600km cao tốc đầu tiên và câu chuyện vừa làm vừa mò mẫm
Dịp 30/4 tới, sẽ có thêm 5 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đưa vào khai thác, và dự kiến đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có 3.000km cao tốc.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, việc bỏ các chỉ tiêu này chính là nhìn thẳng vào tính hai mặt của con số, để từ đó, định vị lại mình trên hành trình kéo giảm TNGT, từ đó xác định lộ trình và cách đi sao cho hiệu quả.
Về lý thuyết, nếu phấn đấu mà không có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, thì sự cố gắng dễ dừng lại ở tinh thần. Những nỗ lực và kết quả có thể chỉ được đánh giá bằng cảm tính. Tâm lý thả lỏng và sức ỳ có thời cơ xuất hiện.
Đó là nguy cơ tiềm ẩn cho việc duy trì bền vững thành quả đảm bảo TTATGT.
Nhất là, khi Chính phủ đã xác định mục tiêu đầy tham vọng: giảm 50% thương vong do TNGT từ nay đến 2030, hướng tới tầm nhìn không thương vong vào năm 2045.
Nhưng nếu duy trì các con số cứng rắn, đều đặn mỗi năm giảm từ 5-10% TNGT, cũng là một cách làm có phần duy ý chí. Bởi tình hình TNGT ở từng địa phương là khác nhau. Nguồn lực và các điều kiện để kéo giảm TNGT cũng khác nhau ở từng nơi, trong từng khoảng thời gian, và phụ thuộc vào nhiều biến cố, chịu chi phối của cả các yếu tố khách quan.
Hơn nữa, trên bình diện cả nước, sau nhiều năm duy trì tốt đà giảm sâu TNGT, thì mục tiêu giảm 5% đã và đang trở thành một thách thức chung, được Ủy ban ATGTQG nhận diện. Không phải bởi chúng ta không cố gắng, hoặc cố gắng ít hơn, mà bởi các giải pháp đã tới hạn, và cần có thời gian để tạo ra chuyển biến về chiều sâu, để các chính sách dần “ngấm” vào từng lĩnh vực.
Trong bối cảnh đó, nếu tiếp tục duy trì các con số giảm và giảm, sẽ là áp lực không chỉ riêng cho địa phương, mà cho cả trung ương. Mục tiêu giảm TNGT gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, lại càng áp lực hơn. Cách duy nhất – bất đắc dĩ để giải tỏa áp lực này, là làm cho… đạt chỉ tiêu trên con số.
Kết quả báo cáo lại về TNGT của 50 địa phương, với con số sau cao hơn con số trước từ 50-100% đã phần nào cho thấy điều này. Báo cáo TNGT 9 tháng năm 2023 với các 3 chỉ tiêu TNGT vẫn giảm trong khi diễn biến thực tế rất nhiều vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra, một lần nữa bộc lộ sự thiếu tin cậy của con số.
Muốn giảm bền vững TNGT và đạt được các mục tiêu nhân văn đã hoạch định, không cách nào khác, phải bằng chính sách đúng và trúng, bắt đầu từ dữ liệu thống kê TNGT phải sạch, chuẩn xác và cập nhật thường xuyên.
Muốn chuẩn hóa dữ liệu thống kê TNGT, thì ngoài điều kiện cần là công cụ và phương pháp, thì điều kiện đủ là người báo cáo phải trên tinh thần khách quan khoa học, không chịu sự can thiệp của bất cứ áp lực nào.
Việc bỏ chi tiêu giảm TNGT hàng năm để hướng tới việc làm sạch dữ liệu, nhằm nắm bắt chính xác thực trạng TNGT, là một bước thay đổi quan trọng về tư duy, hướng tới cách làm thực chất.
Hiệu quả của chính sách phải được thể hiện bằng chuyển biến thực chất. Nỗ lực hay quyết tâm, đều phải dựa trên thực tế, là cái đang diễn ra ngoài đường và trong các khoa cấp cứu TNGT ở bệnh viện, chứ không phải trên con số. Các tính toán về tốc độ, về nguồn lực, về cách đi để đạt mục tiêu sẽ trật hoàn toàn, nếu ta mới vừa qua vạch xuất phát mà cứ ngỡ rằng mình đang chạy nước rút, hoặc cán đích đến nơi.
Bỏ chỉ tiêu giảm TNGT với các địa phương, ngoài việc trả báo cáo về con số thực, cái được còn là giảm áp lực, sự lúng túng cho các địa phương, trao cho họ sự tin tưởng và chủ động cần có.
Song như đã đề cập, trước một mục tiêu đầy tham vọng về TTATGT, đòi hỏi mỗi địa phương và các ngành đều phải cố gắng cao hơn mức tự giác. Do đó, cùng với việc bỏ chỉ tiêu này, cũng cần có biện pháp theo dõi sự chuyển biến tình hình TNGT ở từng nơi, bóc tách nguyên nhân để đo được mức độ cố gắng, mức độ ưu tiên của địa phương cho nhiệm vụ đảm bảo TTATGT.
Cần xác định các lĩnh vực, các địa phương có dư địa giảm sâu TNGT để đặt trọng tâm giải pháp trong từng giai đoạn. Song song với đó, tiếp tục gia cố vững chắc các trụ cột khác của ATGT.
Các con số đều có 2 mặt. Nếu nhìn ở mặt ngược lại, bỏ chỉ tiêu định mức giảm TNGT, thoạt trông, có thể giống như một bước lùi. Nhưng thực chất, không phải lùi, mà đây là bước chững lại cần thiết để định vị lại, nếu muốn tiến xa trên hành trình giảm thương vong do TNGT. Bởi nếu chỉ nhìn một chiều, bám vào con số ở ngọn, có thể ta sẽ giậm chân rất mạnh mà vẫn đứng yên./.
Dịp 30/4 tới, sẽ có thêm 5 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đưa vào khai thác, và dự kiến đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có 3.000km cao tốc.
Sau nhiều tháng luyện tập, đúng 20 giờ ngày 18/4, 13.000 người thuộc 66 khối diễu binh, diễu hành đã triển khai đội hình trên đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM. Sự kiện hùng tráng này diễn ra sau hai đợt tổng duyệt tại sân bay Biên Hòa, khiến đông đảo người dân xúc động khi chứng kiến.
Sáng nay (19/4) hàng loạt công trình giao thông trọng điểm trên cả nước sẽ đồng loạt khởi công, thông xe, chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, riêng cao tốc Bắc Nam có 5 dự án thành phần sẽ thông xe, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thuận lợi.
Hà Nội sẽ lấy ý kiến Nhân dân, thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giám sát thủ tục hành chính trên Nền tảng Công dân Thủ đô số; tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030.
Ngày hôm nay 19/4 sẽ là 1 ngày rất đặc biệt với ngành giao thông nói chung và nhiều địa phương nói riêng khi sẽ có đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia được tổ chức khởi công/khánh thành nhằm kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một nhu cầu rất cơ bản và thiết yếu của người dân Thủ đô khi sinh hoạt cộng đồng, tập thể dục, vui chơi tại công viên đó là đi vệ sinh, lại đang trở thành nỗi ám ảnh trong nhiều năm qua.
Cùng với việc đưa vào khai thác Nhà ga hành khách T3 (sân bay Tân Sơn Nhất), Bộ Công an đã triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay tại Nhà ga T3.