Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Bỏ toàn bộ thủ tục hành chính với nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương

Quách Đồng: Thứ tư 06/07/2022, 11:50 (GMT+7)

Việc sửa đổi Nghị định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai là rất cần thiết để khắc phục những bất cập của Nghị định 02...

Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 02 về cơ chế, chínhsách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo gồm 3 Điều, bao gồm: sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 02, bãi bỏ một số điều của Nghị định 02 và Hiệu lực thi hành…

Cụ thể, dự thảo nghị định đã bổ sung quy định về hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ sản xuất gia công cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối. Trong đó, mức hỗ trợ cao nhất đối với nhóm cây trồng là 50 triệu đồng/ha, áp dụng đối với giống cây trồng bị thiệt hại trên 70%. Hỗ trợ tối đa với gia súc, gia cầm từ 1 -2,5 triệu đồng/con, áp dụng với hươu, nai, dê, cừu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định này được xem xét hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách về thuế và các chính sách khác do HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định.

Đặc biệt, dự thảo nghị định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai cũng bổ sung quy định hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia công tác thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Theo đó, mức hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh là 150 nghìn đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 300.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Dự thảo nghị định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương. Dự thảo nghị định sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.

ảnh minh họa (internet)

ảnh minh họa (internet)

Dự thảo Nghị định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai có những chính sách cụ thể như thế nào để giúp bà con nông dânvùng bị thiên tai sớm phục hồi sản xuất?

Phóng viên VOVGT đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định:

PV: Xin ông cho biết một vài điểm mới nổi bật của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 02?

Ông Vũ Xuân Thành: Thứ nhất là sửa đổi một số quy định về trình tự, thủ tục để được hưởng hỗ trợ theo hướng đơn giản hóa và chính quyền các địa phương sẽ cụ thể hóa cho phù hợp với các đặc thù thiên tai cũng như đặc điểm của địa phương mình.

Nội dung thứ 2 là nâng mức hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cho nó phù hợp với thực tiễn hơn.

Thứ 3, các lực lượng tham gia trực tiếp vào công tác thống kê thiệt hại, tham gia vào phòng chống dịch cũng sẽ được hỗ trợ kinh phí để tạo điều kiện cho lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ.

PV: Các thủ tục để hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, dịch bệnh được đơn giản hóa hơn. Cụ thể đã rút ngắn thủ tục như thế nào để tạo thuận lợi cho những người trong những vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh?

Ông Vũ Xuân Thành: Dự thảo nghị định này thì thủ tục với cách tiếp cận mới là về phía kinh phí trung ương hỗ trợ thì sẽ không cần bất cứ thủ tục hành chính, mà UBND tỉnh sẽ có văn bản tổng hợp thiệt hại theo các quy định trong Nghị định.

Các cơ quan chuyên môn của địa phương tổng hợp, báo cáo, đề xuất với Chính phủ cân đối, bố trí ngân sách Trung ương để hỗ trợ.

Còn về thủ tục của các hộ gia đình, người dân bị thiệt hại thì lần này chúng tôi xóa bỏ thủ tục này, mà sẽ giao cho các địa phương, tùy vào đặc thù của địa phương để có hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục này, đảm bảo linh hoạt phù hợp với đặc thù địa phương, được kịp thời hơn. 

PV: Với việc nâng mức hỗ trợ như dự thảo đề xuất, theo ông đã theo kịp với giá cả thị trường và tránh việc người dân lén lút tiêu thụ các mặt hàng hoặc các sản phẩm bị dịch chưa?

Ông Vũ Xuân Thành: Việc nâng mức hỗ trợ này thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng trên cơ sở nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn của bộ để nghiên cứu mức phù hợp, nhưng mà đây là mức hỗ trợ chứ không phải đền bù thiệt hại, vì vậy cũng không thể hỗ trợ theo đúng giá thị trường được.

Nhưng lần này cũng đã nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhanh chóng phục vụ sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh.

Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp thì mức hỗ trợ đề xuất dựa trên tổng hợp của các địa phương, cũng tính toán các chi phí đầu vào, đầu ra, đặc biệt là khả năng ngân sách của địa phương cũng như sách trung ương có thể bổ sung được thì vào khoảng 1,5, có thể có chỗ hơn một chút so với mức cũ. 

PV: Xin cảm ơn ông.

ảnh minh họa (vov.vn)

ảnh minh họa (vov.vn)

Dự thảo nghị định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết hiện nay hay chưa? Cần bổ sung những gì để giúp bà con nông dân sớm phục hồi sản xuất ?

Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tạo, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội xung quanh nội dung này:

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo nghị định này?

