Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Hải Hà: Thứ năm 16/05/2024, 15:58 (GMT+7)

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

 

Chiều tối 20/4 vừa qua, khu vực Hà Nội xảy ra mưa to, giông lốc mạnh khiến nhiều cây xanh ở khu vực quận Hà Đông bị gãy đổ. Trong đó, có 2 cây xanh trước số nhà 43 và ngõ 206 Thanh Bình, phường Mộ Lao, quận Hà Đông gãy đổ chắn ngang đường.

Mặc dù, người dân đã gọi điện tới công ty cây xanh và cơ quan chức năng, nhưng 2 ngày sau đó, thân và cành cây xanh vẫn chưa được di chuyển, khiến giao thông khu vực này bị cản trở.

Cây xanh ngã đổ trước số 43 Thanh Bình chất đống chiếm một nửa lòng đường gây cản trở giao thông

Cây xanh ngã đổ trước số 43 Thanh Bình chất đống chiếm một nửa lòng đường gây cản trở giao thông

Một số người dân phản ánh:

"Cái cây này đổ ra ngang đường, người ta cắt bớt ngọn một chút nhưng vẫn để đống như thế mấy ngày hôm nay. Cơ quan chức năng của quận Hà Đông xem thế nào. khẩn trương dọn dẹp để người ta lấy lối đi lại. Đường nhỏ nên rất bất tiện cho giao thông đi lại".

"Chả có ban ngành nào cả, tự kéo sang hết. Bị vướng cái mấu, hình như có công ty cây xanh họ cắt cho, rồi xếp dọc vào đây. Nói chung là kém, phản ứng kém từ phường đến quận, không trách gì thành phố vì họ ở xa, quan trọng là lãnh đạo phường, quận".

Ghi nhận ý kiến của một số người dân, việc thu dọn hiện trường các cây xanh gẫy đổ sau mưa bão tại một số tuyến đường khá chậm chạp. Đơn cử như một cây xanh đã bật gốc nằm trước khu nhà chung cư TSQ, phường Mộ Lao chỉ được thu dọn sau hơn một tuần, trong khi, tại nhiều tuyến phố, những cành cây gãy đổ vẫn nằm chất đống nhiều ngày.

Cây xanh bị bật gốc trước tòa nhà TSQ, Mộ Lao, hơn 1 tuần sau trận giông ngày 20/4 vẫn chưa được thu dọn

Cây xanh bị bật gốc trước tòa nhà TSQ, Mộ Lao, hơn 1 tuần sau trận giông ngày 20/4 vẫn chưa được thu dọn

Bàn về khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, KTS Trần Huy Ánh, Hội viên Hội kiến trúc sư Hà Nội cho biết, các đô thị tại Việt Nam chưa có kịch bản, phương án ứng phó với tình trạng cây gẫy, đổ do điều kiện thời tiết cực đoan, bất thường:

"Trong tình huống cây xanh ngã đổ, gãy vừa rồi ta thấy rõ sự phối hợp, hợp tác chưa tốt, chưa được nhanh, đặt ra yêu cầu thành phố cần phải có sự năng động tích cực hơn trong phương án phòng, chống cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống. Trong khi để xử lý những tình huống như thế, ngay từ chính quyền địa phương có thể thực hiện với phương án 4 tại chỗ. Chúng ta cần thiết phải xây dựng kịch bản ứng phó và các địa phương thực hiện", KTS Ánh bày tỏ ý kiến.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trận mưa lớn hôm 20/4 khiến 415 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng, tập trung chủ yếu ở quận Long Biên và quận Hà Đông. Trong đó, trên địa bàn quản lý của Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội, có khoảng 270 cây xanh bị bật gốc, gãy, đổ nghiêng và hơn 100 cành cây bị giông lốc, gió giật mạnh làm gãy.

Đại diện Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, do địa bàn trải rộng 12 quận, huyện của thành phố nên công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử ký các trường hợp cây gẫy, đổ: "Thứ nhất, nhiều tuyến phố, tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông cao. Trong quá trình xử lý cây đổ, cành gãy do địa bàn rộng, trong thời tiết mưa bão, ngập lụt, tắc nghẽn giao thông nên đôi lúc mất nhiều thời gian để di chuyển, tiếp cận hiện trường. Công ty xử lý giải tỏa cây đổ cành gãy, dựng lại cây xanh, thu hồi củi gỗ, cành lá cắt tỉa mất nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện, thông tin tiếp nhận từ nhiều nguồn đôi khi chưa chính xác về vị trí, địa điểm..."

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho rằng, việc thu dọn, cắt, tỉa những cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng sau mưa bão thuộc trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý cây xanh đô thị. Khi có sự cố xảy ra, các đơn vị này cần phải nhanh chóng kiểm tra, di dời những cây xanh gãy đổ, nghiêng nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và tạo thuận lợi cho việc lưu thông.

Ông Tiến cho rằng, hiện nay các công ty cây xanh hoàn toàn có đủ nhân lực, trang thiết bị máy móc để xử lý, dọn dẹp cây xanh gẫy đổ. Tuy nhiên, việc chậm trễ trong thu dọn hiện trường cây đổ có thể do cơ chế quản lý thông qua đấu thầu, các đơn vị chỉ giải quyết những sự cố tại địa bàn phụ trách.

Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc thu dọn cây xanh gãy đỗ, nghiêng trong mùa mưa bão sắp tới, ông Tiến lưu ý: "Trong đô thị việc phân giao nhiệm vụ về quản lý cây xanh cần phải rõ ràng, minh bạch hơn. Một khi có sự cố xảy ra, các cơ quan quản lý Nhà nước, UBND cấp quận, huyện hoặc cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật của địa phương phải có đường dây nóng để tiếp thu phản ánh kịp thời và có những giải pháp xử lý sự cố, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và đảm bảo lưu thông thuận lợi".

