Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Hạn chế tốc độ trong đô thị, vì sao gặp khó?

Hải Hà: Thứ năm 27/06/2024, 07:13 (GMT+7)

Giới hạn tốc độ tại các khu vực đông dân cư, trường học có thể giảm thiểu các vụ va chạm, tai nạn giao thông và nâng cao an toàn cho người đi bộ. Một số đô thị của Việt Nam đã từng đề xuất cắm biển hạn chế tốc độ trong đô thị nhưng không khả thi.

Đâu là những nguyên nhân gây khó khăn trong triển khai? Nếu thực hiện hạn chế tốc độ tại một số khu vực trong đô thị, các địa phương cần lưu ý gì?

 

Trước cổng Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM), xe cộ đi lại nườm nượp mỗi ngày. Vào giờ cao điểm, bảo vệ dân phố hoặc nhân viên trường phải có mặt cảnh báo dòng xe giảm tốc, nhường đường cho học sinh. Ảnh: Tuổi trẻ

Trước cổng Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM), xe cộ đi lại nườm nượp mỗi ngày. Vào giờ cao điểm, bảo vệ dân phố hoặc nhân viên trường phải có mặt cảnh báo dòng xe giảm tốc, nhường đường cho học sinh. Ảnh: Tuổi trẻ

Mỗi giờ tan học, tình trạng thường thấy tại các cổng trường học là phương tiện đỗ tràn lan trên vỉa hè, lòng đường, học sinh và phụ huynh lo ngại mỗi khi phải sang đường hay di chuyển ở khu vực này:

"Mỗi khi tan học cháu rất sợ phải đi qua đường vì đường quá đông. Các phương tiện đi với tốc độ cao mà khu vực cổng trường của cháu chưa có vạch sang đường cho người đi bộ".

"Mỗi lần đưa rước tụi nó rất bất an, mấy đứa nhỏ không có đường đi bộ để sang đường. Mỗi lần rước là phải đứng dưới lòng đường vì lề đường người ta đứng nhiều quá rồi".

Trước những nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn giao thông. Năm 2021, tại cuộc Hội thảo trực tuyến quản lý các yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức, một số chuyên gia đề xuất giảm tốc độ tối đa phương tiện trong khu đông dân cư từ 50km/h xuống 30km/h.

Cuối năm 2023, Ban An toàn giao thông TP.HCM cũng đã đề xuất giới hạn tốc độ không quá 50 km/giờ trong khu vực đô thị, không quá 30 km/giờ ở những nơi có đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, cả 2 lần, đề xuất hạn chế tốc độ đưa ra đều gặp phải phản ứng trái chiều của dư luận, Ban An toàn giao thông TP.HCM đã phải rút đề xuất.

Cả 2 lần, Ban ATGT TP.HCM phải rút đề xuất hạn chế tốc độ trước phản ứng trái chiều của dư luận. (Ảnh minh hoạ: thư viện pháp luật)

Cả 2 lần, Ban ATGT TP.HCM phải rút đề xuất hạn chế tốc độ trước phản ứng trái chiều của dư luận. (Ảnh minh hoạ: thư viện pháp luật)

Phân tích về nguyên nhân khiến các đề xuất hạn chế tốc độ tại các đô thị không khả thi, PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng cho biết: "Thứ nhất là về khung pháp lý. Các quy định hiện nay mới chỉ yêu cầu giảm tốc độ qua khu vực trường học nhưng giảm bao nhiêu và tối đa như thế nào chưa được đưa ra. Thứ hai, là những hạn chế về hạ tầng. Ngoài ra ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao".

Còn theo ông Đinh Đăng Hải, cán bộ cấp cao của Tổ chức HealthBridge của Canada tại Việt Nam, sở dĩ, đề xuất hạn chế tốc độ trong đô thị khó khả thi là do thiếu sự đồng thuận của người dân: "Hà Nội và TP.HCM cũng đã từng có đề xuất như vậy nhưng gặp khó khăn do các Ban, ngành của thành phố và nhân dân chưa đồng tình với quan điểm như vậy. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục chấp nhận đánh đổi an toàn giao thông để lấy tốc độ để đi lại thì khó có thể thực hiện được".

Các nghiên cứu đã chỉ ra, tốc độ phương tiện và tỷ lệ thương tích của nạn nhân TNGT có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Với vận tốc phương tiện từ 20-30km/h, người đi bộ có 90% cơ hội sống sót nhưng nếu tăng vận tốc phương tiện lên 50-60km/h, cơ hội sống sót chỉ còn 25%.