Ông Nguyễn Tạo: Căn cứ vào tính pháp lý thì có các luật mới được ban hành, như Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai…

Do đó, nghị định cũ hướng dẫn chi tiết kiệm thì nó không còn phù hợp nữa, đặc biệt là sau dịch COVID-19 và tình hình khí hậu, thời tiết trong những năm qua có những diễn biến phức tạp hơn.

Thứ hai là đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của các dự án luật mới cũng mở rộng ra hơn thì thiệt hại do thiên tai bão lũ, địch họa phát sinh trong đời sống thực tế cần có sự điều chỉnh.

Thứ ba là chúng ta xây dựng định mức bồi thường giai đoạn đó còn thấp. Do đó cần thiết phải thay đổi bằng nghị định mới phù hợp với tình hình thực tiễn hơn. 

PV: Theo ông, với những quy định đưa ra tại dự thảo đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó hay chưa và cần bổ sung những gì?

Ông Nguyễn Tạo: Lần này đã bổ sung thêm những đối tượng phục vụ cho công tác khắc phục địch họa thiên tai và mở rộng tổ chức nuôi trồng thủy sản, tổ chức có liên quan có trình sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Đây là cái rất là phù hợp.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng băn khoăn, đó là những cơ sở sản xuất giống phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp thì ở mức phải cao hơn đối với những người chăn nuôi bình thường vì chi phí bỏ ra rất lớn, mà cái đó bị thiệt hại sẽ rất lớn, do đó cần sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.

Hai là mức quy định là lực lượng trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho việc khắc phục lụt bão còn hơi thấp. Tôi đề nghị nâng mức của các đối tượng phục vụ lên mức 150 nghìn, còn đối trực tiếp tham gia vào vùng dịch, ví dụ đối tượng đi tiêm vắc xin chẳng hạn thì mức hỗ trợ là 200 nghìn/ngày. 

PV: Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo nghị định là việc đơn giản hóa các thủ tục xác nhận để được hỗ trợ. Theo ông điều này đã phù hợp với tình hình thực tế hiện nay chưa?

Ông Nguyễn Tạo: Đây là một dấu ấn của việc thay đổi nghị định cũ bằng Nghị định mới trong chính sách hỗ trợ, bồi thường thiệt hại do thiên tai, địch họa trong ngành nông nghiệp. Ví dụ kê khai, nắm bắt thì chúng ta đã có đội nhân viên thống kê, liên hệ trực tiếp thì địa phương có báo cáo tổng hợp, trình các cơ quan có thẩm quyền.

Lần này chúng ta có chi phí cho các đội đi thống kê, nắm bắt, khai báo… thì cái này đã sát với dân.  Nhưng ở đây có việc là dân ở một nơi và sản xuất trên địa bàn mỗi nơi thì làm sao hạn chế sự trùng lắp, tránh kê khai 2 lần, bảo đảm công bằng, trung thực khách quan và kịp thời. 

PV: Theo ông, nếu dự thảo nghị định được ban hành sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Ông Nguyễn Tạo: Nhân dân sẽ ủng hộ đồng tình, đặc biệt là những người trực tiếp sản xuất trong ngành nông nghiệp, người ta cảm thấy an tâm hơn, khi có thiệt hại xảy ra thì cũng khắc phục một phần thiệt hại do thiên tai, địch họa gây ra.

Bằng những chế định quy định rõ ràng ở Nghị định lần này, sẽ đáp ứng được lòng mong mỏi của nông dân, người trực tiếp sản xuất, kể cả người phục vụ sản xuất, người phục vụ cho phòng, chống dịch an tâm hơn trong công tác và thể hiện hết trách nhiệm của mình trong phòng, chống thiên tai, địch họa.

PV: Xin cảm ơn ông.

ảnh minh họa (internet)

ảnh minh họa (internet)

Theo báo cáo của các địa phương, sau 5 năm thực hiện Nghị định 02/2017, tổng kinh phí đã hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất là 5.210 tỷ đổng, góp phần giúp người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh sớm khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, đối tượng thuộc đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh đến nay vẫn chưa thuộc diện được hỗ trợ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Những quy định mới tại Dự thảo nghị định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai được cho là sẽ khắc phục được những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo nghị định này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai sẽ giúp bà con vùng bị thiệt hai do thiên tai, dịch bệnh sớm khôi phục sản xuất như thế nào? 

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hhai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast. 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Trong gần như cùng một thời điểm, đã có hai vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, đó là vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

Sáng 3/5, BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức - nơi tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cho biết, hiện sức khỏe các em được cải thiện và đang tiếp tục được theo dõi.

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Người ta nói những người thức đêm thường có hai lý do chính: hoặc là vì công việc, hoặc là để đối diện với chính mình. Vậy bạn thuộc lý do gì?

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các giải chạy đang “bùng nổ” ở các nơi, do nhiều đơn vị tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.