Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Những nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa

Phóng viên - 06/01/2021 | 14:48 (GTM + 7)

“Giảm thiểu rác thải nhựa” là mục tiêu của bảo vệ môi trường được các ngành, các cấp đẩy mạnh thực hiện trong những năm qua.

Lực lượng đoàn viên thanh niên huyện Châu Thành, Sóc Trăng tham gia thu gom rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

ĐBSCL loay hoay với rác thải nhựa

Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích mà nhựa mang lại cho cuộc sống, nhưng nếu sử dụng không hiệu quả, sử dụng vô tội vạ thì chính môi trường sống của con người sẽ bị hủy hoại. Chung tay cùng cả nước, ĐBSCL đã có nhiều kế hoạch để giảm thiểu rác thải nhựa, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến quá nhiều. 

Mỗi năm, khi đến mùa nước nổi, bên cạnh nguồn cá tôm, nguồn phù sa đổ về thì nhiều nơi tại ĐBSCL còn “đón” cả các loại rác thải bị nước cuốn đi. Trong đó, các loại rác thải từ nhựa với đặc tính nhẹ, dễ nổi nên dễ dàng được tìm thấy ở một số bãi sông, ven đám lục bình hay quanh khu vực chân cầu nào đó. Tình trạng này vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp vốn có của quê hương miền sông nước. 

Trong thực tế, một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu rõ hoặc không biết nên làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng từ rác thải nhựa. Nhiều bà con chọn những giải pháp mang tính thủ công, theo thói quen, như chia sẻ của ông Nguyễn Hùng, ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:

Chai mủ thì người ta gom vào bao, bán ve chai. Còn cái nào bọc phế thải thì đốt, lấp lại. Ở khu vực chợ thì đốt bay hơi bị hôi, chứ còn ở vườn rộng thì đốt không có gì hết.

Phải khẳng định, những hành động này của bà con xuất phát từ mục đích giữ môi trường sạch sẽ, nhưng cách làm thì vẫn còn nhiều bất cập. Chai nhựa khi được thu gom và chuyển đến các cơ sở phế liệu thì có nhiều khả năng sẽ được đưa vào quy trình tái chế. Tuy nhiên, về vấn đề tự chôn lấp và đốt rác nhựa thì lại “phản tác dụng” trong việc bảo vệ môi trường.

Cụ thể, theo các nhà khoa học, thời gian để chai nhựa phân hủy mất từ 450 – 1.000 năm, trong khi thời gian để túi nhựa, túi ni lông phân hủy là sau 500 – 1.000 năm. Thế nên, việc tự chôn lấp rác nhựa, ni lông giống như việc “đầu độc” đất, gây hại cho cây trồng.

Trong khi đó, việc đốt rác thải nhựa sẽ khiến vấn đề ô nhiễm không khí thêm trầm trọng, mùi hôi từ quá trình đốt có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Đó là chưa kể những vấn đề liên quan đến phòng chống cháy nổ từ việc đốt rác tự phát.

Dưới góc độ khách quan, phải công nhận những thành quả trong việc nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường. Có thể kể đến như: “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, phong trào “Chống rác thải nhựa”,.v.v…

Đa số các địa phương đều có mô hình phù hợp, nhưng mức độ lan tỏa các hoạt động này vào đời sống vẫn còn hạn chế. Nhiều người có ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa có dịp tiếp cận với những mô hình, hoạt động cụ thể, chưa biết phải bắt đầu từ đâu khi mà nhựa – ni lông vẫn xuất hiện trong rất nhiều nhu cầu hàng ngày.\

Chị Bùi Thị Kim Thu, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang chia sẻ:

Nếu như mình không xài chai nhựa, túi ni lông thì bây giờ mình có những cái bọc tự phân hủy, lá gói như lá chuối, lá sen. Cái đó thì nghe đài, nghe báo thôi chứ bây giờ đa phần người ta vẫn xài bọc ni lông. 

Rác thải nhựa từ lâu đã không còn là câu chuyện của riêng ai, không phải là vấn đề của riêng một tổ chức hay địa phương, quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề được cả thế giới quan tâm, tìm hướng giải quyết. Chung tay cùng cả nước với nhiều hoạt động thiết thực, ĐBSCL sẽ cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc xây dựng mô hình phù hợp và nâng cao ý thức người dân.

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường nhấn mạnh:

Đột phá vẫn là giải pháp thay đổi về nhận thức, thay đổi thói quen tiêu dùng đã ăn sâu vào từng người dân. Sản phẩm nhựa dùng một lần đã trở thành một thói quen, hành vi tiêu dùng từ nhiều năm nay rồi.

Thay đổi nó là khó khăn và thách thức nhất. Và hướng tới tập trung các cơ quan từ các tổ chức quốc tế, chính phủ Việt Nam đến các bộ, ngành liên quan, tập trung vào những nhóm đối tượng này. Thay đổi cả hành vi sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xả thải gây ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa. 

Các bạn trẻ tham quan xưởng tái chế rác thải nhựa. Ảnh: Lagom Việt Nam

Quy trình tái chế rác thải nhựa

Tiếp tục luận bàn về câu chuyện giảm thiểu những ảnh hưởng từ rác thải nhựa đến môi trường, hãy cùng tìm hiểu những sản phẩm tưởng chừng bỏ đi có thể được tái chế như thế nào, qua cuộc trò chuyện của phóng viên VOVGT cùng anh Lê Trung Thông – Giám đốc Công ty Cổ phần LAGOM Việt Nam, nơi được biết đến với những sáng kiến tái chế độc đáo và ý nghĩa. 

PV: Xin chào anh Thông! Với tâm huyết dành cho Công ty LAGOM Việt Nam trong thời gian qua, động lực nào để anh quyết định sẽ gắn bó với mảng “tái chế”, một lĩnh vực không quá phổ biến hiện nay?

Anh Lê Trung Thông: Vì mình là một ông bố 3 con, mình cũng trăn trở những điều tốt nhất cho con như những ông bố bà mẹ khác.

Ngoài đồ ăn, thức uống, ngoài việc lựa chọn cho con những môi trường học, rèn luyện tốt nhất thì mình thấy cần dành cho con môi trường sống xanh. Không thể để cho các con sau này lớn lên trên một “bãi rác” được.

PV: Không ít bà con thính giả nghe Đài chưa có dịp tiếp cận với các sản phẩm tái chế từ nhựa. Anh có thể giới thiệu qua một vài sản phẩm mà anh cùng các cộng sự đang thực hiện?

Anh Lê Trung Thông: Về rác nhựa, mình có thể làm thành các chậu cây, các hình khối khác nhau để làm thành các vật dụng hữu ích như bàn, ghế với các hình dáng khác nhau.

PV: Để hỗ trợ cho hoạt động tái chế rác thải nhựa cũng như nhiều loại rác thải khác, mỗi người trong chúng ta có thể làm gì, thưa anh?

Anh Lê Trung Thông: Đầu tiên, mình sẽ phải phân loại ra: các loại rác nhựa mình để một chỗ, các loại rác giấy bỏ một chỗ, các loại rác điện tử, pin thì mình bỏ một nơi khác. Rác hữu cơ và rác vô cơ bỏ riêng ra.

Mình giữ cho rác khô và sạch, như vậy sẽ tiện cho việc thu gom và tái chế.

PV: Được biết, ngoài những sản phẩm như bàn ghế từ nhựa tái chế, anh Thông và các cộng sự tại LAGOM Việt Nam còn vận hành dây chuyền tái chế nhiều sản phẩm khác như đồ chơi cho trẻ nhỏ từ giấy, hộp sữa bỏ đi,.v.v… Riêng về mong muốn của anh trong tương lai là gì?

Anh Lê Trung Thông: Hy vọng LAGOM có thể mở rộng dây chuyền thu gom đến các tỉnh xa. Một việc khác là mọi người có thể hạn chế sử dụng đồ dùng một lần. Mình dùng vừa phải, đúng nhu cầu của mình. Sau đó mới tính đến chuyện tái chế.

PV: Chúc cho những dự định của anh sẽ thành hiện thực trong năm mới! Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ cùng chương trình! 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ gia hạn Thông tư 02/2023 để các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng tới 31/12/2024

// //