Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tiếp tục gỡ khó cho cát

Thanh Phê: Thứ tư 19/06/2024, 13:49 (GMT+7)

Theo tính toán của Bộ GTVT, đến cuối tháng 5/2024, khối lượng vật liệu cát đắp phục vụ thi công các tuyến đường bộ cao tốc khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ vẫn còn 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung. Vì vậy nhanh chóng tìm ra loại vật liệu thay thế cho cát sông là cần thiết nhất lúc này...

Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, với chiều dài đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 36,9Km. Với nhu cầu khoảng 6 triệu m3, dự án thành phần 3 đã được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác 01 mỏ tại xã Bình Thủy, huyện Châu Phú và xã Bình Thạnh Đông, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang với trữ lượng khai thác khoảng 2,6 triệu m3, công suất theo hồ sơ là 3.750 m3/ngày. Tuy nhiên đến nay chưa thể khai thác theo công suất.

Thượng tá Dương Đình Tuấn, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn 10, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết: Quyết định tiến độ dự án này là cát, hiện nay gói thầu trục ngang, gói thầu số 1 của nhà thầu trường sơn đã cấp mỏ cát ở An Giang với trữ lượng 2,6 triệu m3, coi như đủ cho gói thầu số 1. Bắt đầu từ 1/5 là khai thác được, Có nội dung vướng là hiện nay trên xác nhận của UBND tỉnh An Giang, ĐTM không chế công suất 3.750 m3/ngày, còn nếu theo tiến độ dự án mình hiện nay thì phải cần 8.000m3/ngày, mới đạt được tiến độ dự án theo đúng tiến độ dự án của tỉnh, như vậy vấn đề cát hiện nay bị khống chế công suất, cho nên nguy cơ trễ tiến độ dự án là nguy cơ cao.

Khó khăn là vậy, tuy nhiên vì nhiều lý do đặc biệt là quan ngại về vấn đề sạt lở nên nhiều địa phương có mỏ vật liệu cát vẫn còn khá e dè. Đơn cử như tại Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh không tăng công suất khai thác mỏ cát phục vụ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau để tránh gây sạt lở bờ sông.

Có 5 nhà thầu nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nâng công suất khai thác cát đối với 5 mỏ cát trên sông Tiền. Qua cuộc họp mới đây các đơn vị, địa phương không thống nhất việc tăng công suất đối với ba mỏ cát thuộc các xã Tân Mỹ, Tân Khánh Trung của huyện Lấp Vò. Hai mỏ cát còn lại thuộc xã Phú Thuận B và thị trấn Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự có thể cho phép tăng công suất khai thác nếu nhà thầu cập nhật số liệu báo cáo và bổ sung mô hình thủy lực.

Để giải phóng tình trạng "đói" cát cho hàng loạt dự án cao tốc lâu nay, phương án sử dụng cát biển cũng được tính đến. Trước đó, cát biển cũng được thử nghiệm, đánh giá kết quả làm cơ sở đưa vào thực hiện đại trà.

Mới đây, GS Nguyễn Ngọc Trân đã có bài phản ánh bày tỏ quan ngại: "Trong bối cảnh thiếu cát sông để làm đường cao tốc ở ĐBSCL, dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế là có điều kiện mà khi chưa đáp ứng thì chỉ đạo triển khai đại trà là một sự liều lĩnh, đánh cược với môi trường cần được giải trình". Đặc biệt, GS Trân đã dẫn chứng việc mới đây, nông dân ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, Hậu Giang bức xúc khiếu nại khi liên tiếp 2 vụ lúa gần nhất, nhiều diện tích lúa của người dân nằm cạnh công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang bơm cát san nền bị thiệt hại vì nhiễm mặn.

Sau phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ GT-VT và các cơ quan có liên quan xem xét phản ánh của GS Nguyễn Ngọc Trân, làm rõ nguyên nhân gây thiệt hại và giải pháp xử lý, trả lời đầy đủ cho giáo sư trước ngày 20.6.

Liên quan đến vấn đề thiệt hại lúa ở địa phương, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang cho biết: Qua chỗ người dân bị ảnh hưởng lúa chết, trong khi chờ các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân trong thời điểm này chỗ UBND huyện, đặc biệt chỗ đơn vị thi công Binh đoàn Trường Sơn cũng có phối hợp với UBND huyện, UBND xã mấy anh cũng đi khảo sát thực tế và đặc biệt là cũng thống nhất hỗ trợ trước mắt cho người dân, để người dân có vốn tái sản xuất. Còn nguyên nhân sau này chỗ đơn vị thi công, sẽ báo cáo Ban Mỹ Thuận, UBND huyện, UBND tỉnh để có hướng giải quyết tiếp theo, qua được hỗ trợ người dân đồng tình, vui mừng vì thấy được sự quan tâm của đơn vị thi công, địa phương.

