềm" (giải pháp phi công trình). Không chỉ vậy, cũng cần tập trung cho công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư trong đó có các nguồn vốn vay nước ngoài. Ngoài ra, việc được áp dụng cơ chế đặc thù nghị quyết 98, với việc áp dụng cơ chế đặc thù, chính sách pháp luật đã thông thoáng hơn và bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm để sớm hoàn thành dự án.

2-2049


Cơ hội để TP.HCM hoàn thành các dự án chống ngập

Sau nhiều tháng trời phải chịu đựng cái nắng nóng khốc liệt, mới đây người dân tại TP.HCM và các tỉnh thành khu vực phía Nam đã đón nhận những cơn mưa vàng đầu mùa. Chưa kịp phấn khởi vì được giải nhiệt thì không ít khu vực tại TP.HCM, bà con đã phải lắc đầu ngao ngán vì ngập.

Điều đáng nói là những cơn mưa đầu mùa dù không lớn nhưng lại khiến nhiều tuyến đường bì bõm trong nước. Đấy là chưa kể đây chưa phải là thời điểm của triều cường – một trong những yếu tố cực đoan khiến tình trạng ngập đô thị của TP.HCM trở nên phức tạp.

Tuy công tác chống ngập, cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới đê bao…đã có sự đầu tư lớn nhưng khách quan mà nói thì chừng đó là chưa đủ để thoả mãn nhu cầu thoát nước của 1 siêu đô thị hơn chục triệu dân như TP.HCM. Thất vọng hơn là Dự án chống ngập 10.000 tỷ - một trong những công trình thoát nước được trông chờ nhất đã gần 10 năm chưa thể đi vào hoạt động dù đã hoàn thành hơn 90% khối lượng thi công.

Nói khó thì có rất nhiều cái khó, từ điều chỉnh quy hoạch, bố trí nguồn vốn cho đến thu hút các nguồn lực cho đầu tư cải tạo, hoàn thiện hệ thống thoát nước hiện hữu. Thế nhưng, cái điệp khúc “khó, khó và khó”  lặp đi lặp lại hơn chục năm qua khiến người dân tại TP.HCM đi từ bức xúc này đến chán nản nọ mà không biết phải trông chờ vào đâu để thôi không còn bì bõm.

Các thành phố phát triển trên thế giới cần đến hàng chục năm thậm chí hàng thế kỷ để có thể trị thuỷ hay cơ bản giải quyết được nỗi lo ngập lụt, cho nên cũng khó có thể đòi hỏi TP.HCM trong thời gian ngắn có thể tìm được lời giải cho bài toán chống ngập. Tuy vậy, phải có khởi đầu, có triển khai thì mới mong có kết quả.

Từ góc nhìn thời tiết và thi công, tôi cho rằng năm 2024 với sự ảnh hưởng của hiện tượng La Nina sẽ là thời điểm thuận lợi cho xây dựng, dứt điểm các dự án nói chung, dự án chống ngập nói riêng bởi số lượng ngày khô ráo sẽ nhiều hơn. Còn nếu nhìn từ góc độ cơ chế thì năm 2024 cũng là mốc thời gian lý tưởng khi Nghị Quyết 98 của Quốc hội đã bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định và phát huy hiệu quả.

Do vậy, TP.HCM cần tập trung nhiều hơn để tháo gỡ những vướng mắc, tăng tốc đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng để giúp hàng triệu người dân nơi đây sớm thoát khỏi tình cảnh “lênh đênh”.

Nhất Hoàng - Huy Hoàng - Diễm Thúy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.