Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Ngập úng đô thị: "Lỗi" nào của quy hoạch?

Nguyễn Yên - Ngọc Tuấn: Thứ năm 20/06/2024, 07:15 (GMT+7)

Từ các đô thị vùng cao đến đô thị sát biển, ven sông đều biến thành “sông” khi mưa lớn. Dẫu cho các đô thị đã có quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch nhưng vẫn không thể giải được bài toán ngập úng. Vậy có "lỗi" nào đến từ công tác quy hoạch trước đó còn thiếu sót?

 

Lực lượng cứu hộ cứu nạn đưa một em bé ra khỏi khu vực ngập sâu ở TP Hà Giang sáng 10/6. Ảnh: Tuổi trẻ

Lực lượng cứu hộ cứu nạn đưa một em bé ra khỏi khu vực ngập sâu ở TP Hà Giang sáng 10/6. Ảnh: Tuổi trẻ

Gần đây, các đô thị vùng cao như Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Đà Lạt đến các đô thị ven sông, ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Quốc đều xảy ra ngập lụt. Mà nhiều ý kiến cho rằng, đổ lỗi đường phố ngập do mưa to là không đúng, khi có nơi lượng mưa đo được chỉ có 20 mm trong cả buổi chiều.

Trong khi đó, đối mặt với vấn nạn cứ mưa là ngập, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhưng hầu như chưa đem lại kết quả khả quan. Người dân Thủ đô luôn lo lắng trước những “trận lụt” trong phố mỗi khi mưa lớn:

“Tôi thấy nó thoát thì cũng nhanh nhưng mà nó ngập thì cũng nhanh. Vẫn thấy công nhân họ đi họ hút cống, vẫn chống ngập, mong muốn làm sao thoát nước này, quán mình đỡ bị ngập”.

“Cứ động mưa cái là ngập. Tất nhiên là bên công ty thoát nước là rất cố gắng chứ không phải là không. Tôi đi đường này tôi thấy cứ mưa gió là trực ở điểm cống nhưng vẫn ngập”.

“Đi nhiều khu đường thì nó cũng ngập đến hơn nửa cái lốp xe. Trước em đi đường Hồ Đền Lừ này, đường Tam Trinh nửa lốp xe. Cứ mưa to là ngập thôi, chắc chưa chống ngập hiệu quả nhiều cho lắm”.

Một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội cứ gặp mưa lớn là ngập úng đã được các chuyên gia chỉ ra là do quy hoạch còn thiếu đồng bộ, không theo kịp tốc độ đô thị hóa.

Trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề ngập úng đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh mới đây cũng nêu ra nguyên nhân gây ngập úng hiện nay là do việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch chưa tính toán thật sát với sự phát triển đô thị:

“Trước đây quy hoạch của chúng ta chưa được làm bài bản, trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch của chúng ta chủ yếu làm về quy hoạch phát triển đô thị, các hạ tầng dịch vụ, dân cư nhưng chúng ta chưa tính thật sâu, thật sát đến định hướng lâu dài. Chúng ta phải có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách bài bản, trong đó đề nghị nâng cấp hệ thống thoát nước của các đô thị”.

Theo KTS Ngô Doãn Đức, nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thực tiễn ngập úng tại các đô thị xảy ra ngày càng thường xuyên và kéo dài, đặt ra câu hỏi về những bất cập trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị liên quan đến vấn đề thoát nước, ngập úng đô thị:

“Đô thị thường công bố có quy hoạch nhưng nó có ra sao thì nhiều người không hiểu được, không có căn cứ để giải thích chuyện ngập úng. Nhưng về trực quan có thể đặt câu hỏi: quy hoạch đã toàn diện chưa, chất lượng ra sao. Rõ ràng là từ quy hoạch đến triển khai trực tiếp của chúng ta đều có vấn đề”.

