Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Phan Nhơn: Thứ năm 16/05/2024, 09:47 (GMT+7)

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Vì vậy, tình trạng này kéo dài gây ra nhiều thiệt thòi lớn cho người lao động trong lúc ốm đau, thai sản, nghỉ việc…

Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội ngày càng trầm trọng và đang trở thành bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Người lao động thiệt đơn thiệt kép, song đến giờ chế tài vẫn chưa đủ mạnh để xử lý tình trạng này. 

Nhiều nhà máy không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân khiến nhiều quyền lợi người lao động thiệt thòi

Nhiều nhà máy không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân khiến nhiều quyền lợi người lao động thiệt thòi

Tính đến hết năm 2023, TP.HCM ghi nhận có hơn 30.600 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, tương đương số tiền hơn 3.260 tỷ đồng. Hiện tình trạng này diễn ra nợ kéo dài có chiều hướng tăng, vì vậy Bảo hiểm xã hội thành phố cùng các đơn vị đang nỗ lực nhiều giải pháp, quyết liệt thu hồi nợ tiền BHXH để đảm bảo quyền lợi người lao động.

Dạo quanh một số khu công nghiệp, đối lập với bức tranh tươi sáng của một số doanh nghiệp có đơn hàng đầu năm, khôi phục sản xuất thì hình ảnh nhiều công nhân đến nhà máy đòi quyền lợi khi nhiều công ty không đóng bảo hiểm.

Bà Trần Thị Hương đã hơn 54 tuổi, đến khi đi khám bệnh phát hiện công ty không đóng 1 đồng nào bảo hiểm xã hội lẫn y tế. Bà và chồng đến công ty hỏi thì bảo sẽ thanh toán tiền thuốc men sau khi khám, song cuối cùng không hoàn trả buộc gia đình phải mua riêng một thẻ BHYT thuộc diện hộ gia đình.

Gia đình bà Hương bức xúc: “Bà đã 54 tuổi rồi, không đóng 1 đồng nào ở BHXH, rồi đến vụ bảo hiểm y tế, tôi chở bà xã đến bệnh viện quận 12, mặc dù thu tiền bảo hiểm mà ai dè bệnh viện nói thẻ bảo hiểm này không đóng tiền. Cuối cùng tôi chở bà lên công ty thì bảo đưa đơn thuốc để nó thanh toán tiền. Tôi bảo vợ vào hỏi tại sao thu tiền BHXH,BHYT,  BH thất nghiệp tại sao không đóng nhỡ người ta bệnh nặng lấy gì mà đền nổi”

Tương tự bà Nguyễn Thị Hoài cũng làm việc nhưng công ty không đóng bảo hiểm đến mức bị cơ quan thanh tra xử phạt, song sau khi nhận chế tài vẫn đâu lại vào đấy: “Mọi người đều biết vì đâu có thẻ bảo hiểm để khám bệnh đâu, cty kêu khám đi rồi đưa giấy lại để thanh toán. Song có thanh toán đâu, thanh toán chậm. Nói chung vấn đề bảo hiểm rất rõ ràng  trên bảo hiểm xã hội quận 12. Tại vì trước đó có một quyết định thanh tra chuyên ngành xử phạt vì nộp chậm. Phạt đến  150 triệu kịch khung luôn, chế tài xong cũng không giải quyết được gì hết. Công ty cứ nợ tiếp"

Thiệt thòi nhất là trường hợp các lao động nữ mang thai có bầu, công ty không đóng bảo hiểm các chế độ thai sản gần như không có.

Ốm đau thai sản những chế độ gần như cấp thiết của người lao động, khi doanh nghiệp không đóng người công nhân thiệt đơn thiệt kép

Ốm đau thai sản những chế độ gần như cấp thiết của người lao động, khi doanh nghiệp không đóng người công nhân thiệt đơn thiệt kép

Chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi) mòn mỏi mang bụng bầu 6 tháng đòi tiền bảo hiểm, nhưng công ty cửa đóng then cài: “Đứa này thì không có bảo hiểm vì công ty có trừ mà không có có đóng bảo hiểm, rồi đi khám mất tiền. Công ty ngày nay hứa trả tiền nhưng không có ai tới hết, bây giờ mọi người nói nay ngày cuối sẽ thanh lý hàng hóa, xưởng để công nhân mà trốn bỏ đi hết rồi”.

Bà Phan Thị  Mai, Trưởng phòng thu Bảo hiểm Xã Hội TP.HCM cho biết, đơn vị đã áp dụng nhiều giải pháp và có sự phối hợp nhiều sở ngành, Cục thuế nhằm thu hồi nợ. Song,  nếu dùng hết các biện pháp như nhắc nhở, đăng báo Lao Động, thì sẽ áp dụng thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất xử lý vi phạm hành chính. Nếu các đơn vị cố tình chây ì thì tiếp tục sử dụng thêm công cụ mạnh gửi các hồ sơ qua công an cơ quan điều tra.  

Bà Phan Thị Mai, cho biết: “Hiện nay chúng tôi  có thêm một công cụ là Điều 214, 215, 216 của Bộ luật hình sự , chúng tôi sẽ chuyển những đơn cố tình vi phạm qua cơ quan công an điều tra. Tuy nhiên, hiện chưa có xử lý một vụ nào cụ thể để có tính chất răn đe. Nên những việc này nói chung khó khăn làm cho doanh nghiệp bì lờn và nghĩ rằng là cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ đưa thôi chứ chưa có biện pháp cụ thể xử lý.

Do đó, chúng tôi cũng mong muốn có sự phối hợp với ngành công an để xử lý một đơn vị làm điểm nhằm răn đe để các doanh nghiệp sợ và khắc phục chuyện nợ để không ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động” 

Vị lãnh đạo ngành Bảo hiểm xã hội cũng khuyến cáo thêm, từ tháng 11/2021 cơ quan đã ra ứng dụng bảo hiểm số bằng Ứng dụng (App) VssID rất phổ biến đến các đơn vị và người lao động. Người lao động chỉ cần vào ứng dụng theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từ lúc đóng cho đến bây giờ.

Nếu trường hợp trên App thấy thiếu một đoạn nào đó, hoặc lương chưa đóng, chưa đúng thì có thể trao đổi ngay qua đường dây nóng, để BHXH nhắc đơn vị kiểm tra, nhắc nhở đóng đủ. Đây là cách kiểm tra chéo lẫn nhau, kiểm tra giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với đơn vị sử dụng lao động. Và  không ai bảo vệ quyền lợi cho mình bằng chính bản thân mình hết. 

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.