Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tôi có anh bạn, khi còn đi học lúc nào trong túi cũng phải có lọ thuốc xịt mũi, thông xoang. Anh bị xoang nặng, nặng tới mức đi chữa trị khắp nơi, với đủ thầy, thuốc mà không thể trị dứt điểm.
Vài năm trước, anh chuyển nhà lên một tỉnh miền núi phía Bắc. Sau một thời gian gặp lại, anh vui mừng thông báo, mình đã hết hẳn bệnh, mà chẳng cần phải đi chữa trị ở đâu. Hóa ra, được sống ở một môi trường xa đô thị ồn ào, trong lành hơn, thoáng đãng hơn, ít xe cộ hơn… đã giúp cho cái mũi của anh lành lặn trở lại!
Hôm vừa rồi, tôi và vài người bạn quyết định đến công ty anh bạn ở Mỹ Đình chơi. Vì thời tiết mát mẻ và bỗng dưng đường phố vắng vẻ lạ thường, nên chúng tôi quyết định mở cửa kính xe để tận hưởng bầu không khí bên ngoài hiếm hoi ấy.
Nhưng, hậu quả đến liền ngay sau đó khi chúng tôi bắt đầu đi vào đường Láng.
Vừa chớm vào đường Láng, mùi hôi thối nồng nặc xộc thẳng vào trong xe khiến ai nấy phải bịt mũi, kéo vội cửa kính xe. Nhưng cái mùi kinh khủng ấy vẫn luẩn quẩn bên trong, rất lâu sau cái mũi mới tự điều chỉnh để không còn ngửi thấy nữa.
Tất nhiên, nguyên nhân xuất phát cái mùi hôi thối đó từ đâu thì ai cũng biết, mà trong lúc lơ đãng chúng tôi đã vô tình quên mất. Ấy là từ dòng sông Tô Lịch chạy dọc theo con đường này tỏa ra.
Đến khi ngồi ở công ty anh bạn, giữa phường Mỹ Đình, thuộc Nam Từ Liêm, Hà Nội, mới thấy rằng, cái mùi sông Tô Lịch kia cũng chẳng thấm tháp vào đâu.
Chỉ ngồi ở đó chừng nửa tiếng, mắt mũi đã thi nhau chảy nước, cổ họng thì rát bỏng vì khói bụi trong không khí chui thẳng vào các cơ quan, bộ phận trong cơ thể… Nếu ai sống ở khu vực này, cũng sẽ thấy rằng, bất kể lúc nào, cảnh quan cũng trong trạng thái mờ mịt như sương mù, bởi bụi mịn bay lơ lửng, kín đặc trong không khí..
Sống trong môi trường như thế, không bệnh mới lạ!
Cùng với sông Hồng, sông Tô Lịch, là một trong những dòng sông có vị trí quan trọng gắn bó với đất Thăng Long, mang dấu ấn trong dòng chảy lịch sử của Thủ đô. Thế nhưng, ngày nay, dòng sông này đã là sông chết.
Nhiều năm nay, chúng ta chưa bao giờ thấy nước dòng sông chảy, như chức năng vốn có tự nhiên của một dòng sông, nước sông lúc nào cũng đứng lặng như tờ, đen đặc và bốc mùi hôi thối. Đó chính là thể hiện của sự ô nhiễm nghiêm trọng.
Thực ra, sông Tô Lịch đã có “lịch sử” ô nhiễm từ rất lâu rồi. Cá nhân tôi sinh ra và lớn lên ngay cạnh dòng sông Tô Lịch, cách đây gần nửa thế kỷ, khi mỗi lần đi học qua con sông này, nước sông đã có màu đen kịt, và bốc mùi hôi thối. Mỗi lần trạm thủy lợi gần nhà bơm nước sông lên phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng hai bên bờ, thường tạo thành quả núi bọt, như bọt xà phòng, đó là do nước sông quá bẩn.
Nguyên nhân thì chẳng cần nghiên cứu, ai cũng rõ, là do chúng ta hằng ngày vẫn xả thải thẳng ra con sông này. Và tất nhiên, không chỉ có sông Tô Lịch phải hứng chịu việc xả thải và trở nên ô nhiễm không thể khắc phục nổi ấy, ngay như dòng sông Mẹ - Sông Hồng chạy qua Hà Nội, cũng chịu chung số phận.
Chúng ta không nhìn thấy nước sông Hồng đen đặc như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, bởi con sông này dù sao cũng rất dài, và vẫn có điểm cuối là thoát ra… biển Đông. Nhưng nếu lấy nước sông mà đem đi kiểm nghiệm, chắc cũng chẳng ai dám xuống đây mà tắm rửa?...
Hà Nội, có hơn 7 triệu chiếc xe máy, và có hàng triệu chiếc xe ô tô, ba bánh, xe tự chế… đang hoạt động, trong số đó rất rất nhiều xe không đạt tiêu chuẩn khí thải, thậm chí đó là những phương tiện giao thông công cộng – những phương tiện mà chúng ta đang tuyên truyền phải phát triển, để thay đổi ý thức đi lại, sử dụng phương tiện cá nhân của người dân.
Những chiếc xe ấy, đã “góp” một phần không nhỏ trong việc khiến môi trường không khí ở đô thị trở nên xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay.
Những người lãnh đạo thành phố, ngày đêm nghĩ ngợi đưa ra giải pháp để vận động người dân thay đổi thói quen sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Như sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng, giảm phương tiện cơ giới cá nhân.
Nhưng hãy thử nhìn vào những cuộc họp “giao ban” hằng tuần của thành phố, hay những cuộc họp có sự góp mặt của lãnh đạo các sở, ban ngành trên địa bàn mà xem. Mỗi lãnh đạo là một xe riêng đưa đón. Thậm chí một cơ quan, có vài ba lãnh đạo đi họp, ở cùng một địa điểm, cũng mỗi người một xe ô tô riêng đưa đón.
Xe nhiều tới mức, trụ sở nơi diễn ra cuộc họp không thể đủ chỗ chứa, mà phải xếp hàng dài ngoài đường, lấy cả không gian đi lại công cộng… Như vậy, làm sao có thể “bảo” người dân làm, và người dân lấy “gương” đâu mà học tập? Chưa kể như thế, cũng là gây ô nhiễm môi trường đó ư?
Muốn người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe phải sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường, thuận tiện cho người dân đi lại. Muốn người dân dùng xe đạp đi làm, đi chơi, khi xây cầu, đường phải có làn xe riêng cho những phương tiện ấy. Muốn các dòng sông không bị bức tử, ô nhiễm, cần phải có biện pháp xử lý nước thải thực sự.
Muốn môi trường hạn chế khói bụi, hãy xây dựng cơ sở hạ tầng một cách bền vững, quy hoạch đô thị một cách thông minh và có tầm nhìn, để đừng năm nào cũng lôi đường ra xẻ thịt, hay xây dựng các khu đô thị một cách ồ ạt, thiếu hiệu quả như hiện nay…
Mỗi sáng thức dậy, phải ra đường, có lẽ, đó là một cực hình mà mỗi chúng ta phải chịu đựng.
Việc thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống của mình, dù ở đâu, cũng là điều cần thiết. Nhưng muốn như thế, những người lãnh đạo, có trách nhiệm cần phải thay đổi tư duy, và làm thật quyết liệt, hiệu quả thật sự, để làm gương cho người dân noi theo.
Chứ không thể, chỉ hô hào ra quân hình thức, “bảo vệ môi trường” trong một hai ngày.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.