Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quan trắc môi trường đô thị: Nguồn nào chính thống?

Phóng viên - 06/04/2019 | 6:18 (GTM + 7)

Các thông tin khác nhau về mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội khiến nhiều người băn khoăn và có phản ứng khác nhau. Điều này sẽ không xảy ra nếu cơ quan quản lý nhà nước chủ động cung cấp thông tin chính thống ngay từ đầu.

Có những thời điểm, chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 ở Hà Nội cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình của WHO

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mới đây, Bộ Tài nguyên môi trường đã bác thông tin về ô nhiễm bụi ở Hà Nội đứng thứ hai Đông Nam Á, vì cho rằng thông tin không có cơ sở, đó chỉ là các kết quả đo mang tính cục bộ. Điều này khiến nhiều người dân băn khoăn.

Vì sao có sự vênh nhau của các đánh giá về chất lượng không khí? Hiện trạng các nguồn quan trắc ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và các đô thị Việt Nam như thế nào?

Nguồn dữ liệu nào mới là chính thống?

Ngay khi đại diện Bộ Tài nguyên môi trường lên tiếng bác thông tin cho rằng ô nhiễm bụi ở Hà Nội đứng thứ 2 Đông Nam Á, Kiến trúc sư Đồng Minh Hậu, một người quan tâm và thường xuyên theo dõi các chỉ số quan trắc môi trường tỏ ra băn khoăn.

Ông Hậu cho rằng, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội không chỉ đáng ngại so với khu vực, mà thậm chí là so với thế giới:

“Bộ TN-MT nói thông tin không chính xác thì họ có quan điểm của riêng họ. Có trang đó chỉ số bụi mịn pm 2.5 là AirVisual, họ có trạm quan trắc ở Hà Nội và trạm đo tương đối chính xác. Tuy nhiên trang của Mỹ đo trên toàn cầu, không hẳn đo những nước ở Đông Nam Á mà tất cả những nước trên thế giới thì nó đều xác thực có những ngày mà Hà Nội đứng đàu trên thế giới. Đấy thì ông ấy có phản bác việc ấy hay không. Trang IQ Air Visual là trang uy tín rồi con số họ không thể nói sai được”.

Trước đó, Đại diện Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh chia sẻ thông tin, Hà Nội đứng thứ hai trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á và thứ 12 danh sách các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, với 230 ngày trong năm không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới, 88 ngày có chất lượng không khí vượt quá Quy chuẩn quốc gia, lượng bụi PM 2, cao gấp đôi so với Tp.HCM. Bà Ngụy Thị Khanh, đại diện Trung tâm phát triển sáng tạo xanh cho biết về nguồn gốc của các thông tin này:

“Chúng tôi có kết nối hợp tác, sử dụng nguồn đo của các tổ chức, công ty, kết hợp với nguồn trạm đo ở Đại sứ quán mỹ ở Hà nội, còn riêng TPHCM thì chúng tôi sử dụng báo cáo chung quốc gia. Chúng tôi cũng tham khảo dữ liệu các trạm đo hiện có của Thủ đô cũng như của cá nhân. Đây là kết quả được phản ánh từ kết quả tổng hợp của chúng tôi”.

Tuy nhiên, về phía Sở Tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội, đơn vị quản lý nhà nước về môi trường Thủ đô, trả lời phóng viên VOV Giao thông , bà Lê Thị Thanh Chi- Chi cục phó chi cục môi trường- Sở Tài Nguyên môi trường Thành phố Hà Nội cho rằng, dữ liệu mà Trung tâm phát triển sáng tạo xanh đưa ra là không chính xác, không phản ánh đúng tình trạng chất lượng không khí Thủ đô:

“Báo cáo vừa rồi của Green ID theo nhận định của chúng tôi, cơ quan quản lý Nhà nước thì những số liệu trên được tổng hợp từ Airvisual quốc tế, tổng hợp bằng vệ tinh và đo bằng sensor nhỏ đặt tại một số thủ đô tại một số quốc gia. Những dữ liệu đó chưa được chính xác và chưa có căn cứ khoa học để nhận định về mức độ ô nhiễm của Hà Nội hiện nay”.

Chất lượng không khí của Thủ đô biến đổi theo mùa và theo thời tiết

Bà Thanh Chi cho biết, chất lượng không khí Thủ đô biến đổi theo mùa và theo thời tiết. Vào tháng hè chất lượng thời tiết tốt chiếm đa số. Tuy nhiên từ cuối năm đến tháng 3 năm sau chất lượng không khí đi xuống. Đặc biệt trong tháng 1, những ngày có nồng độ ô nhiễm tăng cao là do sương mù dày đặc và độ ẩm lên đến hơn 90% nên không khí ô nhiễm không được khuyêch tán lên cao, tích lũy lơ lửng ở tầng dưới.

Đại diện Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho rằng, sẽ là thiếu chính xác nếu lấy các kết quả đo cục bộ để đánh giá chung về chất lượng không khí Thủ đô.

Lý giải về sự khác nhau giữa các kết quả quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường không khí Hà Nội và một số đô thị, Bà Đỗ Vân Nguyệt- Giám đốc Giám đốc Dự án Live & Learn (Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng) cho rằng, đó là do hệ thống quan trắc của các đơn vị, tổ chức khác nhau:

“Mỗi đơn vị dựa trên máy đo của mình, thời gian của mình thì họ đánh giá tương đối, nên các số liệu phải đặt trong tương quan là tổ chức đó thu thập dữ liệu nào, dựa trên những nguồn nào.Cá nhân tôi cho rằng, tất cả các số liệu này là để tham khảo, mình cần dựa trên thực trạng quan sát của mình, và có sự so sanh với số liệu với các khu vực khác nhau, so sánh với trước kia, để xem có sự cải thiện không khí nào không”.

Thừa nhận thực tế không khí tại Hà Nội và TPHCM đang bị ô nhiễm, song GS.Tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cũng cho rằng, thông tin đưa ra đánh giá Hà Nội đứng thứ 2 trong những thành phố ô nhiễm ở Đông Nam Á là thiếu khoa học:

“Dự báo đến ngày hôm sau hôm sau nữa không bao giờ dự đoán đúng được, không nước nào dự báo như thế cả, họ cũng có quy luật rồi. Còn bụi và ô nhiễm có nhân tạo, có con người gây ra, vừa kết hợp cụ thể, vừa kết hợp với nhân tạo cho nên không dự báo chính xác được. Người ta đo lường thông tin ngày hôm trước hôm sau người ta đưa thông tin thế là tốt rồi. Thế giới cũng thế thôi, có thế giới nào dự báo được đâu”.

Trong khi đó, về phía người dân, trước các thông tin khác nhau đưa ra từ phía cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, nhiều người cũng không biết nên căn cứ theo dữ liệu nào, mà chủ yếu dựa vào các đánh giá trực quan của bản thân:

Bụi vô cùng nhiều. Lại phải cửa thôi, cửa chống ồn và chống bụi. Ra đường thì dĩ nhiên là phải có các dụng cụ như là nón, mũ, khẩu trang. Thì nói chung là người ta phải kiểm tra cái độ ô nhiễm khói bụi xả ra”.

“Hà Nội là có 4 cái trạm đo độ ô nhiễm của không khí nhưng đều bỏ mốc không hoạt động, hoạt động không dám công bố, công bố ra khách du lịch nó không đến nữa”.

“Ô nhiễm không khí cảm thấy rất là nặng. Hôm nào ô nhiễm quá thì có thể thông báo qua tin nhắn hoặc qua truyền thông”.

“Hiện tại ở đây thì nói chung là đây thì vẫn còn thông thoáng. Còn đi vào những cái nơi mà đèn xanh đèn đỏ nhiều, mới đông dân cư nhiều thì cái mùi khói bụi nó sẽ nhiều hơn. Nói chung là chính quyền mà đầu tư mạnh thì sẽ thông báo được cho người dân thì nó sẽ tốt hơn, tạo điều kiện cho dân”.

“Tôi thấy là cái thực trạng ô nhiễm không khí nó cũng không phải là quá nghiêm trọng, nhưng mà có một số nơi thì cảm giác là nó hơi bị ô nhiễm không khí quá nặng ý. Nhưng mà chỉ là chính quyền thì nên cần quan tâm đến cái vấn đề xử lý rác thải ô nhiễm để cho nó bớt ô nhiễm không khí một chút thôi”.

Nếu như cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở các thành phố chủ động cung cấp thông tin chính thống cho người dân về thực trạng môi trường thì sẽ không xảy ra tình trạng "loạn thông tin"

Có thể thấy, các thông tin khác nhau về mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã khiến nhiều người băn khoăn và có những phản ứng khác nhau. Dưới góc nhìn của VOVGT, điều đó đã không xảy ra nếu cơ quan quản lý nhà nước chủ động cung cấp thông tin chính thống ngay từ đầu.

Với 10 trạm quan trắc không khí được trang bị từ năm 2017, tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội đã được đưa lên cổng thông tin của thành phố. Nhưng cùng với đó, cũng có rất nhiều kênh khác nhau đưa ra thông tin quan trắc và đánh giá môi trường không khí, trên các trang web, bản đồ ô nhiễm môi trường, các app thông tin chưa rõ mức độ tin cậy.

Dữ liệu cũng được thu thập từ rất nhiều nguồn, từ các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ, trong nước và ngoài nước, với đủ các loại thiết bị có quy mô và mức độ hiện đại khác nhau (từ các máy đo lắp tại nhà dân đến các sensor, trạm quan trắc).

Lẽ tất nhiên, khi có quá nhiều thông tin khác nhau được công bố sẽ gây nhiễu loạn, đồng thời tạo ra nhiều cách phản ứng khác nhau trong người tiếp nhận. Người quá nhạy cảm thì lo lắng hoang mang, còn người thận trọng thì trở nên hoài nghi tất cả, chỉ tin vào quan sát trực quan của mình.

Cả hai thái cực trên đều không tốt, nếu không muốn nói là có thể cản trở những nỗ lực truyền thông nhằm xây dựng một nhận thức đúng đắn về thực trạng chất lượng môi trường đô thị - trong đó có chất lượng không khí, cũng như các hành động để cải thiện tình hình.

Điều đó đã không xảy ra, nếu như cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở các thành phố chủ động cung cấp thông tin chính thống cho người dân về thực trạng môi trường. Thành phố đang sử dụng hệ thống quan trắc như thế nào? Mức độ hiện đại và chính xác đến đâu so với thế giới? Các trạm quan trắc hoặc vị trí đặt máy đo ở đâu, có đủ đại diện để đánh giá được tương đối chính xác về tổng quan môi trường ở cả khu vực đó hay chưa? Và với các chỉ số quan trắc như vậy, người dân được khuyến cáo ra sao?

Đó là những điều mà người dân cần biết, cần được thông tin chính thức từ cơ quan có trách nhiệm. Thế nhưng, cơ quan quản lý môi trường chỉ lên tiếng “nói lại cho rõ” sau khi các nguồn quan trắc, đánh giá không chính thống đã khiến cho nhiều người sửng sốt, lo ngại.

Thậm chí, những diễn đàn được mở ra trên các phương tiền truyền thông đại chúng chính thống chính trong thời điểm xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh chuyện này, rất tiếc, cũng lại vắng mặt những người có trách nhiệm,vì “không thể bố trí thời gian”.

Bởi vậy, mặc dù đã được nói lại, song, sự “nhiễu loạn” lần này trong việc cung cấp thông tin về ô nhiễm không khí ở Thủ đô cho thấy, đã đến lúc, Sở Tài nguyên môi trường các thành phố không thể chậm trễ hơn nữa trong việc thể hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình, bằng cách chủ động cung cấp thông tin chính thống và những khuyến cáo cần có cho người dân đô thị về tình trạng chất lượng môi trường nơi họ sinh sống, trước khi tình trạng “loạn” thông tin có thể dẫn đến những ảnh hưởng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //