Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Vì sao các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng?

Trọng Nghĩa: Thứ sáu 21/06/2024, 13:07 (GMT+7)

Hiện nay rất nhiều người thay vì chọn vào các công ty, xí nghiệp để làm việc thì lại chọn những công việc thời vụ bên ngoài như chạy xe công nghệ, giao hàng… Điều này khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế bị động, lao đao vì liên tục thiếu hụt nhân công...

Rõ ràng nguồn lao động rất dồi dào vậy vì sao các doanh nghiệp lại khó khăn trong việc tuyển dụng? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? 

Kể từ sau Tết Nguyên đán 2024, thị trường lao động tiếp tục khởi sắc. Với việc nhiều doanh nghiệp đã đã ký được đơn hàng đến hết quý II, thậm chí một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý III/2024 thì các công ty cũng đồng loạt tăng tuyển dụng số lượng lớn người lao động để bổ sung vào số nhân sự đã nghỉ việc hoặc nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động còn gặp một số khó khăn nhất định.

Việc tuyển dụng lao động hiện gặp một số khó khăn. Ảnh: Công lý

Việc tuyển dụng lao động hiện gặp một số khó khăn. Ảnh: Công lý

Thực tế cho thấy, thị trường lao động hiện nhiều người đã dịch chuyển công việc từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức, vì vậy chưa quan tâm đến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Dù đã nghỉ việc làm ở công ty kể từ cuối năm 2023 nhưng anh Trần Thế Sang vẫn không mặn mà đối với công việc tại các nhà xưởng công ty. Thay vào đó anh chọn chạy xe ôm công nghệ vì nhiều lý do, anh chia sẻ: "Chạy xe công nghệ thì bình quân khoảng 7 triệu/tháng, với lại thời gian thì nó cũng thoải mái hơn, nó tự chủ được công việc của mình. Thật ra lúc trước mình cũng làm công ty nhưng mà một thời gian sau mình không làm nữa, chủ yếu là vì mức lương với cũng nhiều vấn đề lắm nên mình không chọn làm cho công ty nữa. Công ty mình làm lúc trước môi trường nó không có thích hợp với mình".

Còn riêng đối với anh Đinh Hoài Ân sự ràng buộc về thời gian tại các công ty, doanh nghiệp đã khiến anh không thật sự thoải mái, vậy nên anh đã lựa chọn việc giao hàng để mưu sinh: "Công việc này mình chạy tự do, thoải mái và một phần cũng vì lợi ích của mình thôi. Lúc trước mình cũng làm công ty, nhưng mà mình cũng nghỉ công ty rồi mình mới ra chạy cái này, mình muốn sự thoải mái tự do với lại không có bị ràng buộc nên mình mới chọn cái này".

Với những ai chạy loại hình dịch vụ xe công nghệ lâu năm thì họ lại cho rằng công việc này chỉ là nghề tạm thời đối với những ai chưa tìm được việc làm. Anh Phạm Thành Can chia sẻ: "Nói chung là họ làm để sống chờ công việc thôi. Chứ cái nghề này chỉ là cái nghề tạm thôi, kím đủ trang trải cho gia đình chứ còn dư thì không có dư đâu".

laodong-1682670471360278376498


Theo thông tin từ Sở LĐTB - XH cho biết theo kết quả khảo sát tại 300 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM, có tới 18,67% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng. Các nguyên nhân chủ yếu: lao động không đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp (chiếm 68,66% tổng số lượt bình chọn); chế độ phúc lợi như tiền lương, tiền thưởng thấp (chiếm 20,9%); điều kiện làm việc như môi trường làm việc, an toàn lao động, chế độ quản lý... (chiếm 5,97%) và các lý do khác (chiếm 4,48%).

Ông Nguyễn Việt Hùng – Chuyên viên nhân sự, tổng công ty may 10 cho biết, trong quý I công ty cần tuyển khoảng 2000 lao động ở nhiều vị trí khác nhau nhưng đến thời điểm hiện tại đơn vị chỉ tuyển được 70% so với nhu cầu.

Theo ông Hùng thì vẫn còn nhiều bạn trẻ thích được việc nhẹ lương cao nhiều hơn: "Thật sự năm 2024 rất khó khăn, so với năm 2023 thì hết quý 1 năm 2024 thì chỉ mới tuyển được 70% so với cùng kỳ, so với các công ty điện tử thì người ta phục hồi và thế hệ Genz bây giờ người ta cũng nói vui là phải việc nhẹ lương cao".

Nhiều doanh nghiệp khó tuyển nhân sự đã đành thế nhưng không ít công ty còn rơi vào cảnh người lao động xin nghỉ việc để được hưởng trợ cấp một lần. Chị Nguyễn Thị Luyện – Trưởng phòng nhân sự công ty may Dintsun cho biết: "Thực tế công ty đang khó khăn là người lao động muốn nghỉ việc để được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần để sang những công ty khác làm việc không hưởng bảo hiểm nên phía công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển dụng".

Ông Nguyễn Văn Sang – Phó Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên cho biết, hiện nhóm ngành may mặc đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng vì nhiều lao động hiện nay có sự so sánh giữa các nhóm ngành với nhau nên khi chế độ đãi ngộ không thực sự hấp dẫn thì khó thu hút được người làm:

"Hiện nay, tuyển công nhân đặc biệt trong ngành may mặc là khó nhất vì lượng lao động cần thì lại không có tay nghề nhưng những người có tay nghề thì họ phân vân rất nhiều cái về thu nhập và vấn đề nơi đi làm khác với chỗ ở của họ và một số thì họ cũng đã bỏ về quê nên rất hiếm trong lĩnh vực nay nên khi chúng ta cần một số lượng lớn công nhân ở ngành nghề này".