Tổ chức y tế thế giới và các tổ chức an toàn đường bộ khuyến cáo các đô thị thực hiện kiểm soát tốc độ xuống 30km/h để thực hiện giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bà Claudia Adriazola-Steil, Giám đốc bộ phận Sức khỏe & An toàn Đường bộ, Viện Tài nguyên thế giới (WRI) vì các Thành phố Bền vững

Bà Claudia Adriazola-Steil, Giám đốc bộ phận Sức khỏe & An toàn Đường bộ, Viện Tài nguyên thế giới (WRI) vì các Thành phố Bền vững

Bà Claudia Adriazola-Steil, Giám đốc bộ phận Sức khỏe & An toàn Đường bộ, Viện Tài nguyên thế giới (WRI) vì các Thành phố Bền vững đưa ra khuyến nghị, Việt Nam có thể kiểm soát tốc độ tại một số khu vực trong đô thị thông qua điều chỉnh thiết  kế giao thông: "Khuyến nghị của tôi, chúng ta phải tìm cách thiết kế lại những con đường trục chính đó theo hướng lấy con người làm trung tâm, không chỉ ưu tiên phương tiện cơ giới. Để hạn chế tốc độ, các bạn có thể thiết kế cứ 200m lại có một đường dành riêng cho người đi bộ, bên cạnh đó kết hợp với hệ thống đèn tín hiệu để người đi bộ có thể sang đường an toàn".

Theo TS Phan Lê Bình, Phó Trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản (Oriental Consultants Global) mức giới hạn tốc độ 50km/h trong đô thị hiện nay là hợp lý. chưa cần thiết phải cắm biển hạn chế tốc độ tại những khu vực đã có cầu vượt đi bộ: "Trong thực tế, các đô thị lớn, hiếm khi mà chúng ta đạt được tốc độ này. Còn đối với các khu vực cổng trường học, bệnh viện nào đó mà chưa có cầu vượt đi bộ an toàn cho người dân, chưa gần ngã tư có phần sang đường dành cho người đi bộ, thì lắp các gờ giảm tốc và lắp biển hạn chế tốc độ".

Bày tỏ ý kiến về đề xuất cắm biển hạn chế tốc độ qua khu vực cổng trường học, một số người tham gia giao thông cho biết:

"Tôi thấy bình thường, cũng không ảnh hưởng gì mấy, nhanh chậm gì đâu mấy phút, có những lúc tan học hơi đông một chút".

"Mình nhất trí thôi. Những cái đó là tốt mà. Giờ cao điểm cũng chả thể đi nhanh được. Khu vực cổng trường học, bệnh viện, nơi đông dân cư cũng đông xe. Nếu có lực lượng chức năng giám sát sẽ càng tốt". 

Thành phố New York cắm biển hạn chế tốc độ

Thành phố New York cắm biển hạn chế tốc độ

Quản lý và kiểm soát tốc độ là một giải pháp được chứng minh có hiệu quả trong việc kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để có thể áp dụng tại các đô thị tại Việt Nam, cần sự quyết tâm của chính quyền đô thị, sự hợp tác của người dân và cần có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Kiểm soát tốc độ không chỉ mỗi việc cắm biển báo".

Từ năm 2016, tốc độ giới hạn trong đô thị, khu đông dân cư được tăng thêm 10km/h, lên mức 50km/h đối với đường hai chiều, có dải phân cách giữa. Việc nâng tốc độ tối đa phương tiện tại các tuyến đường cao tốc, đường trục chính về cơ bản phù hợp với xu hướng hiện đại hóa hệ thống đường cao tốc, giúp người dân, các phương tiện vận tải đi lại được dễ dàng thuận tiện

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại, hành vi chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông. Trong năm 2023, có tới một phần năm trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông là vi phạm về tốc độ. Đáng chú ý, qua phân tích 34 vụ tai nạn nghiêm trọng, việc không chấp hành quy định về tốc độ chiếm thứ 2 trong các nguyên nhân về tai nạn giao thông.

Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam (theo cách tính của WHO) vẫn còn rất lớn 17,7/ 100 nghìn dân, mặt khác số lượng các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy vẫn ở mức cao so với nhiều quốc gia. Do vậy, kiểm soát tốc độ trong đô thị là một trong những giải pháp mà ngành giao thông cần phải tính đến nhằm giảm thiểu số người thương vong vì TNGT.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có chương trình quản lý tốc độ 30km/h tại các khu vực đông dân cư. Điển hình, Singapore đã áp dụng mức giới hạn tốc độ 40km/h tại một số khu vực đặc biệt ó nhiều người cao tuổi và trẻ em. Ngoài ra, quốc gia này còn sử dụng hệ thống camera kiểm soát tốc độ, lập dải phân cách, xây dựng làn đường cho người đi bộ… Tại Việt Nam, TP. Pleiku đã áp dụng thành công mô hình hạn chế tốc độ 30km/h tại toàn bộ khu vực các cổng trường học trên đuiạ bàn.

