Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xây dựng phố đi bộ, có tầm nhìn mới mong hiệu quả

Phóng viên - 03/12/2020 | 15:51 (GTM + 7)

Việc hình thành phố đi bộ Hồ Con Rùa của quận 3, TP.HCM là một ý tưởng không mới song là việc nên. Vấn đề lúc này là công tác tổ chức ra sao và làm thế nào để thực sự hiệu quả, không gây xáo trộn đời sống và nhất là giao thông không bị xung đột.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

UBND Quận 3 (TP.HCM) đang xây dựng đề án chỉnh trang đô thị. Trong đó, chọn hai điểm nhấn là khu vực Hồ Con Rùa và đường Nguyễn Thượng Hiền thành phố đi bộ. Hiện Quận 3 đang lấy ý kiến các sở ngành liên quan để hoàn chỉnh đề án trình UBND TP.HCM trong tháng 12/2020.

Tuy nhiên, đề án này cũng nhận được nhiều băn khoăn và ủng hộ từ phía người dân và ý kiến từ các chuyên gia.

Hồ Con Rùa, vòng xoay giao nhau của các đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần, hồi tháng 5. Ảnh: Hữu Khoa.
Hồ Con Rùa, vòng xoay giao nhau của các đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần, hồi tháng 5. Ảnh: Vnexpress

Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm gần nhà thờ Đức Bà, là nơi giao nhau của ba tuyến đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân.

Theo UBND quận 3, hồ Con Rùa là vị trí nổi tiếng, tuy nhiên hiện nay khu vực này cũng chưa có hoạt động thu hút người dân và du khách đến đây vui chơi thường xuyên. Nếu được hình thành, phố đi bộ này không chỉ là kinh doanh buôn bán mà còn có hoạt động văn hóa, gắn với du lịch.

Riêng ý tưởng xây dựng phố đi bộ ở tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền, ông Phạm Thành Kiên (Bí thư Quận ủy quận 3) cho biết, tuyến đường này hiện được nhiều người dân thành phố biết đến như một nơi nổi tiếng bán đồ ăn vặt.. Để tạo điểm nhấn, quận 3 có ý tưởng xây dựng phố đi bộ đặt tên cho phố này là ‘‘phố ăn vặt’’, vừa đảm bảo chất lượng phục vụ tốt hơn, vừa tạo điều kiện cho việc kinh doanh và phát triển kinh tế của người dân.

Việc xây dựng phố đi bộ nếu được UBND thành phố chấp thuận sẽ triển khai làm sớm nhất. Tuy nhiên, đề án về 2 phố đi bộ này cũng khiến nhiều người dân băn khoăn.

"Bản thân tôi rất ủng hộ, tuy nhiên tôi cũng băn khoăn về cái vấn đề kẹt xe. Các tuyến đường xung quanh khu vực hồ Con Rùa ak, nó thường xuyên xảy ra kẹt xe, thì không biết khi thành lập phố đi bộ thì những tuyến đường đó như thế nào, cái việc lưu thông của người dân như thế nào?Và tình trạng kẹt xe nó có nghiêm trọng hơn, hay là nó có được giải quyết không, thì tôi cũng rất băn khoăn".

"Đúng là vui thiệt bởi vì chuẩn bị có thêm 1 địa điểm tham quan vui chơi này nọ. Tụi em có thể đến chụp hình, đi vui chơi bạn bè, mà cũng hơi sợ, lỡ tắc đường".

"Mình hy vọng việc mở thêm các tuyến phố đi bộ này thì mình sẽ có thêm nhiều lựa chọn để vui chơi hơn và có nhiều địa điểm để đến hơn".

"Mình nghĩ là mình ủng hộ vấn đề này. Hy vọng chỗ này sẽ phát triển hơn nữa, sẽ có nhiều dịch vụ hơn. Và đặc biệt là hy vọng an ninh sẽ được đảm bảo".

Đường Võ Văn Tần nhìn từ trên tháp Hồ Con Rùa về đêm - Ảnh: Gia Tiến
Đường Võ Văn Tần nhìn từ trên tháp Hồ Con Rùa về đêm - Ảnh: Tuổi trẻ

Theo đánh giá của tiến sỹ Võ Kim Cương (nguyên Kiến trúc Sư trưởng TP.HCM) cho rằng, khu vực hồ Con Rùa nên phát triển thành công viên và quảng trường, có không gian xanh sẽ hay hơn là phố đi bộ giống như Bùi Viện và Nguyễn Huệ. Ngoài ra, tiến sỹ Kim Cương cũng lo ngại vấn đề kẹt xe khi khu vực này trở thành phố đi bộ.     

