Phạt nguội là phạt ai?
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Một tài xế mô tô đã đập vỡ kính ô tô ở TP. HCM; hai vợ chồng hành hung tài xế xe công nghệ; một tài xế xe tải bị hành hung ngay trước mặt con nhỏ ở Bình Phước…
Thậm chí, sau va chạm xe máy xảy ra tại Bình Dương, một người đã bị hành hung giữa đường, dẫn đến chấn thương nặng và tử vong sau đó vài ngày.
Do mâu thuẫn khi tham gia giao thông, người đàn ông truy đuổi ôtô 5 chỗ, đập vỡ kính xe, bắt tài xế quỳ xuống đường xin lỗi. Liên tiếp xảy ra các vụ việc ẩu đả, bạo lực sau các vụ va chạm giao thông vẫn diễn ra thường xuyên, bất chấp những nỗ lực không ngừng của cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền và áp dụng các biện pháp xử lý mạnh mẽ ngay sau khi bị hại trình báo cơ quan chức năng, hoặc được đăng tải trên mạng xã hội, song điều đó cho cũng thấy những hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho các bên liên quan mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xã hội.
Vậy tại sao vấn đề này vẫn tiếp diễn?
Bạo lực sau va chạm giao thông thường xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt nhưng bị kích động bởi sự mất kiểm soát cảm xúc. Một cú va quệt xe, một lời nói thiếu kiềm chế, hay đơn giản là cái nhìn “không vừa mắt” cũng có thể trở thành lý do để bùng phát xung đột. Nhiều vụ việc đã được ghi nhận, trong đó các bên không chỉ dùng lời nói mà còn sử dụng vũ lực, thậm chí đã có trường hợp dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này nằm ở sự coi thường tính mạng con người, coi thường những quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của người khác. Mặc dù quyền con người đã được quy định trong Hiến pháp, song một số người vẫn bất chấp, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn mà không màng đến hậu quả. Họ không chỉ xem nhẹ tính mạng người khác, coi thường pháp luật mà còn xem nhẹ cả chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, một bộ phận người tham gia giao thông không nhận thức rõ về hậu quả pháp lý của hành vi bạo lực. Một số tường hợp, nhiều người không đủ bình tĩnh để giải quyết tình huống một cách hòa nhã, dẫn đến những hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ.
Đặc biệt, trong một số trường hợp, việc phớt lờ, không can thiệp từ những người xung quanh khi ẩu đả làm cho hành vi bạo lực càng mặc nhiên, công nhiên, không kịp thời được ngăn chặn.
Bởi vậy, việc cơ quan chức năng xử lý quyết liệt và nhanh chóng đối với các các vụ bạo lực giao thông thời gian qua đã mang lại nhiều tác động tích cực. Trước hết, các biện pháp xử lý nghiêm minh như truy tố hình sự, phạt tù, hoặc phạt tiền nặng… sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng không ai có thể đứng ngoài vòng pháp luật. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi bạo lực trong tương lai. Bên cạnh đó, khi cơ quan chức năng can thiệp kịp thời, các bên liên quan sẽ cảm thấy được bảo vệ và tôn trọng, từ đó giảm nguy cơ tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
Đặc biệt, các chiến dịch tuyên truyền gắn liền với những biện pháp xử lý thực tế sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về hậu quả về pháp lý, đạo đức và hậu quả về kinh tế khi giải quyết mâu thuẫn giao thông bằng hành vi bạo lực.
Tuy vậy, để các biện pháp này đạt hiệu quả cao, cần phải đảm bảo rằng chúng được thực hiện một cách nhất quán, không có sự thiên vị hay bỏ qua những vụ việc nhỏ lẻ.
Về lâu dài, để giảm thiểu bạo lực giao thông, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và chính mỗi người dân. Cần tăng cường giáo dục ý thức giao thông cho người dân, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quyền và trách nhiệm khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, có thể triển khai các đội tuần tra lưu động, có mặt nhanh chóng tại hiện trường khi xảy ra va chạm để kịp thời can thiệp và giải quyết; Lắp đặt thêm camera giám sát giao thông để ghi lại và làm bằng chứng trong các vụ việc, giúp xử lý khách quan hơn. Cùng với việc ghi nhận bằng chứng, cần áp dụng các hình phạt nặng đối với hành vi bạo lực, đặc biệt là những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng với đó, công khai thông tin về các trường hợp vi phạm để làm gương, tạo sức ép dư luận để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Khi người dân nhận thấy việc xử lý của lực lượng chức năng là kịp thời, công minh, sẽ góp phần giảm thiểu các hành vi bạo lực bộc phát, từ đó xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh, tôn trọng pháp luật và trân trọng tính mạng con người./.
Những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đang tạo ra không ít bối rối cho người dân. Điều này cũng dễ hiểu, và những bàn luận xung quanh chủ đề này cũng sẽ giúp những điều bối rối sớm đi qua.
Dừng xe và đỗ xe tưởng chừng đơn giản nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu 14 vị trí cấm và cách phân biệt đúng để đảm bảo an toàn và không vi phạm luật.
Với mỗi bộ hành, vỉa hè là lối đi thân thuộc, là khoảng không gian để họ được thoải mái và yên tâm dạo bước.
Những năm qua, TP.HCM dành nhiều nguồn lực để hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh, trong đó xây dựng hệ thống giao thông thông minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, đối với những người con xa quê, đây cũng là thời điểm họ mong mỏi nhất trong năm, thời điểm để trở về sum họp bên gia đình, người thân sau một năm dài làm việc vất vả.
Tết Nguyên đán đang cận kề, Hà Nội đang rất sôi động với các khu vực tổ chức chợ hoa Xuân Tết 2025. Tuy nhiên, tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang tồn tại những khu vực tổ chức kinh doanh hoa Tết tự phát, có thu phí cho thuê đất, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông.
Thời gian qua tại TP.HCM và một số địa phương phía Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều liên quan đến hành vi xô xát, người tham gia giao thông “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau sau va quẹt, mâu thuẫn nhỏ khi đi đường.