Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tái chế dầu ăn thừa thành xà phòng: Sống xanh từ chính căn bếp gia đình

Phóng viên - 07/10/2021 | 16:15 (GTM + 7)

Ngày càng có nhiều người nhận thức được giá trị của “lối sống xanh”, từ đó thay đổi chính ý thức, lối sống của mình.

Những ngày gần đây, trên các hội nhóm về lối sống xanh, bài viết “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa” của chị Phạm Minh Hậu liên tục được chia sẻ và nhận được nhiều sự quan tâm, khen ngợi từ cộng đồng mạng.

Bởi, nhờ cách làm của chị Hậu, từ nay, những lít dầu ăn thừa đã trở nên có tác dụng, thay vì vứt vào sọt rác, hay đổ xuống cống làm tắc cống, ảnh hưởng đến môi trường.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chị Phạm Minh Hậu tận dụng dầu ăn thừa để biến thành xà phòng giặt rửa
Chị Phạm Minh Hậu tận dụng dầu ăn thừa để biến thành xà phòng giặt rửa

Quy trình tái chế dầu ăn thừa mà chị Hậu đưa ra rất đơn giản, với dầu ăn thừa đã qua sử dụng, phương án 1, bạn có thể tự tái chế chúng ở nhà thành xà phòng giặt rửa nhờ công thức cho sẵn.

Phương án 2, bạn có thể gửi dầu ăn thừa tới cho nhóm tái chế và nhận lại xà phòng, sau khi đã trừ những chi phí phát sinh. Trung bình 1kg dầu đã lọc sạch + thêm nước cất, NaOH …sẽ ra 1,5kg xà phòng.

Dù mới phát động được ít ngày, thế nhưng đã có rất nhiều người ủng hộ và gửi dầu thừa tới nhóm Cộng đồng tái chế của chị Hậu. 

Tâm sự với PV, chị Hậu kể, bản thân chị cảm thấy vui mừng vì ý tưởng của mình đã được nhiều người ủng hộ. Có nhiều anh chị em cùng quan điểm tiêu dùng xanh, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường hưởng ứng khá nhiệt tình. Đặc biệt, số người quan tâm tới phương án 1 (tặng công thức và hướng dẫn cách làm) của chị cũng nhiều hơn .

Tuy vậy, cũng có không ít người nghi ngờ về việc làm của chị. Khi được hỏi vì sao chị lại quyết định thực hiện dự án này, chị có gặp khó khăn gì trong quá trình triển khai hay không?

Chị Hậu chỉ cười: Thực ra thì việc làm ấy xuất phát từ cá nhân, mình thấy tự có trách nhiệm và khả năng làm tới đâu thì tự nguyện làm thôi. Cũng có một số người tỏ ra nghi ngờ, họ nghĩ không ai tốt tới mức làm không công cái gì, hay chắc là phải có ai tài trợ, đứng đằng sau tụi mình thì mới dám làm thế. Nhưng số người tiêu cực, nghi ngờ không đáng kể, mình cứ làm và làm tốt thì có khi họ lại hưởng ứng.

Chị Hậu chia sẻ "Thực tế mình đi, mình thấy là bệnh tật rất là nhiều và nguyên nhân chính là việc ô nhiễm môi trường, rác thải,.. nếu ai cũng chỉ nghĩ là môi trường ô nhiễm quá, nhiều bệnh tật quá mà không tìm ra cách nào, không làm gì tích cực hơn thì môi trường vẫn ô nhiễm và sức khoẻ vẫn đi xuống.

Thì thôi, chị chọn cách này, hai vợ chồng cùng nhau làm. Khi làm thì ra nhiều khó khăn, cái khó khăn nhất vẫn là nhân sự, mình nhận nhiều thì mình sẽ làm nhiều, sẽ mệt hơn hay chi phí sẽ nhiều hơn.

Lúc đấy sẽ phải có người xử lý dầu trước khi tái chế. Thế nhưng chị nghĩ rằng, quy trình mình đưa ra là để mình hạn chế và khắc phục những khó khăn đấy. Nếu mình làm đúng quy trình thì nó sẽ vận hành trơn tru. Điều quan trọng là càng ngày, sẽ có thêm nhiều người muốn đồng hành cùng với mình".

