Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Loay hoay giảm khí thải vận tải biển

Thái Sơn: Thứ tư 23/08/2023, 14:48 (GMT+7)

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là một trong những loại hình vận tải then chốt, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương quốc tế. Tuy nhiên, lượng khí thải từ ngành hàng hải cũng ngày càng một lớn.

Những con tàu chất đầy container, chứa đồ nội thất, ô tô, quần áo và các loại hàng hóa khác, khởi hành từ Thượng Hải (Trung Quốc) đi qua biển Thái Bình Dương, rồi cập bến ở Los Angeles (Mỹ). Đây là một trong những tuyến đường biển vận chuyển container nhộn nhịp nhất thế giới.

Một tàu container cập cảng Los Angeles (Mỹ) tháng 4/2023 - Ảnh AP

Một tàu container cập cảng Los Angeles (Mỹ) tháng 4/2023 - Ảnh AP

Los Angeles và Thượng Hải thiết lập quan hệ đối tác vào năm 2022. Nếu kế hoạch ‘Hành lang vận chuyển xanh’ thành công, tuyến đường biển này sắp trở thành ví dụ minh họa điển hình nhất cho chiến lược cắt giảm khí thải carbon từ ngành vận tải biển.

Ông Gene Seroka, Giám đốc điều hành cảng Los Angeles, Mỹ cho biết: “Tầm nhìn sẽ là, một container rời khỏi nhà máy trên một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu xanh để đến cảng Thượng Hải. Sau đó, nó di chuyển qua biển Thái Bình Dương trên một con tàu không phát thải carbon. Khi cập bến Los Angeles, quy trình tương tự cũng xảy ra, tất cả việc xử lý và phân phối đều không có carbon”.

Để đáp ứng mục tiêu không phát thải carbon, các bến cảng cần thay đổi đáng kể cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, những con tàu cũng yêu cầu chạy bằng nhiên liệu sạch. Hàng chục đề xuất đưa ra hiện ‘vẫn nằm trên giấy’, nhưng nhà chức trách kỳ vọng chúng sẽ dần hình thành trong tương lai không xa.

Mục tiêu của kế hoạch ‘hành lang vận chuyển xanh’ là đoàn kết tất cả các bên, từ nhà sản xuất nhiên liệu hàng hải đến chủ tàu, chủ hàng, đơn vị vận hành hải cảng, trong một nỗ lực chung là kéo giảm lượng khí thải carbon.

Bà Alisa Kreynes, Phó giám đốc C40 Cities, một liên minh hành động vì khí hậu toàn cầu, rất ủng hộ ý tưởng xây dựng hành lang xanh trên biển, xem đây như một kế hoạch ‘có thể biến tham vọng thành hành động’, tập hợp toàn bộ chuỗi giá trị vận chuyển.

Tuy nhiên, bà Kreynes vẫn tỏ ra thận trọng: “Tôi tự hỏi bao nhiêu phần trăm trong số ý tưởng này là viển vông và bao nhiêu phần trăm sẽ trở thành hiện thực. Nó đòi hỏi một sự thay đổi sâu sắc trong văn hóa và suy nghĩ về cách chúng ta vận chuyển hàng hóa từ điểm A tới điểm B”.

Chia sẻ quan điểm trên, nhưng ông John Bradshaw, Giám đốc kỹ thuật về Môi trường và an toàn, thuộc Hội đồng Vận tải quốc tế cho rằng, phương pháp tiếp cận mới được phát triển trong các hành lang xanh có thể mang lại kết quả nhanh chóng: “Tôi rất tin tưởng rằng ngành công nghiệp này sẽ không phát thải vào năm 2050.”

Theo thống kê, khoảng 90% khối lượng hàng hóa toàn cầu được vận chuyển bằng đường thủy, với 58.000 con tàu thương mại đang chạy miệt mài trên biển mỗi ngày. Nhiều ‘siêu tàu’ trong số này có chiều dài gấp 4 lần chiều dài sân bóng đá, chứa hàng nghìn container sản phẩm tiêu dùng.Lâu nay, khí thải từ ngành hàng hải ít gây chú ý hơn so với các phương tiện trên bộ như xe máy hay ô tô, tuy nhiên, khói độc hại từ các con tàu cũng khiến nhiều cộng đồng dân cư gần bến cảng phản ứng.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới cho biết, khối lượng thương mại hàng hải dự kiến tăng gấp 3 lần vào năm 2050. Cùng với đó, lượng khí thải khí cũng có thể tăng từ 3% lên 15%.

Bà Allyson Browne, từ tổ chức Môi trường Thái Bình Dương nhận định, có một vấn đề là không ai muốn chịu trách nhiệm cho khói thải từ những con tàu: “Một con tàu có thể gắn cờ Trung Quốc nhưng ai chịu trách nhiệm cho lượng khí thải từ con tàu đó khi nó vận chuyển hàng hóa tới Mỹ”.

Theo các chuyên gia, việc khử carbon trên những con tàu là bài toán khó bởi cần năng lượng rất lớn để vận chuyển khối lượng hàng hóa nặng trên quãng đường dài. Hiện tại, khí thiên nhiên lỏng (LNG) được xem là lựa chọn phù hợp. Theo nghiên cứu của các nhà sản xuất động cơ hàng hải, việc sử dụng khí thiên nhiên lỏng LNG có thể giảm phát thải CO2 từ 20-25%

Một số công ty hàng hải cũng hợp tác nghiên cứu để có thể tạo ra các con tàu chạy bằng amoniac hoặc hydro vào năm 2030. Trong khi đó, một công ty của Phần Lan cho biết, đang phát triển ‘buồm dạng cánh quạt’ dựa vào sức gió giúp tiết kiệm tới gần 10% nhiên liệu trong mỗi năm.

Tại Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một trong những ngành chủ lực, đã và đang trở thành yếu tố chủ chốt trong tăng trường kinh tế đất nước.

Trong khi đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phi carbon hóa hoạt động vận tải biển. Năm 2018, Tân Cảng Cát Lái tại Thành phố Hồ Chí Minh trở thành cảng đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC công nhận là cảng xanh vì đạt các tiêu chí về cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch…

Từ năm 2023, quy định mới của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) liên quan tới giảm phát thải carbon từ tàu chính thức được áp dụng. Theo các chuyên gia, nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ và hữu hiệu về tài chính cho các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch, theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 về cắt giảm khí thải nhà kính và phát thải ròng về không. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đòi hỏi phài có các dự án xanh và cần các nguồn tín dụng xanh.

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong đó, ban soạn thảo đã đề xuất nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cũng như người tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Ấm lòng những chuyến xe nghĩa tình

Ấm lòng những chuyến xe nghĩa tình

Với mong muốn hỗ trợ những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn có thể tiết kiệm chi phí, anh Nguyễn Huỳnh An, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã đứng ra vận động mạnh thường quân và anh em địa phương thành lập nên Câu lạc bộ Chuyến xe nghĩa tình chở bệnh nhân cấp cứu và chuyển viện hoàn toàn miễn phí.

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Năm 2024, bên cạnh mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, ngành du lịch cũng kỳ vọng phục vụ 110 triệu khách nội địa. Tuy nhiên, giá vé máy bay tăng cao đang là rào cản lớn, bởi chi phí di chuyển bằng đường hàng không có thể chiếm tới 50% giá tour.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc tuần giao dịch 22–28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá có phần trái chiều, nhưng lực mua áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,22% lên 2.334 điểm, đạt mức cao nhất trong 9 tháng qua.

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

những năm gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc, ghi nhận được sản lượng lúa, trái cây tăng cao, chất lượng vượt trội hơn. Có được thành quả đó một phần nhờ vào việc nông dân đã mạnh dạn đầu tư hơn vào máy móc công nghệ...