Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Hải Hà: Thứ hai 29/04/2024, 09:37 (GMT+7)

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đòi hỏi phài có các dự án xanh và cần các nguồn tín dụng xanh.

Hiện nay, các doanh nghiệp phát triển bền vững gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiếu các cơ chế về tín dụng xanh. Vậy cần những giải pháp nào để cải thiện tình hình này?

Năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 76/160 toàn cầu và đứng thứ ba ở khu vực ASEAN về phát triển kinh tế xanh, theo xếp hạng đánh giá kinh tế xanh (Global Green Economy Index- GGEI).

Năm 2020, kinh tế xanh ở Việt Nam đã tạo ra 6,7 tỷ USD, chiếm 2% GDP. Trong đó, 41% từ ngành năng lượng, 28% từ hoạt động nông lâm nghiệp, 14% từ hoạt động công nghiệp và 17% từ hoạt động giao thông, xây dựng, xử lý rác thải.

Tuy nhiên, quá trình phát triển bền vững tại Việt Nam vẫn còn một số thách thức như việc thực thi các quy định về môi trường còn lỏng lẻo, rườm rà, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ; thiếu sự phối hợp và thống nhất giữa các ngành, các cấp chính quyền.

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới

Phát biểu tại Diễn đàn phát triển kinh tế xanh mới đây do báo điện tử VOV tổ chức, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, việc khó tiếp cận các nguồn lực tài chính cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp:

"Hệ thống tài chính còn non trẻ, khiến các dự án xanh gặp khó trong việc huy động các nguồn tài chính, bao gồm huy động vốn hay tiếp cận tín dụng ưu đãi. Điều này xuất phát từ khung pháp lý tài chính xanh chưa hoàn thiện(thị trường trái phiếu xanh) và các công cụ huy động tài chính xanh mới chưa được triển khai (thị trường các bon)".

Hiện nay lĩnh vực giao thông, xây dựng và rác thải chiếm tỷ nhỏ nhất trong nền kinh tế xanh. TS Nguyễn Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế xây dựng và Đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, mặc dù xây dựng xanh là lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn và là yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển đô thị xanh.

Tuy nhiên, thực tế triển khai, từ khâu lập quy hoạch, thiết kế và triển khai xây dựng xanh vẫn còn gặp nhiều trở ngại.

"Hiện nay tiêu chuẩn về đô thị xanh đã xuất hiện trong các nghiên cứu, bài viết nhưng về tiêu chí, tiêu chuẩn chưa xuất hiện trong quy định trong văn bản pháp luật. Tiêu chí xanh không cứng phù hợp với sự phát triển của mỗi đô thị khác nhau, nhưng dù gì cũng phải có.

Về kinh phí lập quy hoạch thì thực tế hiện nay chưa có những quy định khác biệt giữa lập quy hoạch đô thị xanh và quy hoạch đô thị thông thường. Việc ứng dụng vật liệu xanh vật liệu tuần hoàn trong thực tế cũng gặp nhiều khó khăn", TS Nguyễn Hồng Hạnh cho biết.

TS Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên & môi trường nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế tuần hoàn, bởi họ là chủ thể tích cực quyết định việc chuyển đổi công nghệ, máy móc thiết bị theo hướng phát triển xanh. Tuy nhiên, quá trình này chưa đạt được kỳ vọng, có thể là do một số nguyên nhân từ vốn và chính sách:

"Hiện nay quá trình chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, có thể là do nhận thức của các doanh nghiệp và họ gặp những khó khăn về đầu tư nguồn vốn để thay đổi trang thiết bị thay đổi quy trình di dời là thay đổi lối sống thay đổi cách sản xuất. Nhà nước phải có chính sách chính sách ấy để khuyến khích người ta về mặt vay vốn với lãi suất ưu đãi chính sách ấy là về vấn đề về cho thuê đất, giá đất".

Việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc, các doanh nghiệp còn khó tiếp cận nguồn vốn này

Việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc, các doanh nghiệp còn khó tiếp cận nguồn vốn này

Theo TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện nay đang có sự “phân tầng” nhận thức của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế tuần hoàn.

Khu vực các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận thức rất rõ về vấn đề này và đã bắt đầu tham gia thực hiện những hành động nhưng gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, trong khi một số nhóm doanh nghiệp khác lại chưa thực sự quan tâm đến phát triển theo xu hướng xanh.

Mặc dù, tài chính xanh đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, tín dụng xanh hiện mới chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ… Theo ông Nam, việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc, các doanh nghiệp còn khó tiếp cận nguồn vốn này:

"Hiện nay thì các tổ chức tín dụng của Việt Nam thì cũng đã có những gói để hỗ trợ cho lĩnh vực này. Nhiều ngân hàng đã dành ra những khoản kinh phí hàng chục nghìn tỷ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế xanh nhưng khả năng mà doanh nghiệp tiếp cận được còn khó khăn. Các doanh nghiệp cần vốn trung và dài hạn, nếu nguồn vốn ngắn hạn họ không thể làm được".