Để đảm bảo nguồn lao động trong thời gian tới, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đề ra trong đó có đào tạo việc làm. Cụ thể người lao động được hỗ trợ thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 6 tháng. Mức hỗ trợ được tính theo mức thu học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa (đối với khóa đào tạo đến 3 tháng); không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng (đối với khóa đào tạo trên 3 tháng).

Tuy nhiên nhiều người cũng không mấy mặn mà, ông Hoàng Văn Thắng – Phó giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM cho biết: "Nhiều người rơi vào tình trạng khó khăn khi họ phải bỏ thêm một số tiền để có đi học nên cũng ảnh hưởng, nên nhiều người không mặn mà trong việc học nghề".’

Tuyển người đã khó, tuyển rồi nhân công lại bỏ việc, nhảy việc cũng đang là 1 thách thức. Nhảy việc, bỏ việc là quyền lựa chọn của người lao động. Tuy nhiên, nếu không giải quyết rốt ráo tình trạng này thì sẽ gây ra hệ lụy cho không chỉ người lao động mà cả sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chủ động tìm lời giải cho bài toán ổn định nguồn nhân lực do đó không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, mà của cả chính quyền địa phương.

Ảnh minh họa. Nguồn: VTV

Ảnh minh họa. Nguồn: VTV

Để tránh sự biến động lao động, hạn chế tổn thất về nguồn nhân lực lẫn hiệu quả sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn hơn trong việc quản lý nguồn nhân lực và các chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân người lao động, khi đáp ứng tốt về vật chất lẫn tinh thần thì họ mới yên tâm ‘đặt chân’ vào làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.

Liên quan đến chủ đề này, VOVGT có bài bình luận “Cần lắm ‘tiếng nói chung” giữa người lao động và doanh nghiệp".

Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, một trong những nghịch lý đáng chú ý nhất là tình trạng thất nghiệp tăng cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Thực tế hiện tại cho thấy, một bên là hàng ngàn người lao động thất nghiệp, đang ngồi nhà đếm từng ngày trôi qua.

Mặt khác, chúng ta có những doanh nghiệp đang mở rộng cánh cửa, vẫy gọi lao động với những lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, nhưng lại không tìm thấy bóng dáng của những ứng viên tiềm năng.

Có vẻ như, trong khi nhiều người lao động đang tìm kiếm công việc, thì các doanh nghiệp lại đang tìm kiếm người lao động. Vậy điều gì đã xảy ra? Liệu có phải chúng ta đang chứng kiến một trò chơi trốn tìm, khi người lao động đang ra sức lẩn trốn các doanh nghiệp hay doanh nghiệp chưa thực sự thu hút được người lao động hiện nay?

Vậy, vấn đề nằm ở đâu? Có phải là do sự ‘trật khớp’ giữa kỹ năng của người lao động và yêu cầu của công việc? Hay là do sự thiếu linh hoạt trong việc dịch chuyển giữa các ngành nghề? Hoặc có thể, đây chỉ là một hiện tượng tạm thời, một phản ứng chậm trễ của thị trường sau một cú sốc kinh tế?

Đầu tiên, có thể là do sự không khớp giữa kỹ năng của người lao động và yêu cầu của các vị trí công việc. Trong khi nhiều người lao động có thể sẵn sàng làm việc, họ có thể không có đủ kỹ năng hoặc chứng chỉ cần thiết mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao hoặc trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, nơi mà yêu cầu về kỹ năng thay đổi liên tục.

Ngoài ra yếu tố văn hóa và tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, một số người lao động có thể không muốn chuyển đổi công việc hoặc ngành nghề do sợ hãi không ổn định hoặc do trung thành với ngành nghề hiện tại. Điều này có thể dẫn đến việc họ từ chối những cơ hội việc làm mới, ngay cả khi họ đang thất nghiệp.

Cuối cùng, các chính sách lao động và an sinh xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của người lao động và doanh nghiệp. Một số chính sách có thể không hấp dẫn được người làm việc quay trở lại thị trường lao động hoặc có thể làm cho việc tuyển dụng trở nên phức tạp và tốn kém hơn cho doanh nghiệp.

Để giải quyết nghịch lý này, cần có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa cung và cầu lao động. Điều này có nghĩa là cả người lao động và doanh nghiệp cần phải thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, và cùng nhau tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và bền vững. Chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chính sách lao động, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tuyển dụng và hỗ trợ đào tạo lại kỹ năng cho người lao động.

Doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng và cung cấp cơ hội đào tạo tại chỗ để nâng cao kỹ năng của người lao động. Các tổ chức giáo dục cần cập nhật chương trình đào tạo để phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Nhưng cho đến khi chúng ta tìm ra giải pháp cho nghịch lý này, có lẽ chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến việc người lao động và doanh nghiệp cứ mãi "lướt qua nhau" mà không bao giờ "gặp gỡ".

Nghịch lý lao động, một câu chuyện không hồi kết, một bài toán không lời giải. Hay chăng, đây chỉ là một phần của bức tranh lớn hơn, một thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt và vượt qua trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời cho câu hỏi này.

Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.