Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao người dân khó thay đổi thói quen dùng đồ nhựa dùng một lần?

Phóng viên - 16/06/2020 | 7:28 (GTM + 7)

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi ngày tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM phát sinh tới 80 tấn rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ cháo, xôi đến nước ép trái cây, trà sữa đều được nhiều người bán hàng đóng vào hộp nhựa, xếp thành hàng để bán cho công nhân, cán bộ công chức đi làm buổi sáng là hình ảnh thường thấy ở các đô thị hiện nay.

Theo lý giải của một người bán hàng, cách thức này được nhiều quán ăn, nhà hàng áp dụng, vì đáp ứng nhu cầu của “thượng đế” muốn rẻ, nhanh chóng, tiện lợi, không phải chờ đợi lâu:"Bán hàng ăn, từ quán bán hàng ăn to nhất, bún phở cho đến các đồ ăn nhỏ nhẹ người ta đều dùng những hôp do Nhà nước sản xuất ra như xôi hộp giấy, cháo thì hộp giấy nhựa cao cấp, hàng bún người ta còn cho túi ni lông người ta mang về người ta trút ra bát".   

Ở nhiều góc hồ Văn Quán, khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội luôn trong tình trạng các chai lọ nhựa, túi ni lông, xen lẫn với nhiều cá chết, phơi trắng bụng. Anh Nguyễn Hưng- nhân viên của công ty thoát nước thường xuyên làm việc ở khu vực này cho biết: "Ngày nào cũng như ngày nào, những người đến uống nước và đến đây câu nếu biết ý người ta vứt vào thùng rác còn đâu họ vứt xuống hồ. Nhắc nhở cũng nhiều, nhưng vứt ra cũng nhiều, vứt cả những chai nước ngọt, các túi ni long".

Trong khi túi ni lông vẫn được sử dụng nhiều ở các khu vực chợ, những cửa hàng nhỏ, một số hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ lớn đã chuyển sang sử dụng những loại túi thân thiện với môi trường. Trong đó phải kể đến tập đoàn bán lẻ BRG, Vinmart, Big C, Co.Mart, Mega, Lotte…

Tuy nhiên, theo đại diện của một chuỗi bán lẻ tại Việt Nam, hiện nay nguồn cung các sản phẩm thay thế cho túi ni lông đang thiếu và yếu, giá thành cao nên không phải đơn vị nào cũng có thể nhanh chóng chuyển đổi sang dùng các sản phẩm thay thế túi ni long.   

Đại diện một đơn vị sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường chia sẻ, giá thành túi nilong sinh học phân hủy hoàn toàn có giá thành cao gấp 2,5 lần so với ni lông thông thường. Đây cũng là rào cản khiến nhiều hệ thống siêu thị phải cân nhắc khi lựa chọn sử dụng.

Ở góc độ người tiêu dùng lại khác, mặc dù biết là các sản phẩm nhựa dùng một lần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi đựng đồ ăn và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nhưng họ không có nhiều lựa chọn.

Một số ý kiến cho biết:   

"Các bạn học sinh thường có sử dụng vì mua đồ ăn sáng để đem đến trường thì tiện lợi nhất. Khi mình mua đồ ăn thức uống để đem đi luôn cái thứ nhất là nó tiện và nếu không dùng nó thì không biết lấy cái gì để đựng".

"Giả sử bạn mua một kg thịt hay một mớ rau không nhẽ lại cầm tay không về ? Tất nhiên vẫn phải dùng túi ni lông để dùng, để bọc rồi. Nhà cung cấp họ không đưa ra những giải pháp thì đương nhiên họ vẫn phải sử dụng".

"Em biết nhựa gây tác hại ảnh hưởng đến môi trường, nếu mình đến thì có thể mang hộp thủy tinh nhưng do họ ship qua nên họ chỉ có hình thức đựng bằng túi bóng hoặc đồ nhựa".

----

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời là  PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng Live & Learn  trong chương trình Diễn đàn 91, với chủ đề: Thay đổi thói quen sử dụng nhựa một lần: Người dân muốn nhưng không thể.

 

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ gia hạn Thông tư 02/2023 để các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng tới 31/12/2024

// //