Thành phố Pleiku lắp biển báo hạn chế tốc độ cho phép tối đa 30 km/h đối với các phương tiện qua khu vực cổng trường học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. (Ảnh: Báo Gia Lai)

Thành phố Pleiku lắp biển báo hạn chế tốc độ cho phép tối đa 30 km/h đối với các phương tiện qua khu vực cổng trường học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. (Ảnh: Báo Gia Lai)

Những kinh nghiệm thành công là những bài học hay để Việt Nam tham khảo, học hỏi nhưng không nên máy móc áp dụng, mà cần dựa trên điều kiện thực tế của từng đô thị, từng địa phương cho phù hợp. Việc kiểm soát tốc độ trước hết chỉ nên áp dụng thí điểm tại một số khu vực trong những khoảng thời gian nhất định và chỉ nhân rộng nếu mô hình phát huy hiệu quả.

Để đảm bảo căn cứ khoa học trong quá trình triển khai, các cơ quan quản lý giao thông cần tiến hành thu thập dữ liệu trước và sau khi triển khai, sau đó xem xét, đánh giá và theo dõi. Việc đưa ra những con số, dữ liệu cụ thể là căn cứ để người dân nắm bắt được tính hiệu quả cụ thể của dự án và cũng là cơ sở để đơn vị thực hiện có những điều chỉnh kịp thời.

Giải pháp hạn chế tốc độ qua các khu vực dân cư, trường học, bệnh viện… không chỉ đơn giản là việc cắm biển báo hạn chế tốc độ, mà cần có những giải pháp đồng bộ, từ cải thiện cơ sở hạ tầng, thiết lập làn đường cho người đi bộ, làm gờ giảm tốc, đèn tín hiệu, phân luồng giao thông… Cùng với đó, cũng cần tăng cường hoạt động giám sát, xử lý vi phạm.   

Song song với đó cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lái xe, người dân và các nhà quản lý, thiết kế về giao thông hiểu được tầm quan trọng của hạn chế tốc độ trong đô thị.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần sự quyết tâm của người đứng đầu các địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc thực hiện mục tiêu giảm số người thương vong vì tai nạn giao thông và nâng cao tính an toàn cho những đối tượng dễ bị tổn thương.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giảm giờ làm, cần giải pháp phù hợp cho từng đối tượng

Giảm giờ làm, cần giải pháp phù hợp cho từng đối tượng

Thu nhập của người dân ngày một tăng cao, mong mỏi được giảm giờ làm việc, tăng thời gian cho gia đình, nghỉ ngơi và vui chơi của người lao động (NLĐ) là hoàn toàn chính đáng và phù hợp xu hướng phát triển chung của thế giới.

Hà Nội sống và yêu: Gói cả mùa hạ trong tách trà sen

Hà Nội sống và yêu: Gói cả mùa hạ trong tách trà sen

Nghệ thuật ướp trà sen không chỉ là một kỹ thuật pha chế đơn thuần mà còn là sáng tạo nghệ thuật ẩn chứa hồn cốt của người làm nghề. Cứ độ sen nở là những người nghệ nhân lại tiếp tục công việc của mình từ tinh mơ sáng.

Khởi nghiệp - Chuyện của người không bình thường

Khởi nghiệp - Chuyện của người không bình thường

Hiện nay nước ta có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất trong khu vực.

Đặc sản “ngõ nhỏ, hẻm sâu” của Hà Nội

Đặc sản “ngõ nhỏ, hẻm sâu” của Hà Nội

Ngõ siêu nhỏ, hẻm sâu với chiều rộng chỉ khoảng 50 - 60cm nhưng lại được biết đến như một “đặc sản”, một nét đẹp riêng biệt, độc đáo chỉ có ở Thủ đô Hà Nội.

Tài xế “méo mặt” vì thiếu điểm dừng đỗ

Tài xế “méo mặt” vì thiếu điểm dừng đỗ

Tại Hà Nội, trong quá trình tham gia giao thông để tìm được chỗ dừng, đỗ xe phù hợp là một việc không hề dễ dàng đối với các tài xế.

Kiểm tra thông tin qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ

Kiểm tra thông tin qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ

Việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.

Chuyển đổi xanh trong giao thông: Chính sách hỗ trợ cần những bước đi cụ thể

Chuyển đổi xanh trong giao thông: Chính sách hỗ trợ cần những bước đi cụ thể

Trong khi các nước, việc chuyển đổi xanh trong giao thông đã được thực hiện cách đây hàng chục năm, thì tại Việt Nam, việc chuyển đổi xanh mới được đặt ra tại Quyết định số 876 năm 2022 của Thủ tướng.