1-2049-1053


KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đánh giá, các đồ án quy hoạch chung đô thị hiện nay trong đó có các đô thị gặp tình trạng ngập úng vừa qua đều tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, trong đó bao gồm việc quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch không đồng bộ hoặc quy hoạch còn chủ quan; công tác dự báo chưa lường hết được biến đổi khí hậu nên thông số thiết kế theo quy hoạch đã không còn phù hợp với tình hình thực tế.

“Quy hoạch thoát nước là một thành phần quan trọng trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được nghiên cứu, tính toán phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên và cấp loại đô thị nên nhìn chung quy hoạch thoát nước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển đô thị. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chất lượng của tư vấn lập quy hoạch, vào quá trình quản lý, vận hành và vấn đề tác động của thời tiết cực đoan, bất thường, biến đổi khí hậu”, KTS Trương Văn Quảng cho biết.

PGS.TS Nguyễn Lâm Quảng, Phó Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và công nghiệp Việt Nam khẳng định, có “lỗi” của quy hoạch trong việc các đô thị loay hoay giải bài toán ngập úng. Cụ thể là lỗi nằm ở quy trình lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng nói chung và đồ án quy hoạch san nền và thoát nước mưa nói riêng:

“Khi thiết kế quy hoạch thì ta áp dụng nhiều công thức, tính toán nhưng độ chuẩn xác không cao nên cần rà soát lại. Thứ 2 là công tác thẩm định và kinh nghiệm, chuyên môn của các kỹ sư thiết kế cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều đồ án chỉ chú trọng quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan nhưng quy hoạch san nền và thoát nước mưa bị xem nhẹ, nhiều người không đủ chuyên môn để thẩm định nội dung này cho họ làm sơ sài, cho có thôi”.

Nhiều phương tiện chết máy do ngập nước. Ảnh: Khắc Chính

Nhiều phương tiện chết máy do ngập nước. Ảnh: Khắc Chính

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngập úng đô thị. Nhưng tiền đề để giải quyết vấn đề này là công tác quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Thực tế hiện nay đòi hỏi cần có lời giải cho bài toán quy hoạch đô thị nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng “cứ mưa lớn là ngập lụt”; bởi “Quy hoạch là “chìa khóa” giải quyết úng ngập”

Có một nghịch lý đang diễn ra, đó là, đô thị càng phát triển thì mức độ ngập úng càng nghiêm trọng. Một đô thị đang là đô thị loại 3,4 nhưng một thời gian sau phát triển lên đô thị loại 2, thì "bỗng nhiên” tình trạng ngập úng cũng gia tăng; còn có những đô thị cũ trước đây không ngập thì nay lại xảy ra ngập úng; có đô thị trước chỉ ngập ở mức độ nhẹ thì nay ngập nặng hơn.

Ngập úng đô thị ngày càng có xu hướng gia tăng cả về mặt không gian lẫn thời gian; và lo ngại về mức độ úng ngập đô thị ngày càng trở nên nghiêm trọng là có cơ sở; nếu không có những giải pháp phù hợp.

Để tìm lời giải cho vấn đề này, trước tiên cần xem xét mối liên quan giữa các đồ án quy hoạch với vấn đề thoát nước đô thị. Bởi bất cập trong các đồ án này đã được chỉ ra là phương án phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan chưa có sự thống nhất, đồng bộ với phương án thoát nước chống ngập úng, lụt đô thị. Vì thế, yêu cầu trước tiên là cần nâng cao chất lượng tổ chức lập quy hoạch đô thị trong đó nội dung về cao độ nền và thoát nước cần được chú trọng bao gồm cả việc thực hiện quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt.

Theo đó, nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt, cần được chú trọng tới các nhóm yếu tố ảnh hưởng để xem xét, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc biệt, cần sớm triển khai đồ án Quy hoạch (chuyên ngành) cao độ nền và thoát nước mặt sau khi quy hoạch chung xây dựng thành phố được phê duyệt. Đây cũng là cơ sở để rà soát, đánh giá, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước nhằm chống ngập úng đô thị.