Phạm Minh Hậu với các sản phẩm xà phòng làm từ dầu mỡ thừa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chị Phạm Minh Hậu với các sản phẩm xà phòng làm từ dầu mỡ thừa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Khi tìm hiểu về dự án “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa”, PV trò chuyện với TS. Vương Thị Lan Anh, Giảng viên bộ môn công nghệ môi trường, khoa Công nghệ hóa, trường Đại học công nghiệp Hà Nội. TS Lan Anh cũng là một trong hai người sáng lập ra Ralava- ứng dụng di động hỗ trợ người dùng trong việc phân loại, thu gom rác tại nguồn:

PV: Là một người cũng có nhiều hoạt động để giúp môi trường trở nên bền vững hơn, chị có suy nghĩ như thế nào đối với dự án “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa”?

TS Vương Thị Lan Anh: Mình đến với dự án này một cách rất tình cờ, trong một nhóm chung vì môi trường, với mục tiêu chia sẻ các giải pháp dành cho môi trường và làm tốt hơn làm xanh hơn môi trường thì mình tình cờ đọc được bài của bài đăng của bạn Phạm Hậu, đó là tái chế mỡ, dầu thực phẩm, dầu thải thành những bánh xà phòng mà có thể dùng trong việc làm sạch bề mặt mà không đòi hỏi yêu cầu cao.

Mình rất mừng bởi vì chính mình cũng là người đi tìm giải pháp cho vấn đề đó, mình đang tiến hành xúc tiến một giải pháp cho môi trường. Cụ thể là rác thải sinh hoạt được gom ra từ các khu vực dân cư và các khu vực văn phòng. Trong đó, rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình cũng là những điều mà mình rất trăn trở. Chính vì vậy, dự án của mình nó gần như là tìm được đầu ra.

Trong giải pháp Ralava+ thì mình có tách riêng rác thải hữu cơ gia đình. Mình còn đề nghị những thành viên của gia đình, đặc biệt là các bà, các mẹ, các cô, những bạn gái,…tham gia vào quá trình sinh hoạt nấu nướng của gia đình thì có thể phân loại thành rác hữu cơ không chứa dầu mỡ, và rác hữu cơ dầu mỡ.

Những loại rác được tách riêng ra sẽ gồm những cái nước sốt chứa dầu mỡ, những cái dầu mỡ mà chúng ta dùng trong rán, chiên mà bình thường chúng ta thải ra môi trường thông qua các lỗ thoát. Việc tách riêng ra như thế để chúng ta có thể lấy lại nguồn lợi từ các chất thải đó và giải pháp của bạn Phạm Hậu thực sự là một giải pháp hữu hiệu. Chúng ta có thể sử dụng dầu đã xử lý sơ bộ để chuyển hóa thành những bánh xà phòng, mang lại cái giá trị tiếp theo của nguồn tài nguyên đấy.

--

TS Lan Anh chỉ là một trong nhiều người đã và đang ủng hộ dự án “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa”. Bạn cũng có thể đồng hành với dự án này, bằng nhiều cách như lập trạm vệ tinh để “xử lý” dầu thừa tại chính khu vực mình sinh sống, chia sẻ và lan toả lối sống xanh trong cộng đồng hay đơn giản là tự tái chế dầu thừa trong căn bếp của gia đình.

Bạn Phạm Văn Công, chủ một cửa hàng tiêu dùng xanh, sản xuất xà phòng handmade tại TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) tâm sự: “Mình thấy đây là một chiến dịch thú vị và bổ ích trong thời điểm hiện tại, khi dịch COVID-19 đang căng thẳng, ảnh hưởng đến nền kinh tế của người dân. Cộng thêm vấn đề khó giải quyết bấy lâu nay của nhiều hộ gia đình kinh doanh, đó là việc dư dầu, mỡ thừa gây tắc cống, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khi đó, nếu có một biện pháp đúng đắn và đạt chuẩn như chiến dịch biến dầu mỡ thừa thành chất tẩy rửa thì sẽ giải quyết được triệt để vấn nạn này.”

Nhiều người nghĩ rằng, sống xanh là phải sử dụng các sản phẩm hữu cơ đắt đỏ và chỉ dành cho người có điều kiện. Thế nhưng, không hẳn vậy. Sống xanh có thể được thể hiện qua những thói quen hàng ngày, trong sinh hoạt hàng ngày, thay đổi thói quen như hạn chế túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần; không dùng sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tắt bớt điện hay sử dụng nước một cách tiết kiệm…

Ngay cả trong việc ăn uống, nếu bạn dùng các sản phẩm được sản xuất theo phương thức hữu cơ; tự trồng rau xanh, tận dụng không gian trong gia đình hay ủ phân bón từ thức ăn thừa, đấy cũng là lối sống xanh. Không cần ôm đồm, làm nhiều việc, chỉ cần bạn làm tốt một khía cạnh là đã đủ tạo dựng một lối sống xanh cho mình.

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //