Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dự thảo Luật Nhà giáo vừa trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu gồm 09 chương, 50 điều, quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo. Đối tượng áp dụng của dự án Luật gồm: Nhà giáo được tuyển dụng, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác. Cụ thể, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác; nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Một số chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo đang được thực hiện ổn định theo hướng dẫn tại văn bản dưới luật đã được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo nhằm tăng hiệu lực pháp lý và đảm bảo tính ổn định trong chính sách đối với nhà giáo. Đó là, được hưởng phụ cấp và trợ cấp thu hút; bảo đảm chỗ ở tập thể có đủ điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo Luật Nhà giáo qua các phiên bản đã có sự điều chỉnh theo hướng ngắn gọn, thống nhất với Luật Viên chức và Bộ luật Lao động trong một số quy định, đồng thời thiết kế các nội dung chính sách riêng cho nhà giáo. Dự thảo Luật đã kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đổi ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo.
Việc xây dựng Luật Nhà giáo trong bối cảnh hiện nay được đánh giá là hết sức cần thiết nhằm thể chế hóa các quy định của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo; là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng những chính sách đột phá nhằm thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo có trình độ, năng lực cao và các điều kiện khác để thực hiện sứ mệnh quan trọng nhất, quyết định chất lượng giáo dục trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
CẢI THIỆN THỰC SỰ MỨC ĐÃI NGỘ
Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, nhất là của 1,6 triệu nhà giáo. PV đã có cuộc trao đổi cùng đại biểu Bế Trung Anh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh xung quanh những chính sách, chế độ đối với nhà giáo nhằm thu hút nhân tài trong Dự án Luật Nhà giáo.
PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của Luật Nhà giáo với sự phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới?
ĐBQH Bế Trung Anh: Một quốc gia hưng thịnh hay không đều nhờ vào giáo dục, với những nhà giáo không cần ưu đãi nhưng cần có đãi ngộ xứng đáng với nhiệm vụ đang thực thi.
Nếu đã làm nhiệm vụ mang tính quốc sách thì họ cần đãi ngộ phù hợp với vị trí, nhiệm vụ cao cả, quan trọng trao cho họ. Đãi ngộ đủ mức để họ sống với với hiện tại, quan tâm, chăm chút cho công việc của mình, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp dạy học.
Xã hội tiến lên, các ngành nghề khác có thu nhập khác biệt, riêng nhà giáo bị lùi lại với đồng lương không đủ trang trải cuộc sống nhưng họ vẫn phải giữ nghề và họ phải làm thêm nhiều thứ, có thầy giáo đi xe ôm. Liệu học trò và phụ huynh học trò có nhìn thầy cô giáo với ánh mắt kính trọng như xưa.
Tôi hy vọng Luật Nhà giáo lần này sẽ cải thiện một cách thực sự mức đãi ngộ với nhà giáo.
PV: Vậy, ông có đề xuất về chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài vào ngành giáo dục?
ĐBQH Bế Trung Anh: Tôi nghĩ rằng chỉ cần trở lại đúng vị trí của nhà giáo như ngày xưa, người ta không cần nghĩ chuyện gì khác ngoài chuyện lên lớp giảng dạy, và mức lương đủ sống, đủ nuôi con, đủ để tự hào với nghề của mình.
Còn về mức lương cụ thể thì các nhà làm chính sách sẽ tính toán cụ thể, so sánh với các nghề khác. 1,6 triệu giáo viên trong toàn quốc, tôi nghĩ họ phải là những người đại diện cho thế hệ mới về phong cách, đạo đức, dẫn lối cho các giá trị sống cho các thế hệ khác thì họ cần có vị trí xứng đáng. Các nhà giáo không cần ưu tiên nhưng họ cần chế độ đãi ngộ xứng đáng, đúng mức để họ hoàn thành nhiệm vụ.
Luật Nhà giáo tôi cũng mong đáp ứng được kỳ vọng, xứng đáng với sự lựa chọn của các thế hệ đã đi theo ngành giáo.
PV: Vâng, xin được cảm ơn ông!
TẠO ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT CHO NHÀ GIÁO
Qua nghiên cứu Dự thảo Luật, đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá, việc ban hành Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vai trò, vị trí của nhà giáo, tạo điều kiện tốt nhất để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc nêu những đóng góp nhằm hoàn thiện các quy định về thu hút nhà giáo giỏi trong dự thảo Luật Nhà giáo: "Tôi thấy rằng, cần có sự rà soát kỹ hơn nữa, các quy định kỹ hơn nữa với các nội dung liên quan tới chính sách đãi ngộ để đảm bảo nhà giáo được thực sự tôn vinh, và sự đãi ngộ xứng đáng với những đóng góp nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện hiện nay và trong mối tương quan với các lực lượng khác.
Cụ thể là chính sách đầu vào của đào tạo phải tính đến những quy định cụ thể hơn, tuyển dụng từ đầu vào là những giáo sinh đang tham gia học tập và rèn luyện tại các cơ sở giáo dục để sau này trở thành những nhà giáo đứng trên bục giảng, phải đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng và niềm tin cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ 2, các chính sách đãi ngộ với nhà giáo phải tính trên bình diện chung.
Tôi thấy cần rà soát và tính toán làm sao cho mối tương quan hợp lý để nhà giáo cảm thấy được tôn vinh và xứng đáng với sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân".
CẦN TRẢ LƯƠNG THỎA ĐÁNG
Xung quanh chính sách đãi ngộ cho nhà giáo nhằm thu hút nhân tài trong Dự thảo Luật Nhà giáo, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu quốc hội TP.Hà Nội.
PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về chính sách nhằm thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, trong đó có vấn đề tiền lương được đề cập trong Dự thảo Luật Nhà giáo?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Nhà giáo thu nhập phải dựa chính vào tiền lương, chính sách tiền lương phải đảm bảo bù đắp đủ cho hao phí sức lao động, sự tâm huyết để nhà giáo toàn tâm, toàn ý đóng góp cho ngành.
Vì vậy, chủ trương cần trả lương cho nhà giáo một cách thỏa đáng.
Trong Dự thảo Luật đang đề xuất xếp ở mức cao nhất trong hệ thống thang bảng lương của khối viên chức, tôi nghĩ đây đã là một ưu đãi nhưng chúng ta cần phải xem xét lại sự phù hợp bởi nhà giáo chiếm 70% đội ngũ viên chức mà chúng ta dùng bảng lương của hệ thống viên chức áp cho nhà giáo thì chưa thực sự công bằng mà nên nghĩ đến việc xây dựng một bảng lương dành riêng cho nhà giáo bởi đội ngũ này rất đông đảo.
Khi đó, chúng ta sẽ xếp được những thang lương, bảng lương phù hợp với từng vị trí công việc của nhà giáo và nó sẽ phản ánh đúng được tiền lương trả cho hao phí của sức lao động giống như hiện nay chúng ta đang có các bảng lương dành riêng cho khối lực lượng vũ trang.
PV: Đối với những giáo viên mới ra trường, theo ông, cần có nhiều chế độ để thu hút đội ngũ trẻ này ra sao?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Những giáo viên trẻ mới vào nghề rất cần hỗ trợ, tạo điều kiện để họ yên tâm với công tác nghề nghiệp. Giai đoạn mới vào nghề cần phải học hỏi rất nhiều, dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tăng cường kiến thức, kỹ năng để hành nghề tốt, do vậy cần chế độ đãi ngộ tốt để yên tâm gắn bó và say sưa với nghề. Các chính sách làm sao đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho những thế hệ trẻ có điều kiện tốt nhất noi gương theo các thế hệ trước.
PV: Vâng, xin được cảm ơn ông!
Luật Nhà giáo khi được thông qua sẽ là lần đầu tiên, ngành giáo dục nước ta có một luật riêng, đủ tư cách pháp lý để điều chỉnh các hoạt động của nhà giáo. Trong đó, các chính sách, chế độ đối với nhà giáo sẽ có tác động rõ rệt đến việc thu hút và xây dựng đội ngũ nhà giáo, giúp thầy cô yên tâm làm việc, cống hiến; ngành sư phạm sẽ thu hút được nhiều sinh viên giỏi, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục bền vững của nước ta.
Bạn kỳ vọng gì vào dự án Luật Nhà giáo do Bộ Giáo dục và đào tạo soạn thảo với các chính sách để thu hút nhà giáo giỏi? Theo bạn, các quy định mới sẽ tạo hành lang pháp lý để có những chế độ, chính sách, đãi ngộ tương xứng nhằm thu hút được người có tài, có tâm tham gia vào sự nghiệp trồng người ra sao?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và đào tạo.
----
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Từ và thứ Bảy hằng tuần trên FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast.
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngõ Trạm bây giờ thực chất chỉ là một nhánh nhỏ của Ngõ Trạm "gốc" xưa kia, bây giờ là phố Hà Trung. Ngõ bắt đầu từ bên hông chợ Hàng Da, lối ngã ba một bên là phố Hà Trung, kéo ra đến đường Phùng Hưng, con ngõ không dài lắm, nhưng khá rộng rãi...
Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài...
Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công cuối năm 2022, với tổng mức đầu tư 4.848 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại tiến độ thi công công trình vẫn gặp vướng vì mặt bằng thi công.
Sau hơn nửa năm thông xe, rác thải đã xuất hiện tại cầu thép mới nút giao Mai Dịch trong thời gian dài mà không được thu dọn.Hãy cùng VOV Giao thông trò chuyện với người tham gia giao thông về tình trạng này để tìm hiểu những băn khoăn của họ.
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Ở đất Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có một lăng mộ đã gần 100 năm tuổi được giới chuyên gia khảo cổ định giá …3000 lượng vàng. Câu chuyện về ngôi mộ “độc nhất vô nhị” được râm ran kể trong những lúc “trà dư tửu hậu” nhanh chóng thu hút nhiều nhà sử học, du khách đến tham quan, nghiên cứu.