TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chính thức công bố Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo đó, các nhóm giải pháp được thành phố đưa ra bao gồm: rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý chất lượng không khí; tăng cường kiểm soát phát thải từ phương tiện cơ giới tham gia giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp, từ đốt phụ phẩm nông nghiệp, năng lượng, xây dựng và rác thải; Thực hiện cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Trong bản Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đề ra mục tiêu phấn đấu 75-80% số ngày quan trắc có chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình.
Ông Kim Văn Chinh, Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có nhiều nguồn gây ô nhiễm như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông (bao gồm bụi đường). Việc kiểm kê phát thải giúp thành phố xác định chính xác nguyên nhân và từ đó có giải pháp phù hợp:
"Giải pháp đầu tiên chúng ta phải kiểm kê phát thải, xác định rõ đâu là nguồn chính, đâu là những cái nguồn có tác động diện rộng để chúng ta có những giải pháp để giảm thiểu phát thải những nguồn đó. Thứ hai đầu tư hệ thống quan trắc bài bản."
GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên giảng viên cao cấp khoa môi trường, Trường ĐH Tự nhiên Hà Nội cho rằng, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật và có những có cơ chế quy định rõ trách nhiệm của những đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí phát thải:
"Về phía Hà Nội, cần phải kiểm kê phát thải. Hà Nội phải có một cách tiếp cận kiểm kê khí thải mang tính chính thống. Và như vậy, phải tập hợp các nhà khoa học để năm nay có số liệu ấy và sang năm cập nhật được. Và phải có sự vào cuộc của cơ quan Nhà nước."
Vấn đề ô nhiễm không khí có tính chất liên vùng, bởi vậy, theo bà Lưu Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế và liên vùng trong quản lý chất lượng không khí:
"Hy vọng, khi mà Luật thủ đô sửa đổi sẽ có thêm cơ chế phối hợp về công tác bảo vệ môi trường đồng bộ hơn. Chúng tôi mong các địa phương khác kết hợp với Hà Nội để có được một mạng lưới quan trắc cảnh báo sớm về ô nhiễm không khí, làm dầy lên thông tin dữ liệu, để có cảnh báo sớm và có những giải pháp kịp thời ngay khi xuất hiện những hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng."
Một số chuyên gia cho rằng, sau khi xác định chính xác các nguồn phát thải ô nhiễm không khí, Hà Nội cũng cần sớm xây dựng dữ liệu và hệ thống cảnh báo về chất lượng không khí cho người dân. Các thông tin về chất lượng không khí nên được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và cập nhật thường xuyên để người dân nắm bắt và có giải pháp ứng phó kịp thời.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.