Cây xanh ngã đổ chắn ngang đường ven hồ sát chung cư Mulbery

Cây xanh ngã đổ chắn ngang đường ven hồ sát chung cư Mulbery

Lĩnh vực cây xanh đô thị có tính đặc thù cần quản lý theo hệ thống và có tính đồng bộ. Việc phân cấp quản lý cây xanh đô thị theo địa giới hành chính và  do nhiều đơn vị quản lý phần nào gây ra khó khăn trong việc xử lý những tình huống khẩn cấp khi điều kiện thời tiết cực đoan. Do vậy, cần có một đơn vị đứng ra tiếp nhận thông tin, điều phối và xử lý mới đem lại hiệu quả.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOV Giao thông: "Quản lý cây xanh đô thị: thống nhất về một đầu mối".

Theo quy định hiện nay, Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý cây xanh trên vỉa hè các tuyến đường phố theo danh mục thuộc cấp Thành phố quản lý còn UBND cấp quận, huyện, thị xã được giao quản lý cây xanh đô thị theo danh mục thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp. Sở xây dựng, UBND cấp quận, huyện có thể thực hiện đấu thầu trong quản lý vận hành cây xanh và thực hiện giao cho các đơn vị trúng thầu quản lý, triển khai thực hiện xử lý khi có trường hợp cây đổ, cành gẫy.

Theo các chuyên gia, cơ chế đấu thầu trong quản lý vận hành cây xanh, một mặt  làm giảm bớt những áp lực về vốn cho Nhà nước, nhưng nó cũng gây ra tình trạng chậm trễ, trì trệ trong công việc. Do các đơn vị chỉ thực hiện đúng với công việc của các gói thầu, không thực hiện những công việc ngoài hợp đồng.

Cứ thử hình dung, trong đợt mưa bão giông lốc vừa qua tại Hà Nội, chỉ có 2 quận Long Biên và Hà Nội có số lượng cây xanh bị thiệt hại nặng, công việc xử lý, dọn dẹp cây xanh của những đơn vị quản lý hai địa bàn này bị quá tải. Trong khi nhiều trang thiết bị, nhân lực của công ty cây xanh khác lại không sử dụng đến. Điều này gây ra sự lãng phí và kém hiệu quả, trong khi cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường giao thông đi lại bị tắc nghẽn. Bởi vậy, việc xác định cơ chế quản lý cây xanh trên địa bàn thành phố cần được xem xét, đánh giá lại, để lựa chọn một cách thức phù hợp.

Ngành hạ tầng kỹ thuật trong đô thị, trong đó có cây xanh đô thị mang tính chất đặc thù, quản lý theo hệ thống, có tính đồng bộ cao. Việc phân chia công tác quản lý cây xanh theo hướng “cắt khúc” theo địa giới hành chính để thực hiện đấu thầu trong quản lý vận hành chưa chắc đã hợp lý.

Nếu quản lý hạ tầng kỹ thuật nói chung và cây xanh nói riêng trên địa bàn các đô thị được coi là một dịch vụ công ích, có sự hỗ trợ toàn bộ từ Nhà nước, thì khi xảy ra các sự cố thời tiết cực đoan, cây xanh gãy đổ ở bất kỳ khu vực nào, thành phố cũng có thể huy động được toàn bộ nhân lực đến để xử lý, thu dọn với thời gian nhanh nhất.

Còn trong trường hợp, thực hiện quản lý cây xanh theo cơ chế đấu thầu, thì cần rà soát, bổ sung thêm các quy định cho chặt chẽ. Chẳng hạn như quy định yêu cầu các đơn vị trúng thầu phải xây dựng các kế hoạch, kịch bản ứng phó rủi ro trong trường hợp khẩn cấp, các phương án huy động nguồn lực từ các đơn vị, cơ quan liên quan đảm bảo tính kịp thời. Đồng thời có chế tài xử lý đối với những đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, dù theo cơ chế quản lý nào, các công ty, hàng năm đơn vị cây xanh cần chủ động lên kế hoạch kiểm tra, rà soát cây xanh trên địa bàn thành phố, chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị, có kế hoạch cắt tỉa trước mùa mưa bão. Luôn có đội ngũ ứng trực xử lý trong những tình huống khẩn cấp, rủi ro.

Chính quyền các địa phương phân công trách nhiệm rõ ràng cho các phòng, ban  quản lý về cây xanh đô thị. Trong những tình huống khẩn cấp, các địa phương huy động nguồn nhân lực tại chỗ như đội dân quân tự nguyện, các đội bảo vệ trật tự đô thị, đoàn thanh niên... phối hợp với các cơ quan liên quan, nhanh chóng thu dọn giải phóng hiện trường.

Mùa mưa bão sắp đến, tình trạng cây xanh gẫy đổ không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng và cuộc sống sinh hoạt của người dân. Bất kỳ một sự cố cây xanh gẫy đổ, nghiêng… ở khu vực nào đều cần được các đơn vị cây xanh nhanh chóng thu dọn, kịp thời. Bởi vậy, cần có sự thống nhất quản lý cây xanh về một đầu mối, cơ quan này phải có một đường dây nóng tiếp nhận các thông tin về cây xanh, từ đó điều phối các công ty, đơn vị cây xanh trên địa bàn thành phố xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

 "Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.

Nhà vườn Chợ Lách 'phập phồng' cúc Tết

Nhà vườn Chợ Lách "phập phồng" cúc Tết

Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.

Hầu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Hầu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.