TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nếu như ngược trở lại 10 năm về trước, nói đến các cuộc thi marathon phong trào, người ta chỉ biết đến hai cuộc thi truyền thống là giải chạy báo Hà Nội Mới và giải việt dã báo Tiền Phong. Nhưng những năm gần đây, hầu như tháng nào cũng có một vài giải chạy.
Người người tham gia chạy marathon, nhà nhà tổ chức giải chạy. Các tờ báo, các tờ tạp chí tổ chức giải vì có cơ hội tìm kiếm tài trợ, các ngân hàng tổ chức giải chạy để quảng bá thương hiệu và tăng số lượng người sử dụng ứng dụng (thông qua việc đăng ký tham dự).
Khi các giải chạy được tổ chức nhiều hơn, việc tham gia dễ dàng với đủ mọi cự ly, số lượng người dân tham gia nhiều hơn, thì nguồn thu từ phí tham dự cũng là một nguồn lợi đáng kể, đủ sức hấp dẫn các đơn vị tổ chức. Cơn sốt marathon cứ tăng nhiệt dần dần theo năm tháng. Nhưng, giống như mọi cơn sốt, vừa giúp chống chịu đề kháng với viêm nhiễm, vừa có thể tạo ra biến chứng. Marathon cũng vậy.
Cơn sốt marathon rõ ràng thúc đẩy thói quen vận động của dân chúng. Người ta nói về chạy bộ nhiều hơn, và nhiều người trong số đó cũng chạy thật chứ không chỉ nói. Các nhà tổ chức, để cạnh tranh cũng tìm tòi nhiều hơn nhằm mở ra những đường chạy mới, hấp dẫn, thú vị hơn. Điều này trên thực tế đã thúc đẩy du lịch phát triển ở nhiều địa phương.
Dù vậy, mặt tiêu cực của các cuộc thi chạy bộ cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn. Từ những bê bối trong việc tổ chức giải, đến tài chính, và đặc biệt là sự an toàn của người chạy. Những vụ đột quỵ trên đường chạy xuất hiện ngày càng nhiều.
Bất cứ môn thể thao nào cũng có thể tốt, hoặc có thể xấu đối với những thể trạng khác nhau. Chạy bộ cũng thế. Không phải ai cũng phù hợp với môn thể thao này. Nhưng, chúng ta rất ít khi gặp những khuyến cáo về sức khoẻ từ những nhà tổ chức. Bất cứ ai cũng có thể dự giải marathon, miễn là nộp phí.
Tôi có một người đồng nghiệp, dù sức khoẻ không thực sự tốt, nhưng hầu như không bỏ lỡ bất cứ giải chạy nào, nếu không có việc bận quan trọng. Cuộc thi chạy nào anh ấy cũng có nhiều ảnh đẹp, và cuộc nào cũng phải dừng bước trước vạch đích. Không những thế, sau mỗi giải chạy, tôi đều nhận được đơn xin nghỉ ốm của anh ấy. Ít thì cũng vài ba ngày mới có thể bình phục.
Trên facebook của tôi, dịp cuối tuần nào cũng tràn ngập hình ảnh người quen tưng bừng tham dự các giải chạy. Và tôi đã nghĩ, nếu như các giải chạy không bố trí đội ngũ chụp ảnh, nếu như facebook hạn chế tương tác các hình ảnh chạy bộ, rất có thể phần lớn “vận động viên sẽ giã từ đường chạy”.
Chạy marathon là một môn thể thao đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật và sức bền ở mức cao. Dù vậy, môn thể thao này đang được truyền thông như một lối sống. Điều đó ít nhiều dẫn đến ngộ nhận ở nhiều người là chỉ cần thích chạy là chạy thôi.
Nếu đã chạy được 5km thì đăng ký thử sức ở 10km và cao hơn. Với không ít người, tham gia các giải chạy marathon không hẳn là thể thao, mà là các cuộc chơi có thành tích, để kết nối cộng đồng, để giải trí…
Những mục đích đó cũng tốt thôi, nhưng điều đáng tiếc là nhiều người vì vui mà quên mất những nguy cơ có thể gặp phải nếu bỏ qua các yếu tố an toàn cần thiết để theo một môn thể thao thành tích cao.
Những vụ đột quỵ lấy đi tính mạng của các “vận động viên” ở các giải marathon trong thời gian gần đây là những tiếng chuông cảnh báo. Đã đến lúc các giải chạy marathon cần được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là về vấn đề an toàn.
Ví dụ, các nhà tổ chức giải cần được ràng buộc trách nhiệm pháp lý về sự an toàn của các “vận động viên. Có thể cần các quy định về tầm soát y tế trước khi tham dự giải. Cần có sự tham gia của các chuyên gia y tế thể thao trong thành phần ban tổ chức…
Những quy định, ràng buộc đó, có thể gây khó khăn nhất định cho việc tổ chức giải, có thể khiến cơn sốt marathon phần nào hạ nhiệt. Nhưng đó là điều cần thiết, vì các cơn sốt đều phải hạ nhiệt thôi, mọi hoạt động của con người đều cần được diễn ra một cách lành mạnh, chứ không phải được duy trì như những cơn sốt.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
Ngày 20/12, Sở GTVT Hà Nội có thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.
Mới đây, nhiều người dân phố cổ phản ánh về tình trạng tái chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, nhất là khi các dịp lễ lớn trong năm sắp đến.