Xác định tầm quan trọng của dự án giao thông trọng điểm Quốc gia, Hậu Giang đã quyết liệt triển khai thực hiện cao tốc và luôn đồng hành cùng các chủ đầu tư, người lao động thi công trên công trường. (Ảnh: Thanh Phê)

Xác định tầm quan trọng của dự án giao thông trọng điểm Quốc gia, Hậu Giang đã quyết liệt triển khai thực hiện cao tốc và luôn đồng hành cùng các chủ đầu tư, người lao động thi công trên công trường. (Ảnh: Thanh Phê)

Trong khi chờ kết quả chính thức từ các bộ, ngành mới đây, Bộ GT-VT đã phát đi thông báo khẳng định, các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 nói chung và đoạn Cần Thơ - Cà Mau nói riêng đều sử dụng cát sông từ An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cấp cho dự án theo cơ chế đặc thù. Quá trình khai thác, vận chuyển để đưa cát về thi công công trình được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi nhiều cơ quan, đơn vị. 

Hậu Giang hiện có 2 dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh, theo ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, hiện các dự án, gói thầu về cao tốc qua địa bàn tỉnh đang được triển khai thực hiện rất tích cực. Ông Đồng Văn Thanh, thông tin: Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chúng tôi cũng phối hợp với các tỉnh thành bạn để khai thác lượng cát để đủ phục vụ, bước đầu chúng ta có chậm cũng do vấn đề quy trình rồi thiếu cát cục bộ ở một số nơi cho nên có chậm hơn tiến độ, nhưng thời gian từ đây sắp tới thì tiến độ chắc chắn sẽ nhanh hơn đặc biệt tháng 6 này đã khai thác được mỏ cát của Sóc Trăng thì đủ lượng cát để phục vụ cho quá trình thi công theo tiến độ, thứ hai chỗ Bến Tre và Tiền Giang vừa qua Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các đơn vị này lập các thủ tục và cũng sẽ có lượng cát để phục vụ các tuyến đường cao tốc, cho nên vấn đề khang hiếm vật liệu cát thì chúng ta yên tâm, chỉ còn cái là chúng ta phối hợp để triển khai nhanh thôi.

Về vấn đề cát biển, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, đến nay, những khó khăn, vướng mắc về khai thác cát biển để làm vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án cơ bản đã được tháo gỡ. Hiện tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt để thành lập hội đồng xét duyệt hồ sơ của các nhà thầu thi công để sau đó cấp bản xác nhận cho nhà thầu để xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường để được cấp quyền khai thác cát biển phục vụ các dự án…

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu, cho biết: Hiện nay có 2 tỉnh đăng ký trữ lượng với Sóc Trăng và 3 đơn vị đăng ký trữ lượng cụ thể Hậu Giang đăng kỹ trữ lượng với Sóc Trăng là 2 triệu m3, thành phố Cần Thơ đang ký 4,7 triệu m3, Tập đoàn đèo cả đăng ký 4,32 triệu m3, Ban quản lý dự án 85 đăng ký 5,37 triệu m3, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đăng ký 6 triệu m3, hiện nay Sóc Trăng đang chỉ đạo quyết liệt đã thành lập hội đồng xét duyệt hồ sơ nhà thầu thi công, hiện nay xét duyệt được 2 hồ sơ nhà thầu để giao khu mỏ ngoài biển là khu v1, sau khi nhà thầu hoàn thành các hồ sơ thủ tục dự kiến tuần sau tỉnh sẽ cấp bản xác nhận để nhà thầu xin ý kiến của Bộ TN&MT cấp quyền ở ngoài vùng biển 6 hải lý.

Phát biểu tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao với tư tưởng tấn công, tinh thần "tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả": Tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", tất cả vì sự phát triển, hùng cường, thịnh vượng của đất nước, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, đặc biệt rà soát việc thông thầu, bán thầu xử lý nghiêm việc chạy thầu, bán thầu, tiếp tục xử lý các tiêu cực trong mua bán nguyên vật liệu cát sỏi ĐBSCL, vừa qua xử lý rồi tiếp tục mở rộng để xử lý…

Ngoài ra, về thi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công, với các dự án chậm tiến độ cần chỉ đạo các nhà thầu bổ sung nhân, vật lực để triển khai thi công bù tiến độ.

Thời tiết nắng nóng gay gắt, nhưng anh em công nhân vẫn nỗ lực bám công trường, đẩy nhanh tiến độ dự án. (Ảnh: Thanh Phê)

Thời tiết nắng nóng gay gắt, nhưng anh em công nhân vẫn nỗ lực bám công trường, đẩy nhanh tiến độ dự án. (Ảnh: Thanh Phê)

Nguồn cung cát vẫn còn thiếu và công suất khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu thi công cho nhà thầu là rào cản lớn nhất hiện nay khiến các dự án cao tốc có nguy cơ chậm tiến độ. 

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm thi công "3 ca, 4 kíp", đến nay, cả nước đã có hơn 2.000km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác. Riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổng chiều dài đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác lên tới hơn 800km, mang đến cơ hội phát triển lớn cho các địa phương có cao tốc đi qua. Thực tế thời gian qua cho thấy, các tuyến cao tốc được đưa vào khai thác đang tạo ra giá trị lớn cho kinh tế xã hội địa phương.

trước tính trạng thiếu cát phục vụ cho các dự án cao tốc, nhiều giải pháp từ trung ương đến địa phương đã được đưa ra để gỡ khó, thúc đẩy tiến độ các dự án. Tuy nhiên, dù khai thác cát sông hay cát biển cũng cần phải đánh giá tác động để quá trình thực hiện khai thác tài nguyên phù hợp với điều kiện tự nhiên. Nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người dân; riêng đối với người dân cần ủng hộ để tránh ảnh hưởng đến công trình trọng điểm của quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Về sử dụng cát biển để thi công thí điểm mở rộng, hiện nay, Ban QLDA Mỹ Thuận, các nhà thầu đang làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng để hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác để thi công các đoạn tuyến tại các khu vực có điều kiện môi trường tương đồng với khu vực đã thí điểm và dự kiến cuối tháng 6/2024 mới có thể bắt đầu khai thác. Đây là tính hiệu mừng, nhằm phần nào giải phóng tình trạng "đói" cát cho hàng loạt dự án cao tốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cần nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp hạn chế hệ luỵ của việc sử dụng cát biển làm vật liệu thi công đường cao tốc, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Đặc biệt cần sớm ban hành quy định để quản lý cát biển, minh bạch nguồn cát biển đảm bảo "truy xuất nguồn gốc ", công khai công trình nào sử dụng cát biển để người dân cùng giám sát với chính quyền, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường…

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Thấy gì sau 1 tháng CSGT Hà Nội triển khai 5 tổ công tác đặc biệt?

Sau hơn 30 ngày, 5 tổ công tác đặc biệt của Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) đã linh hoạt triển khai nhiệm vụ vào các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường huyết mạch của của nội đô.

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Nút giao Kim Đồng – Giải Phóng: Căng mình phân làn vẫn không hết ùn tắc

Tình trạng ùn tắc, bụi bẩn và tiềm ẩn mất nguy cơ gây ATGT trong thời gian qua đã được Kênh VOV Giao thông phản ánh nhiều lần thế nhưng vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến việc di chuyển qua nút giao này như một cực hình…

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Hà Nội sống và yêu: Mùa hè, dấu ấn khó phai

Khi nhắc tới vẻ đẹp bốn mùa Hà Nội rất ít người liên tưởng tới mùa Hè. Nhưng kỳ thực, mùa Hè Hà Nội cũng thật đẹp. Bạn có bao giờ tự hỏi những sắc màu mùa hè đã tô điểm cho thành phố và con người Hà Nội thế nào…?

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Nhức nhối tình trạng xe máy, xe ba gác ở Vành đai 2 trên cao

Sẽ không quá lời nếu nói tình trạng xe máy di chuyển lên Vành đai 2 trên cao tại thủ đô Hà Nội là vấn đề nhức nhối, bởi ngoài việc VOV Giao thông liên tiếp nhận phản ánh của thính giả, mức độ vi phạm còn có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng.

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024 chính thức khởi tranh

Sáng ngày 21/6, Lễ khai mạc Giải đua xe ô tô địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 đã chính thức diễn ra tại Nghinh Lương Đình, TP Huế.

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

TP.HCM chủ động các kịch bản đối phó với dịch sởi

Mới đây, TP.HCM liên tiếp ghi nhận 9 ca bệnh sởi, hầu hết chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Đây cũng chính là điểm lo ngại mà nhiều chuyên gia đã cảnh báo ở những mùa dịch trước đó.

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Bangkok có “bí mật tỷ đô” mà Hà Nội lãng quên (Kỳ 1): Ưu tiên cao độ bộ hành, giao thông công cộng

Từ năm 2023 đến nay, Bangkok (Thái Lan) bùng nổ du lịch, là thành phố số 1 thế giới về điểm đến, doanh thu đạt tới 15 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, toàn bộ hệ thống giao thông Bangkok ưu tiên tuyệt đối cho bộ hành và giao thông công cộng, thứ mà 23 triệu khách quốc tế đến đây đều phụ thuộc.