“Trục đường Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, thậm chí là đường Phạm Ngọc Thạch, cái khu vực đó đang kẹt xe rồi mà bây giờ mình chắn chỗ hồ Con Rùa thì sẽ dồn xe vào các cái đường khác, thì nó sẽ tăng cái kẹt xe lên. Cho nên, giả sử có làm thì cũng chỉ làm 1 thời gian nào đó, lúc lưu lượng thấp, ví dụ như  vào ban đêm chẳng hạn. Chứ còn nếu như anh chắn làm đường đi bộ hoàn toàn giống như đường Nguyễn Huệ, hoặc Bùi Viện thì chắc là không được”.

Riêng đường Nguyễn Thượng Hiền, tiến sỹ Kim Cương cho rằng, khu vực này là đường nội bộ, phù hợp cho việc phát triển thành phố đi bộ. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ để đảm giao thông để không ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại cho người dân trong khu vực.  

Ủng hộ với đề án của quận 3, theo tiến sỹ Trịnh Tú Anh (Viện trưởng Viện Đô thị thông minh và quản lý), việc khu vực hồ Con Rùa thành phố đi bộ sẽ rất ý nghĩa. Tuy nhiên, ngoài việc đi bộ, cần có nhiều hoạt động cộng đồng và tổ các lễ hội để thu hút người dân tham gia nhằm tạo thành điểm nhấn cho quận 3.

Riêng vấn đề giao thông quanh khu này, tiến sỹ Trịnh Tú Anh cho rằng, nếu có giải pháp rõ ràng thì vấn đề kẹt xe sẽ không đáng lo ngại.

“Câu chuyện tắc nghẽn hơn hay không ak đó là câu chuyện là bạn giải quyết làm sao cái đường đi lại đó và bạn tính toán khi bạn quyết định bố trí. Cứ có vấn đề ra thì bạn sẽ giải quyết được nó,  thế còn cứ nhìn không mà bảo bây giờ cắt cái đường này thì ông này ông không thể đi qua được thì sẽ tắc đường này. Thì nó không phải, tại vì nó giống như kiểu mạch máu trên người mình, đang tắc chỗ này nhưng chỗ này thay thế bằng chỗ khác thì chỗ kia sẽ nối lưu thông chỗ nào đó, thì nó là đường vòng. Chuyện ấy không có vấn đề gì..”

Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn (chuyên gia quy hoạch đô thị), muốn làm được 1 phố đi bộ cần tư duy sâu sắc hơn về mặt chiến lược và giải pháp. Trong đó,  phải giải quyết được bài toán giao thông công cộng nhằm kết nối để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, bài toán kinh tế khu trung tâm cũng cần được tính đến.

“Một hệ thống đi bộ không đơn giản là đóng nó lại để làm con đường đi bộ mà phải kết hợp làm sao mà có những tuyến xe mà nó phục vụ được phù hợp. Và khi mà mình cần thiết để đảm bảo luồng đi bộ được liên tục thì đôi khi là trên mặt đất, khi thì lên cao, khi thì xuống thấp, khi thì vào trong nhà, khi thì ra ngoài trời, miễn sao người dân họ đi bộ mà họ tách rời giao thông bộ và giao thông xe là được. Thì tôi thấy là cần tư duy sâu sắc hơn.”

Hiện, TP.HCM có phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) hoạt động từ tháng 4/2015, mỗi ngày đón hàng nghìn người đến tham quan, chụp ảnh. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội đường phố, diễu hành, đường hoa hàng năm và là không gian công cộng lớn nhất thành phố hiện nay. Cách đó hơn 2 km, phố đi bộ Bùi Viện hoạt động từ tháng 8/2017, cuối tuần đón hơn 1.000 khách tham quan, vui chơi, trong đó nhiều người nước ngoài....bên cạnh đó, phố đi bộ khác đêm Kỳ Đài Quang Trung ở Quận 10 cũng vừa mới được đưa vào hoạt động.

Hồ Con Rùa lâu nay trở thành điểm vui chơi của người dân và được biết đến như một biểu tượng của khu vực trung tâm TP. Ảnh:
Hồ Con Rùa lâu nay trở thành điểm vui chơi của người dân và được biết đến như một biểu tượng của khu vực trung tâm TP. Ảnh: Tuổi trẻ TP.HCM

Mời các bạn đến với Góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng phố đi bộ, có tầm nhìn mới mong hiệu quả”.