Ngoài ra, các đồ án quy hoạch đô thị hiện nay được thực hiện dựa trên nhiều số liệu, tư liệu về điều kiện tự nhiên, những số liệu điều tra khảo sát thực địa, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, cần có thêm cơ sở dữ liệu chính xác, cập nhật; có các nghiên cứu khoa học nghiêm túc để rà soát lại theo điều kiện hiện tại và dự báo cho tương lai để đảm bảo chất lượng đồ án quy hoạch. Việc thẩm định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cũng cần được chú trọng hơn với đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực, chuyên môn và trách nhiệm cao.

Tiếp theo là khâu tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch đã được phê duyệt. Ở giai đoạn này, cần xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý thực hiện quy hoạch đồng bộ hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạ tầng cao độ nền và thoát nước của đô thị cũng như quản lý, kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện các dự án trong khu vực đô thị theo các giai đoạn quy hoạch đã được phê duyệt.

Theo mục tiêu phát triển bền vững đô thị Việt Nam tầm nhìn đến năm 2045, số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị và đến năm 2030 là khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Với tốc độ phát triển đô thị như hiện nay và sắp tới, nếu những “lỗi” trong quy hoạch như vừa nêu không được sửa kịp thời thì những hậu quả từ ngập úng đô thị đến đời sống và hạ tầng đô thị sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và gần như không thể khắc phục.

Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị. Nên ngay từ bây giờ, rất cần có một quy hoạch tổng thể hệ thống tiêu thoát nước khoa học, phù hợp với sự phát triển đô thị. Hệ thống tiêu thoát nước phải gắn với tầm nhìn phát triển đô thị cùng những giải pháp cụ thể để giải quyết các bật cập hiện nay liên quan đến các đồ án quy hoạch đô thị.

Chỉ khi làm được điều đó thì chúng ta mới có những đô thị hiện đại, văn minh và không úng ngập.

Nguyễn Yên - Ngọc Tuấn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Sau hơn 30 ngày, 5 tổ công tác đặc biệt của Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) đã linh hoạt triển khai nhiệm vụ vào các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường huyết mạch của của nội đô.

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Tình trạng ùn tắc, bụi bẩn và tiềm ẩn mất nguy cơ gây ATGT trong thời gian qua đã được Kênh VOV Giao thông phản ánh nhiều lần thế nhưng vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến việc di chuyển qua nút giao này như một cực hình…

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Khi nhắc tới vẻ đẹp bốn mùa Hà Nội rất ít người liên tưởng tới mùa Hè. Nhưng kỳ thực, mùa Hè Hà Nội cũng thật đẹp. Bạn có bao giờ tự hỏi những sắc màu mùa hè đã tô điểm cho thành phố và con người Hà Nội thế nào…?

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Sẽ không quá lời nếu nói tình trạng xe máy di chuyển lên Vành đai 2 trên cao tại thủ đô Hà Nội là vấn đề nhức nhối, bởi ngoài việc VOV Giao thông liên tiếp nhận phản ánh của thính giả, mức độ vi phạm còn có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng.

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Sáng ngày 21/6, Lễ khai mạc Giải đua xe ô tô địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 đã chính thức diễn ra tại Nghinh Lương Đình, TP Huế.

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

Mới đây, TP.HCM liên tiếp ghi nhận 9 ca bệnh sởi, hầu hết chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Đây cũng chính là điểm lo ngại mà nhiều chuyên gia đã cảnh báo ở những mùa dịch trước đó.

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Từ năm 2023 đến nay, Bangkok (Thái Lan) bùng nổ du lịch, là thành phố số 1 thế giới về điểm đến, doanh thu đạt tới 15 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, toàn bộ hệ thống giao thông Bangkok ưu tiên tuyệt đối cho bộ hành và giao thông công cộng, thứ mà 23 triệu khách quốc tế đến đây đều phụ thuộc.