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt gần 621 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm.

Tiếp cận nguồn vốn, tín dụng là một trong ba yếu tố cơ bản, bên cạnh tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi xanh

Tiếp cận nguồn vốn, tín dụng là một trong ba yếu tố cơ bản, bên cạnh tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Tuy nhiên, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực tham gia phát triển xanh, Chính phủ và các địa phương cần tháo gỡ những nút thắt về vốn, tín dụng và có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh"

Giai đoạn 2017-2021, Việt Nam đã thu hút được khoảng 9 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực xanh, tập trung chủ yếu vào năng lượng tái tạo và sản xuất thiết bị máy móc cho các dự án thuộc lĩnh vực tăng trưởng xanh.

Đây là những dấu hiệu tích cực trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong cơ cấu nền kinh tế xanh hiện nay chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực xây dựng, giao thông, rác thải chiếm tỷ lệ thấp (17%). Trong khi đây là những lĩnh vực đóng góp chính vào ô nhiễm không khí.

Tiếp cận nguồn vốn, tín dụng là một trong ba yếu tố cơ bản, bên cạnh tiếp cận công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi xanh. Do vậy, cần có những chính sách, cơ chế nhằm tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng mới có thể giúp Việt Nam thực hiện được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trước hết, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể để phát triển thị trường tài chính xanh trong đó phân bổ các nguồn vốn một cách hài hòa, hiệu quả. Trong đó, cần xác định các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, giao thông, xây dựng, công nghiệp...

Cùng với đó, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan cùng nhau phối hợp hoàn thiện các khung chính sách, pháp luật về tài chính xanh; từng bước xây dựng và hoàn hiện về khung pháp lý, hạ tầng công nghệ, các tiêu chí xây dựng thị trường trái phiếu xanh và sớm đưa vào hoạt động thị trường các-bon vào năm 2026.

Bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi lĩnh vực và từng quốc gia

Bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi lĩnh vực và từng quốc gia

Về phía Ngân hàng Nhà nước, thời gian tới hoàn thiện các quy định, định hướng về ngân hàng xanh, tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh. Theo đó, cần có thêm nhiều các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng tín dụng xanh;

Đồng thời sớm có những hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh cho các doanh nghiệp đối với Danh mục phân loại xanh quốc gia sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Danh mục phân loại dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh

Đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cần rà soát những khó khăn vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp để có sự điều chỉnh về chính sách, cơ chế, sao cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Ngành ngân hàng cũng cần đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết, nắm rõ về các lĩnh vực phát triển xanh nhằm rút ngắn thời gian thẩm định.

Về phía Bộ Tài nguyên môi trường và các bộ ngành liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, sớm ban hành hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định các dự án xanh. Bởi đây là cơ sở quan trong để các tổ chức tín dụng xác định định mức, quy mô vốn đầu tư cho phù hợp với từng dự án. Đồng thời xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ về thuế, phí, vốn, công nghệ cho từng lĩnh vực.

Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi tỉnh, thành, chính quyền các địa phương cũng cần nghiên cứu có những chính sách, cơ chế ưu đãi đối với những dự án, doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế những ảnh hưởng ra môi trường.

Những tháo gỡ về vốn, nguồn tín dụng, tài chính xanh sẽ là động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ sản xuất xanh sạch. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững cũng cần tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư lớn từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam

Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi lĩnh vực và từng quốc gia. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị thế với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Tại cơ quan công an, Thịnh và Phương thừa nhận hành vi, đồng thời tỏ ra tỏ ra ăn năn, hối hận về hành động của bản thân.

Đỏ và đen

Đỏ và đen

Từ ngày giao thông dùng “thuốc đắng”, những ngã tư trong thành phố đã khác đi trông thấy. Từ vỉa hè, bạn sẽ có nhiều cảm xúc trước sự đổi thay không hề nhẹ ở vạch dừng đèn đỏ.

Công viên Sáng tạo, thêm một điểm du lịch cho TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Công viên Sáng tạo, thêm một điểm du lịch cho TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Sau thành công của Công viên Bờ sông Sài Gòn, Tp.Thủ Đức và TPHCM tiếp tục nối dài không gian giải trí dọc bờ sông Sài Gòn với một công viên mới mang tên Sáng tạo.

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Nguồn cung vật liệu vẫn “nhỏ giọt”

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Nguồn cung vật liệu vẫn “nhỏ giọt”

Tại Đồng Nai, bài toán thiếu hụt nguồn cung vật liệu, đặc biệt là đất đắp nền và cát san lấp đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà thầu và chính quyền địa phương. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết bài toán này.

Đề xuất sàn giao dịch bitcoin, tiền số tại Việt Nam

Đề xuất sàn giao dịch bitcoin, tiền số tại Việt Nam

Việt Nam sẽ mở các trung tâm tài chính quốc tế đặt tại Đà Nẵng và Tp.HCM, trong đó thử nghiệm có kiểm soát sàn giao dịch tài sản ảo, tiền mã hóa.