Việc hình thành phố đi bộ Hồ Con Rùa của quận 3, TP.HCM là một ý tưởng không mới song việc tạo ra các điểm nhấn để thu hút du khách, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân là việc nên làm trong bối cảnh dịch COVID vẫn chưa được khống chế. Vấn đề lúc này là công tác tổ chức ra sao và làm thế nào để phố đi bộ Hồ Con Rùa thực sự hiệu quả, không gây xáo trộn đời sống và nhất là giao thông không bị xung đột.

Thực tế Hồ Con Rùa từ lâu đã là một điểm tham quan lý tưởng của du khách gần xa và có giá trị lâu bền về mặt lịch sử. Nơi đây vào ban đêm thu hút khá đông người đến tham quan thưởng ngoạn với cảnh sắc thoáng mát, hữu tình. Xung quanh khu vực còn có các tuyến phố với nhiều hàng quán bán ẩm thực, hàng hóa phong phú; lại gần với điểm du lịch nổi tiếng nhà Thờ Đức Bà.

Phố đi bộ Hồ Con Rùa kết hợp với phố đi bộ ăn vặt Nguyễn Thượng Hiền sẽ tạo ra thế kết nối cho du khách tham quan, khám phá, nhất là vào ban đêm.

Về mặt bằng chung, TP.HCM đã có phố đi bộ Nguyễn Huệ và phố Tây Bùi Viện đang có sức hấp dẫn khá tốt. Mới đây quận 10 cũng hình thành khu phố đi bộ ẩm thực mua sắm trên đường Nguyễn Tri Phương, nhằm phát triển ban đêm hứa hẹn sẽ thành công như mong đợi.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, có nhất thiết mỗi quận trung tâm ở TP.HCM bắt buộc phải có một phố đi bộ hay không? trong khi giao thông đang bị ùn tắc mỗi ngày một nghiêm trọng. Hành lang vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan, hàng quán bao vây. Phố xá nhiều nơi trở nên nhếch nhác, lôi thôi; người đi bộ không còn chỗ mà bị đẩy xuống lòng đường.

Đó là chưa kể, khu vực Hồ Con Rùa là điểm giao cắt của nhiều tuyến giao thông quan trọng, xuyên suốt vào trung tâm của thành phố. Khi hình thành nên phố đi bộ, các phương tiện sẽ buộc phải tìm sang các nhánh rẽ xung quanh. Vô tình gây áp lực nên các tuyến đường này, khiến giao thông càng trở nên tắc nghẽn, không có hướng xử lý.

Đây là những băn khoăn chính đáng mà quận 3 phải đặc biệt quan tâm, giải quyết khi thực hiện.

Việc hình thành nên phố đi bộ ở Hồ Con Rùa và Nguyễn Thượng Hiền là nằm trong đề án chỉnh trang đô thị của quận, với mong muốn bộ mặt đô thị tốt lên, văn minh hiện đại hơn; đồng thời tạo ra các nguồn thu để đầu tư trở lại. Do vậy đây là việc nên làm để rồi rút kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Vì bản chất nếu các quận trung tâm của TP.HCM về lâu dài còn tiếp tục để cho phương tiện cá nhân phát triển, giao thông công cộng ì ạch, không kết nối, người dân và du khách không mặn mà, ít đi bộ, ách tắc vì thế sẽ ngày một tăng.

Vấn đề còn lại là khi tiến hành xây dựng các phố đi bộ ở TP.HCM, Hà Nội hay các thành phố khác trên cả nước nói chung cần hết sức khoa học, chặt chẽ. Đặc biệt là điều tiết về giao thông không gây cản trở hoặc chuyển khó khăn cho các tuyến phố xung quanh. Ngoài ra là công tác tổ chức phải đảm bảo tốt về mặt an ninh trật tự; không bát nháo, qua loa nhất là để hình thành nên các điểm giữ xe “chặt chém” khiến du khách bất bình.

Bên cạnh đó, quyền đi lại, kinh doanh buôn bán của người dân sở tại cũng phải được đảm bảo. Đặc biệt hơn là phải đầu tư chỉnh trang để các con phố đi bộ thực sự là điểm đến văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh cho người dân và du khách trong bối cảnh thành phố đang thiếu rất nhiều các cơ sở phục vụ các thiết chế văn hóa như hiện nay.

Làm được như vậy sẽ tạo ra sự đồng thuận và hưởng ứng của nhân dân và du khách. Tránh tình trạng chỉ vì thi đua, vì nguồn thu mà hình thành nên các phố đi bộ không đảm bảo mỹ quan lại gây mất an ninh trật tự như đã từng xảy ra./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //