Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Nguyễn Yên: Thứ sáu 03/05/2024, 06:15 (GMT+7)

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Quy định này được nêu trong dự thảo Thông tư Quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến. Dù ủng hộ việc phân loại rác tại nguồn nhưng nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về việc từ chối thu gom, liệu có khiến nạn vứt rác trộm, bừa bãi gia tăng?

Việc thực thi quy định này liệu có gặp khó và cần chế tài nào để đảm bảo tính khả thi? Xung quanh nội dung này, PV VOV Giao thông đối thoại với TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp Đại học Tài Nguyên và Môi trường.

PV: Thưa ông, khi quy định từ chối thu gom rác sinh hoạt chưa phân loại được áp dụng sẽ có ý nghĩa ra sao?

TS Vũ Thanh Ca: Đây là quy định rất cần thiết và là một trong những quy định đầu tiên để triển khai thực hiện việc phân loại rác. Việc từ chối thu gom rác sinh hoạt nếu như người dân  chưa phân loại rác là quy định cực kỳ quan trọng. 

Bởi nếu không phân loại rác tại nguồn thì không thể nào áp dụng được những phương pháp phân loại rác tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường và tận dụng rác như một nguồn tài nguyên để có thể tạo nên nền kinh tế liên quan tới chất thải một cách tuần hoàn và bền vững.

Ảnh minh họa :NLĐ

Ảnh minh họa :NLĐ

PV: Nhưng nhiều ý khiến băn khoăn là trong trường hợp bị từ chối thu gom thì liệu rác thải này có bị vứt bừa bãi; hoặc với những chung cư cũ bỏ rác theo ống máng trượt từ tầng cao xuống hầm chứa rác thì sẽ phân loại thế nào. Ông có ý kiến gì về điều này?

TS Vũ Thanh Ca: Với hộ dân, cần giám sát việc này, những hộ dân nào không phân loại rác tại nguồn thì có thể đem trả lại rác, kèm theo đó là một khoản tiền phạt để bù đắp cho công của công nhân vệ sinh khi phải trả lại cái rác này, trong một số trường hợp thì công bố lên tổ dân phố để tạo áp lực, bắt buộc người dân phải phân loại rác.

Còn đối với chung cư thì có ban quản lý chung cư, họ phải tuyên truyền, vận động và cùng người dân ra quyết định, nếu rác không được phân loại thì trả lại ban quản lý chung cư và nếu một người không phân loại rác sẽ ảnh hưởng tới cả chung cư nên nó sẽ tạo nên áp lực cho chung cư phải thực hiện.

PV: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này ra sao, thưa ông?

TS Vũ Thanh Ca, giảng viên cao cấp Đại học Tài Nguyên và Môi trường.

TS Vũ Thanh Ca, giảng viên cao cấp Đại học Tài Nguyên và Môi trường.

TS Vũ Thanh Ca: Hầu hết các nước phát triển thế giới đều đã yêu cầu phân loại rác thải tại nguồn.

Như Nhật Bản tiếp cận vấn đề này từ cộng đồng, có hệ thống camera, có người dân giám sát, nếu tìm thấy người vứt rác chưa phân loại và không đúng lịch thì họ đem lại đặt trước cửa gia đình đã vứt rác không đúng quy định.

Còn Hàn Quốc thì có quy định chặt chẽ và mức phạt rất nặng, tùy mức độ vi phạm mà phạt từ 4-20 triệu đồng. Mỗi nước có  quy định cụ thể nhưng đều hướng tới việc phân loại rác thải để xử lý triệt để rác và tận dụng rác thải như một nguồn tài nguyên.

PV: Vậy, để thực hiện quy định không phân loại rác thải sẽ bị từ chối thu gom, thì cần những chế tài ra sao để đảm bảo tính khả thi?

TS Vũ Thanh Ca: Điều đầu tiên là phải có hướng dẫn cụ thể phân loại như thế nào và thông tin này phải tới tất cả mọi người dân, đồng thời có chương trình tuyên truyền, vận động người dân để có được người dân tham gia. Thứ 2 là phải có hạ tầng tốt chứ phân loại tại nguồn nhưng thu gom chung thì không có ý nghĩa gì.

Hiện nay chúng ta chưa có phương tiện vận chuyển để loại rác đã phân loại và phải có lịch thu gom. Chúng ta phải có những chế tài mạnh, phải xây dựng những quy định pháp luật để thống nhất quy định toàn diện và đầy đủ để thực hiện vấn đề này. Nếu chúng ta không bắt đầu ngay từ bây giờ và làm quyết liệt thì sẽ rất khó khăn để có được một kết quả tốt.

PV: Xin được cảm ơn ông! 

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.